Bài tập  /  Bài đang cần trả lời

Cảm nhận của anh chị về vẻ đẹp sông Hương trong đoạn trích trên. Từ đó nhận xét cách nhìn mang tính phát hiện về dòng sông của nhà văn Hoàng Phủ Ngọc Tường

Cảm nhận của anh chị về vẻ đẹp sông Hương trong đoạn trích trên. Từ đó nhận xét cách nhìn mang tính phát hiện về dòng sông của nhà văn Hoàng Phủ Ngọc Tường
1 trả lời
Hỏi chi tiết
715
0
0
Trâm Nguyễn
05/04/2023 12:49:04
+4đ tặng
Hoàng Phủ Ngọc Tường là một trong số những nhà văn xuất sắc của nền văn học Việt Nam hiện đại. Ông là nhà văn có phong cách sáng tác độc đáo và đặc biệt sở trường về thể văn bút kí, tùy bút. Kí của ông có một diện mạo riêng – vừa giàu chất trí tuệ, vừa giàu chất thơ, vừa phong phú về phương diện tri thức văn hóa lịch sử. Chính vì vậy, các bài kí của Hoàng Phủ Ngọc Tường đã đóng góp rất nhiều cho văn xuôi hiện đại Việt Nam. Đặc biệt với bút kí “Ai đã đặt tên cho dòng sông?”, Hoàng Phủ Ngọc Tường đã có cách nhìn độc đáo mang tính phát hiện về dòng sông Hương đẹp dịu dàng của xứ Huế và thể hiện điều đó bằng lối hành văn mang phong cách rất riêng và độc đáo của mình. Đoạn văn miêu tả dòng sông Hương vùng thượng lưu đã chứng minh điều đó.
 
Sông Hương và xứ Huế là vùng thẩm mĩ của Hoàng Phủ Ngọc Tường, là quê hương văn hóa đích thực của ông. Ông viết về đối tượng này với một tình yêu say đắm, một vốn liếng ngôn từ tinh luyện và một kho tri thức phong phú để tạo nên những trang văn vừa đẹp, vừa sang, vừa lấp lánh trí tuệ và chan chứa ân tình. Đặc biệt ở đoạn đầu khi viết về sông Hương vùng thượng lưu, Hoàng Phủ Ngọc Tường đã thể hiện cái nhìn mang tính khám phá mới mẻ về vẻ đẹp ít ai biết đến của dòng sông xứ Huế: vẻ đẹp thiên tạo với sức sống mãnh liệt, hoang dại và đầy cá tính mà sông Hương luôn giấu kín khi nó còn ở rừng già. Vẻ đẹp ấy được thể hiện một cách sáng tạo, độc đáo và đặc sắc thông qua lối hành văn riêng biệt của tác giả: một lối hành văn hướng nội, súc tích, độc đáo và vô cùng tài hoa, uyên bác.
 
 
 
Hoàng Phủ Ngọc Tường có cái nhìn vô cùng độc đáo về Sông Hương: ông tìm về nguồn cội của dòng sông để phát hiện ra vẻ đẹp man dại, phong khoáng của dòng sông tưởng như hiền hòa, dịu dàng này. Mở đầu đoạn trích, Hoàng Phủ Ngọc Tường đã nhận xét vô cùng chút quan: “Trong những dòng sông đẹp ở các nước mà tôi thường nghe nói đến, hình như chỉ sông Hương là thuộc về một thành phố duy nhất.” Lời nhận xét tràn đầy tình yêu say đắm ấy không chỉ thể hiện tình cảm gắn bó sâu nặng của của Hoàng Phủ Ngọc Tường đối với dòng sông quê hương mà còn thể hiện niềm tự hào, kiêu hãnh của bản thân khi đặt ngang hàng sông Hương với những dòng sông đẹp trên thể giới. Cách nhận xét chủ quan này thể hiện tình cảm thiên vị của Hoàng Phủ Ngọc Tường đối với dòng sông xứ Huế - dòng sông được coi là vùng thẩm mĩ của ông. Nói tới xứ Huế, không ai không nghĩ tới sông Hương – dòng sông đại diện cho vẻ đẹp của miền đất này. Và khi nói tới Sông Hương người ta thường nghĩ ngay đến dòng sông hiền hòa với dòng chảy lặng lờ, êm dịu, dòng sông dịu dàng thơ mộng với tiếng mái chèo khua nước bán âm giữa đêm khuya, dòng sông mẹ chở nặng phù sa yên bình, dòng sông đại diện cho tình yêu đằm thắm thủy chung với xứ Huế. Tuy nhiên, Hoàng Phủ Ngọc Tường không chỉ nhìn vào vẻ đẹp dịu dàng thơ mộng mà sông Hương thể hiện ra ở Kinh Thành Huế, ông muốn ngược dòng tìm về nguồn cội của dòng sông trữ tình này để rồi phát hiện ra vẻ đẹp độc đáo hoang dã, man dại nhưng cũng rất trữ tình không ai ngờ tới của Sông Hương. “Trước khi về đến vùng châu thổ êm đềm, nó đã là một bản trường ca của rừng già, rầm rộ giữa bóng cây đại ngàn, mãnh liệt qua những ghềnh thác, cuộn xoáy như cơn lốc vào đáy vực bí ẩn, và cũng có lúc nó trở nên dịu dàng và say đắm giữa những dặm dài chói lọi màu đỏ của hoa đỗ quyên rừng.” Đó cùng chính là phần tâm hồn sâu thẳm của dòng sông tưởng chừng như vô cùng dịu dàng đằm thắm giữa lòng thành phố. Đặt dòng sông Hương trong mối quan hệ sâu sắc với dãy Trường Sơn khi nhìn từ cội nguồn, Hoàng Phủ Ngọc Tường đã có phát hiện vô cùng mới mẻ, đặc sắc: dòng sông Hương tựa như “một bản trường ca của rừng già”. Khi nói tới trường ca, người ta sẽ liên tưởng đến một bản nhạc vô cùng phong phú về giai điệu: có những nốt cao rung động lòng người cũng có những nốt trầm xao xuyến, tiết tấu khi thì mạnh, nhanh thể hiện cảm xúc mãnh liệt, khi thì chậm rãi, nhẹ nhàng tựa như dòng suối nhỏ róc rách chảy thấm sâu vào lòng người. Và sông Hương thực sự mang vẻ đẹp đã sắc thái ấy trong đôi mắt tha thiết yêu, tha thiết nhớ của một tâm hồn rất Huế. Dòng sông ấy, khi thì “rầm rộ giữa những bóng cây đại ngàn”, khi lại “mãnh liệt qua những ghềnh thác”, lúc thì “cuộn xoáy như cơn lốc vào đáy vực bí ẩn” nhưng cũng có khi lại “dịu dàng và say đắm” khi trôi giữa những dặm hoa rừng đỏ rực như ngọn đuốc. Đặc biệt, thủ pháp đối lập được sử dụng một cách điêu luyện vừa thể hiện được vẻ đẹp phong phú sắc thái, vừa thể hiện được sức mạnh hoang sơ của sông Hương khi nằm giữa rừng già, núi non, khơi gợi lên bí ẩn say mê của dòng sông xứ Huế. Cùng viết về dòng sông với những khám phá độc đáo, đặc biệt về những vẻ đẹp đối lập nhau, Nguyễn Tuân đã vẽ nên vẻ đẹp hùng vĩ, hiểm trở của sông Đà bằng ngôn ngữ tài hoa, uyên bác, sắc cạnh. “Hùng vĩ của sông Đà không phải chỉ có thác đá. Mà nó còn là những cảnh đá bờ sông dựng vách thành, mặt sông chỗ ấy chỉ lúc đúng ngọ mới có mặt trời. Có vách đá chẹt lòng sông Đà như một cái yết hầu....”. Còn Hoàng Phủ Ngọc Tường, ông không miêu tả đá bờ sông, không vẽ nên cảnh đá bờ sông cheo leo nguy hiểm mà ông nhìn con sông Hương như một cô gái với cá tính mạnh mẽ, hoang dã. Không chỉ dừng lại ở thủ pháp đối lập, bằng biện pháp tu từ nhân hóa, Hoàng Phủ Ngọc Tường còn thấy sông Hương tựa như một “cô gái Di-gan phóng khoáng và man dại với một bản lĩnh gan dạ, một tâm hồn tự do và trong sáng. Chính vẻ đẹp cuồng dã gợi cảm, sự mạnh mẽ man dại của bộ tộc yêu thích sự tự do được gắn với dòng chảy hoang dã, phong phú sắc thái đã khiến sông Hương mang vẻ đẹp quyến rũ đắm say một cách kì lạ, bí ẩn. Vẻ đẹp ấy càng sâu sắc thêm khi Hoàng Phủ Ngọc Tường so sánh vùng thượng lưu sông Hương và khi con sông chảy về miền châu thổ. Trong cái nhìn đầy suy tư sâu sắc của nhà văn, Sông Hương từ một cô gái dân tộc gợi cảm cuồng dã đã dần thu mình lại, khoác lên mình “một sắc đẹp dịu dàng và trí tuệ” khi về đến kinh thành Huế - sự dịu dàng bình yên tựa như phần lắng đọng sâu lắng của tâm hồn mà con người ta luôn hướng tới sau khi phải trải qua phong ba bão táp. Đến đây, sông Hương đã giấu đi dự man dại, sự phóng túng tự do của một con người từng trải, ẩn sâu dưới cái vỏ êm đềm, tĩnh lặng, dịu dàng của dòng sông mang trong mình nét văn hóa, lịch sử của vùng đất kinh kì. Tất cả phần tâm hồn sâu thẳm nhất, quá khứ tự do, oanh liệt nhất của người con gái ấy dường như đã vĩnh viễn “đóng kín lại ở cửa rừng và ném chìa khóa trong những hang đá dưới chân núi Kim Phụng” để trở thành “người mẹ phù sa của một vùng văn hóa xứ sở”. Tóm lại, khi nói về Sông Hương, Hoàng Phủ Ngọc Tường không chỉ thấy vẻ đẹp dịu dàng của dòng sông chốn kinh đô xưa mà nhờ việc ngược dòng tìm hiểu về cội nguồn của dòng sông, ông đã phát hiện ra một phương diện khác, một vẻ đẹp khác ẩn sâu hơn – sự phóng khoáng và man dại. Tác giả gọi đó là phần bản chất, phần tâm hồn sâu thẳm của dòng sông. Đây là một phát hiện bất ngờ và sâu sắc: trong cái dịu dàng, thơ mộng vẫn ẩn chứa một sức sống mãnh liệt, hoang dại đầy cá tình mà dòng sông ấy đã mãi mãi gửi lại nơi cửa rừng.
 
Vẻ đẹp ấy của dòng sông Hương đã được Hoàng Phủ Ngọc Tường thể hiện qua lối hành văn mang đậm dấu ấn cá nhân: hướng nội, súc tích, mê đắm và tài hoa. Thật vậy, qua từng câu, từng chữ trong đoạn trích, hình ảnh cái tôi của tác giả hiện lên vô cùng rõ nét. Trước hết, đó là một cái tôi uyên bác, nghiêm túc cẩn trọng trong tìm kiếm và phát hiện những vẻ đẹp của sông Hương và xứ Huế. Hoàng Phủ Ngọc Tường quê gốc không phải ở Huế song ông lại sinh ra ở Huế, lớn lên và học tập, hoạt động cách mạng ở Huế. Vì thế, ta không thể phủ nhận rằng hơn ai hết, Hoàng Phủ Ngọc Tường có một tình yêu thương sâu nặng, có một sự gắn bó bền chặt bằng cả trái tim, máu thịt và tâm hồn mình với mảnh đất kinh đô xưa. Chính vì vậy khi viết những ánh văn về Huế, về dòng sông Hương xứ Huế, Hoàng Phủ Ngọc Tường không chỉ hời hợt nhìn vào vẻ đẹp mà dòng sông ấy thể hiện ở giữa lòng thành phố mà ông đã tìm hiểu một cách tinh tường và sâu sắc từ nguồn cội của dòng sông để khám phá và khẳng định những vẻ đẹp riêng, sức quyến rũ riêng của dòng sông này. Qua đó, ta cảm nhận được tình yêu quê hương tha thiết, sâu sắc của ông trong từng áng văn viết về sông Hương, xứ Huế, đặc biệt là trong đoạn trích của tác phẩm “Ai đã đặt tên cho dòng sông?” Không chỉ có vậy, Hoàng Phủ Ngọc Tường còn thể hiện một cái tôi mê đắm, tài hòa và vô cùng lãng mạn. Điều đó được thể hiện bởi lối so sánh độc đáo: “Trước khi về đến vùng châu thổ êm đềm, nó đã là một bản trường ca của rừng già, rầm rộ giữa bóng cây đại ngàn, mãnh liệt qua những ghềnh thác, cuộn xoáy như cơn lốc vào đáy vực bí ẩn, và cũng có lúc nó trở nên dịu dàng và say đắm giữa những dặm dài chói lọi màu đỏ của hoa đỗ quyên rừng.” Sự độc đáo trong so sánh vẻ đẹp phong phú của sông Hương với nốt thăng, nốt trầm của một bản nhạc khiến vẻ đẹp ấy của dòng sông lại càng được tôn thêm nét sang trọng rất riêng biệt của phong cách sáng tác Hoàng Phủ Ngọc Tường. Không chỉ có vậy, sự liên tưởng đặc biệt cũng là một trong số những biểu hiện cho sự lãng mạn, tài hoa của nhà văn. Ông đã có những liên tưởng thú vị mang tính sáng tạo bất ngờ: “Sông Hương sống nửa đời mình như một cô gái Di-gan phóng khoáng và man dại” hay “Nếu chỉ mải mê nhìn ngắm khuôn mặt kinh thành của nó, tôi nghĩ rằng người ta sẽ không hiểu một cách đầy đủ bản chất của dòng sông Hương với cuộc hành trình gian truân mà nó đã vượt qua, không hiểu thấy phần tâm hồn sâu thẳm của nó mà dòng sông hình như không muốn bộc lộ, đã đóng kín lại ở cửa rừng và ném chìa khóa trong những hang đá dưới chân núi Kim Phụng”. Chính sự liên tưởng mới mẻ đó đã mang đến cho trang văn của Hoàng Phủ Ngọc Tường sự mới lạ, độc đáo và quyến rũ đến lạ kì. Từ đoạn trích thể hiện vẻ đẹp phong phú của sông Hương vùng thượng lưu, ta cảm nhận được tình yêu say đắm tha thiết của Hoàng Phủ Ngọc Tường đối với sông Hương và đặc biệt đối với xứ Huế - nơi mà ông gắn bó hơn ai hết bằng tất cả máu thịt và tâm hồn mình. Vì vậy, thật không ngoa khi một nhà phê bình văn học từng nhận xét: “Nói rằng Hoàng Phủ Ngọc Tường yêu Huế và hiểu Huế, thì đó là một lẽ đương nhiên. Tôi muốn đi xa hơn, tìm một căn nguyên thấm kín để cắt nghĩa cho sự thành công mỹ mãn của những trang viết ấy... Phải là sự tương giao, đến mức hòa quyện chặt chẽ mới sinh ra được những áng văn tài hoa không dễ một lần thứ hai viết được như thế. Ngỡ như không khác được: viết về sông Hương là phải vậy, viết về "văn hóa vườn" ở Huế là phải vậy. Đó là những áng văn, câu chữ được chọn lựa cân nhắc kỹ càng, vì hình ảnh được sáng tạo đẹp đẽ, vì cảm xúc phong phú bất ngờ, mới mẻ.” Ngoài ra, đoạn trích còn thể hiện phong cách sáng tác riêng biệt và đặc sắc của Hoàng Phủ Ngọc Tường: Sự kết hợp giữa chất trí tuệ và chất trữ tình, giữa nghị luận sắc bén và suy tư đa chiều. Chính nhờ cái nhìn toàn diện về mọi mặt ấy đã giúp ông phát hiện ra vẻ đẹp ẩn giấu mà dòng sông Hương đã cố ý giấu đi dưới vẻ đẹp hiền hòa, yên bình. Và chính điều đó cũng tạo nên một tác phẩm bút kí đi vào lòng nhiều thế hệ bạn đọc như “Ai đã đặt tên cho dòng sông.”
 
Tóm lại, đoạn trích miêu tả vẻ đẹp phong phú về sắc thái của sông Hương trong bút kí “Ai đã đặt tên cho dòng sông?” đã thể hiện một cái nhìn độc đáo mang tính phát hiện và nét riêng trong lối hành văn của Hoàng Phủ Ngọc Tường. Chính bởi tình yêu mãnh liệt dành cho sông Hương, xứ Huế, nhà văn mới có thể viết nên những trang văn hay và sâu sắc tới vậy. Quả đúng là “Hoàng Phủ Ngọc Tường thì thầm cả tâm hồn trong khuôn mặt cuộc đời cùng với đất trời, sông nước của Huế.”

Mở khóa để xem toàn bộ nội dung trả lời

(?)
Bạn đã đạt đến giới hạn của mình. Bằng cách Đăng ký tài khoản, bạn có thể xem toàn bộ nội dung trả lời
Cải thiện điểm số của bạn bằng cách đăng ký tài khoản Lazi.
Xem toàn bộ các câu trả lời, chat trực tiếp 1:1 với đội ngũ Gia sư Lazi bằng cách Đăng nhập tài khoản ngay bây giờ
Tôi đã có tài khoản? Đăng nhập

Bạn hỏi - Lazi trả lời

Bạn muốn biết điều gì?

GỬI CÂU HỎI
Học tập không giới hạn cùng học sinh cả nước và AI, sôi động, tích cực, trải nghiệm
Bài tập liên quan

Hôm nay bạn thế nào? Hãy nhấp vào một lựa chọn, nếu may mắn bạn sẽ được tặng 50.000 xu từ Lazi

Vui Buồn Bình thường

Học ngoại ngữ với Flashcard

×
Trợ lý ảo Trợ lý ảo
×
Đấu trường tri thức | Lazi Quiz Challenge +500K