LH Quảng cáo: lazijsc@gmail.com

Bài tập  /  Bài đang cần trả lời

Nêu nguyên nhân thắng lợi, ý nghĩa lịch sử của ba lần chiến thắng quân xâm lược Mông - Nguyên

Câu 1. Nêu nguyên nhân thắng lợi , ý nghĩa lịch sử của ba lần chiến thắng quân xâm lược Mông - Nguyên ?
Câu 2.
a, Trình bày cuộc kháng chiến chống quân xâm lược Tống ( 1075-1076 ) ?
b, Xác định vai trò của Lý Thường Kiệt trong cuộc kháng chiến chống Tống ( 1075-1077 )?
c, Rút ra bài học đối với công cuộc bảo vệ chủ quyền của nước ta ở hiện nay đối với kẻ thù ?
2 trả lời
Hỏi chi tiết
75
1
2
Tr Hải
07/04/2023 20:00:01
+5đ tặng

Nguyên nhân thắng lợi của ba lần kháng chiến chống quân xâm lược Mông - Nguyên

- Vua tôi nhà Trần đồng lòng kháng chiến

- Công cuộc chuẩn bị kháng chiến chu đáo, toàn diện về mọi mặt của nhà Trần.

- Có sự lãnh đạo tài tình của nhà quân sự thiên tài: Trần Hưng Đạo, vua nhà Trần với chiến lược, chiến thuật đúng đắn, sáng tạo.

- Tinh thần hi sinh, quyết chiến, quyết thắng của toàn dân mà nòng cốt là quân đội nhà Trần.

 



 

Mở khóa để xem toàn bộ nội dung trả lời

(?)
Bạn đã đạt đến giới hạn của mình. Bằng cách Đăng ký tài khoản, bạn có thể xem toàn bộ nội dung trả lời
Cải thiện điểm số của bạn bằng cách đăng ký tài khoản Lazi.
Xem toàn bộ các câu trả lời, chat trực tiếp 1:1 với đội ngũ Gia sư Lazi bằng cách Đăng nhập tài khoản ngay bây giờ
Tôi đã có tài khoản? Đăng nhập
1
0
Nguyen Thuy Huong
07/04/2023 20:03:44
+4đ tặng

- Sự đồng lòng của vua tôi nhà Trần. Tất cả các  tầng lớp nhân dân, thành phần xã hội đều ủnh hộ và sẵn sàng tham gia đánh giặc bảo vệ quê hương đất nước. Tầng lớp quý tộc và vương hầu nhà Trần đoàn kết, chủ động giải quyết mối bất hòa trong nội bộ vương triều, tạo nên khối hạt nhân của đoàn kết dân tộc, lấy vua làm trung tâm. Khi được tin quân Mông Nguyên chuẩn bị xâm chiếm nước ta, theo lệnh của các vua Trần, cả nước sắm sửa vũ khí, các đội dân binh được thành lập, ngày đêm tập luyện võ nghệ, luôn trong tư thế sẵn sàng chiến đấu. 

- Nhà Trần đã có sự chuẩn bị chu đáo về mọi mặt. Trước mỗi cuộc kháng chiến, nhà nước tập trung chăm lo sức dân, nâng cao đời sống vật chất, tinh thần của nhân dân bằng nhiều biện pháp để tạo nên sự gắn bó đoàn kết giữa triều đình với nhân dân.

- Tinh thần hy sinh, cảm tử, quyết chiến và quyết thắng của quân dân nhà Trần mà nòng cốt là lực lượng quân đội. Tại Hội nghị Diên Hồng, các bậc bô lão thể hiện ý chí quyết tâm đánh giặc rất cao, không e sợ quân địch, đều đồng tâm "đánh". Quân sĩ nhà Trần đều khắc lên tay hai chữ "Sát Thát", với ý nghĩa biểu lộ quyết tâm giết giặc Thát (giặc Thát chính là nguồn gốc của quân Mông Cổ).

- Có sự lãnh đạo trực tiếp của các vua, và các tướng lĩnh tài ba của nhà Trần, đặc biệt là thái sư Trần Thủ Độ, Hưng Đạo Vương Trần Quốc Tuấn (lúc đó là Quốc công Tiết chế). Trần Thủ Độ nói: "Đầu thần chưa rơi xuống đất, xin bệ hạ đừng lo". Hưng Đạo Vương Trần Quốc Tuấn tâu: "Nếu bệ hạ muốn hàng giặc thì trước hết hãy chém đầu thần rồi hãy hàng". 

- Chiến lược, chiến thuật đúng đắn sáng tạo của vua tướng nhà Trần. Khi giặc tấn công, cả ba lần nhân dân đều đồng lòng thực hiện kế sách Thanh Dã (Vườn không nhà trống) để làm cho địch rơi vào thế khó khăn, bị động; từ đó tạo điều kiện cho quân ta mở cuộc phản công. Khi quân địch rút chạy, quân ta một lòng không quản ngày đêm bố trị trận địa cọc ngầm và tiến hành trận đồ mai phục trên sông Bạch Đằng tạo ra chiến thắng quyết định trước quân đich.

- Có phương cách đánh giặc đúng đắn. Nắm được chỗ mạnh, chỗ yếu của kẻ thù để tận dụng phát huy điểm mạnh của quân ta, buộc địch phải đánh theo cách đánh của ta đã chuẩn bị từ trước. Biết lựa sức mình, trong ba lần gặp quân Nguyên Mông, vào những lúc gặp thế giặc mạnh, quân nhà Trần chấp nhận lui binh để bảo toàn thời cơ để đánh. Biến địch từ thế mạnh thành thế yếu, từ chủ động thành bị động để tiêu diệt chúng. 
câu 2
a,

I. GIAI ĐOẠN THỨ I (1075)

1/Nhà Tống âm mưu xâm lược nước ta

-Thế kỉ XI, nhà Tống gặp phải khó khăn về kinh tế, chính trị.

-Xâm lược Đại Việt để giải quyết tình hình khó khăn trong nước.

+ Nhà Tống xúi giục vua Chăm-pa đánh Đại Việt.

+ Ngăn cản việc trao đổi buôn bán giữa 2 nước.

+ Dụ dỗ các tù trưởng dân tộc.

2/Nhà Lý chủ động tiến công để phòng vệ

a. Nhà Lý chuẩn bị:

-Nhà Lý chủ động tiến hành các biện pháp chuẩn bị đối phó.

+ Cử Lý Thường Kiệt làm tổng chỉ huy, tổ chức kháng chiến.

+ Chủ động đánh tan ý đồ tiến công phối hợp với Chăm pa của nhà Tống.

+ Chủ trương của nhà Lý: tấn công trước để phòng vệ.

b. Diễn biến:

- Tháng 10/1075, Lý Thường Kiệt và Tôn Đản chỉ huy 10 vạn quân, chia làm 2 đạo tấn công vào đất Tống.

+Mục tiêu: kho lương thành Ung Châu.

+Đường bộ do Thân Cảnh Phúc, Tôn Đản chỉ huy quân dân miền núi.

+ Lý Thường Kiệt chỉ huy quân thuỷ đổ bộ vào châu Liêm, châu Khâm.

+ Lý Thường Kiệt đã cho treo bảng nói rõ mục đích cuộc tiến công tự vệ của mình.

- Sau 42 ngày đêm quân ta đã làm chủ thành Ung châu (Quảng Tây) và nhanh chóng rút quân về nước.
b, vai trò của Lý Thường Kiệt trong cuộc kháng chiến chống Tống ( 1075-1077 )?
 Tiêu diệt thủy quân của địch, không cho thủy quân tiến sâu vào hỗ trợ cánh quân đường bộ. + Nhận thấy quân địch đã suy yếu, hoang mang Lý Thường Kiệt mở cuộc tấn công quy mô lớn vào trận tuyến của địch

Bạn hỏi - Lazi trả lời

Bạn muốn biết điều gì?

GỬI CÂU HỎI
Học tập không giới hạn cùng học sinh cả nước và AI, sôi động, tích cực, trải nghiệm
Bài tập liên quan
Bài tập Lịch sử Lớp 7 mới nhất

Hôm nay bạn thế nào? Hãy nhấp vào một lựa chọn, nếu may mắn bạn sẽ được tặng 50.000 xu từ Lazi

Vui Buồn Bình thường

Học ngoại ngữ với Flashcard

×
Trợ lý ảo Trợ lý ảo
×
Gia sư Lazi Gia sư