Bằng cách nhấp vào Đăng nhập, bạn đồng ý Chính sách bảo mật và Điều khoản sử dụng của chúng tôi. Nếu đây không phải máy tính của bạn, để đảm bảo an toàn, hãy sử dụng Cửa sổ riêng tư (Tab ẩn danh) để đăng nhập (New Private Window / New Incognito Window).
Về nguồn gốc, thuật ngữ “độc quyền” - "monopoly" bắt nguồn từ tiếng Hy Lạp cổ đại. Monos (nghĩa là duy nhất) và Polein (nghĩa là bán). Có thể hiểu theo một cách đơn giản, "độc quyền" đề cập đến bất kỳ cá nhân hoặc doanh nghiệp nào là người bán duy nhất trên thị trường.
Thị trường độc quyền (Monopoly) là một cấu trúc thị trường được đặc trưng bởi một người bán duy nhất, bán một sản phẩm duy nhất trên thị trường và có nhiều người mua. Trong thị trường này, người bán không phải đối mặt với sự cạnh tranh, bởi họ chính là người bán duy nhất, bán sản phẩm duy nhất không có sản phẩm thay thế và không có đối thủ cạnh tranh. Có thể nói, một thị trường độc quyền là thị trường không cạnh tranh. Đây được xem là một trong những dạng sản xuất thất bại của thị trường, trường hợp cực đoan của thị trường hàng hóa do thiếu tính cạnh tranh.
Tuy nhiên, tại nhiều quốc gia hiện nay, độc quyền vẫn còn tồn tại ở một số ngành nhất định và một mức độ nhất định. Bởi nó là yếu tố đảm bảo cho cạnh tranh phát triển và duy trì được hiệu quả kinh tế của toàn xã hội.
Độc quyền được phân loại theo các yếu tố: đặc điểm, mức độ độc quyền, nguyên nhân dẫn đến độc quyền và cấu trúc của độc quyền... Hãy cùng tìm hiểu về những khái niệm này dưới đây.
Các mức độ của độc quyền
- Độc quyền hoàn toàn
Khác với thị trường cạnh tranh hoàn toàn có nhiều người bán, thị trường độc quyền hoàn toàn chỉ có duy nhất một người bán. Họ sản xuất ra một loại sản phẩm hoặc cung cấp một loại dịch vụ riêng biệt, không có sản phẩm khác thay thế tốt cho sản phẩm này. Sự khác nhau cơ bản giữa cạnh tranh hoàn toàn và độc quyền bán hoàn toàn nằm ở phía đường cầu. Doanh nghiệp cạnh tranh hoàn toàn là người chấp nhận giá và có thể bán hết sản lượng của mình ở mức giá chấp nhận đó.
Mức giá này được xác định bởi cung cầu của thị trường và đường cầu doanh nghiệp nằm ngang. Vì thế, đường cầu doanh nghiệp cũng chính là đường doanh thu biên và doanh thu trung bình. Đối với doanh nghiệp độc quyền bán hoàn toàn, do là người bán duy nhất trên thị trường nên đường cầu doanh nghiệp cũng chính là đường cầu thị trường, là đường cầu dốc xuống về phía phải.
- Độc quyền nhóm
Thị trường độc quyền nhóm là cấu trúc thị trường trong đó một số doanh nghiệp chi phối cả thị trường về hàng hóa và dịch vụ. Vì tổng lượng hàng hóa và dịch vụ trên thị trường đều do một vài nhà độc quyền cung cấp quyết định cho nên khi một doanh nghiệp điều chỉnh lượng cung cũng sẽ ảnh hưởng đến tổng cung thị trường. Hay nói cách khác, các doanh nghiệp phụ thuộc lẫn nhau và mỗi doanh nghiệp đều phải cân nhắc các phản ứng có thể xảy ra của các đối thủ về quyết định sản lượng và giá bán.
Đặc điểm của thị trường độc quyền
- Một thị trường độc quyền được điều tiết chi phối bởi một nhà cung cấp duy nhất.
Đây là rào cản cung cấp ra thị trường đối với các nhà cung cấp khác. Giấy phép được cấp từ chính phủ, bằng sáng chế bản quyền hay quyền sở hữu tài nguyên, chi phí đầu tư đều rất lớn… chính là một số rào cản gia nhập thị trường độc quyền. Khi một nhà cung cấp kiểm soát việc cung cấp và sản xuất một sản phẩm hoặc dịch vụ nhất định, các công ty khác khó có thể tham gia vào thị trường độc quyền.
- Tối đa hóa lợi nhuận
Trong thị trường độc quyền, công ty độc quyền tối đa hóa mọi lợi nhuận. Họ có thể đặt giá cao hơn mức giá bình thường mà họ có thể có trong một thị trường cạnh tranh để kiếm được lợi nhuận cao hơn. Do không có cạnh tranh nên mức giá do công ty độc quyền ấn định sẽ là giá thị trường.
- Sản phẩm không độc đáo
Hàng hóa hoặc dịch vụ do doanh nghiệp nào đó cung cấp là duy nhất. Không có sản phẩm thay thế có sẵn trên thị trường.
Nguyên nhân xuất hiện độc quyền
Độc quyền có thể xuất hiện do nhiều nguyên nhân khác nhau, chủ yếu là:
- Kết quả của một quá trình cạnh tranh
Quá trình cạnh tranh khiến các doanh nghiệp nào hoạt động kém hiệu quả, có những quyết định kinh doanh đi sai đường sẽ bị những doanh nghiệp kinh doanh khác làm ăn hiệu quả hơn chiếm lĩnh phần lớn thị phần và rốt cuộc sẽ bị đào thải ra khỏi cuộc chơi kinh doanh.
Trong trường hợp xấu nhất, nếu tất cả các doanh nghiệp trong một mảng kinh doanh đều bị một doanh nghiệp duy nhất đánh bại thì cuối cùng, cạnh tranh tự do sẽ để lại một doanh nghiệp mạnh nhất trên thương trường và doanh nghiệp đó tất yếu sẽ có được vị thế độc quyền.
- Do được nhượng quyền khai thác thị trường từ chính phủ
Nhiều nhãn hàng trở thành độc quyền là nhờ được hưởng chính sách nhượng quyền khai thác từ chính phủ ở một thị trường nào đó, ví dụ chính quyền địa phương cho phép một công ty duy nhất cung cấp điện hay nước sạch trên địa bàn của địa phương mình.
Ngoài ra, một số ngành kinh tế chủ đạo của quốc gia, chính phủ thường tạo điều kiện cho nó một cơ chế có thể tồn tại mạnh nhất dưới dạng độc quyền nhà nước. Có lẽ không một ai có thể phản đối rằng, quốc phòng hay ngành công nghiệp sản xuất vũ khí nên do chính phủ trực tiếp nẵm giữ, vì nó liên quan đến an ninh lâu dài của đất nước.
- Do chế độ bản quyền đối với sáng chế, phát minh và sở hữu trí tuệ
Chế độ bản quyền là cơ chế bảo vệ quyền lợi hiệu quả những phát minh, sáng chế để khuyến khích những nhà sáng tạo đầu tư nhiều hơn công sức, thời gian và tiền bạc của mình vào hoạt động nghiên cứu phát triển và thực hiện, góp phần nâng cao hơn nữa năng suất lao động và đời sống tinh thần cho toàn thể xã hội.
- Do sở hữu được một nguồn lực đặc biệt
Việc nắm giữ được một nguồn lực hay một khả năng đặc biệt nào đó cũng sẽ giúp người sở hữu có được vị thế độc quyền trên thị trường. Chẳng hạn, vì những mỏ kim cương lớn nhất thế giới tập trung tại Nam Phi nên quốc gia này đã có một lợi thế gần như độc quyền về khai thác và bán kim cương mà các quốc gia khác không thể có.
- Do có khả năng giảm giá thành khi mở rộng sản xuất
Do tính chất đặc biệt của ngành có lợi tức tăng dần theo qui mô đã khiến việc có nhiều hàng cùng cung cấp một dịch vụ trở nên không hiệu quả và hãng nào đã có mặt trong thị trường từ trước thì có thể liên tục giảm giá khi mở rộng sản xuất, biến đó thành một hàng rào hữu hiệu ngăn cản sự xâm nhập thị trường của những hãng mới. Trường hợp này còn được gọi là độc quyền tự nhiên.
Tham gia Cộng đồng Lazi trên các mạng xã hội | |
Fanpage: | https://www.fb.com/lazi.vn |
Group: | https://www.fb.com/groups/lazi.vn |
Kênh FB: | https://m.me/j/AbY8WMG2VhCvgIcB |
LaziGo: | https://go.lazi.vn/join/lazigo |
Discord: | https://discord.gg/4vkBe6wJuU |
Youtube: | https://www.youtube.com/@lazi-vn |
Tiktok: | https://www.tiktok.com/@lazi.vn |
Hôm nay bạn thế nào? Hãy nhấp vào một lựa chọn, nếu may mắn bạn sẽ được tặng 50.000 xu từ Lazi
Vui | Buồn | Bình thường |