Bằng cách nhấp vào Đăng nhập, bạn đồng ý Chính sách bảo mật và Điều khoản sử dụng của chúng tôi. Nếu đây không phải máy tính của bạn, để đảm bảo an toàn, hãy sử dụng Cửa sổ riêng tư (Tab ẩn danh) để đăng nhập (New Private Window / New Incognito Window).
Ngày 24 – 3 – 1926, cách đây đúng 80 năm, một tin chấn động loan khắp nước: chí sĩ Phan Châu Trinh đã qua đời. Ngày 4-4 tiếp liền đó, tại Sài Gòn, đã diễn ra đám tang của ông, mà Nguyễn Ái Quốc lúc ấy đã báo cáo với Quốc tế Cộng sản là “ trong lịch sử người An Nam chưa từng được chứng kiến một sự kiện to lớn như vậy bao giờ’. Hầu hết các tỉnh trong nước đều cử người về Sài Gòn dự tang lễ, rồi trở về địa phương mình tổ chức lễ truy điệu: thật sự đã diễn ra một quốc tang, trong toàn quốc, trong điều kiện vô cùng khắc nghiệt của chủ nghĩa thực dân.
Vì sao cái chết của con người ấy đã có thể gây ra trận “động đất” dữ dội đến vậy? Huỳnh Thúc Kháng dường như đã trả lời câu hỏi đó bằng đánh giá sau đây, thoạt nghe có thể rất lạ, ông viết. “Phan Châu Trinh là nhà cách mạng đầu tiên của Việt Nam”. Nên chú ý ông không nói “nhà yêu nước”, cũng không nói “người chiến sĩ giải phóng dân tộc”, những danh hiệu cũng hết sức cao quý.
Nhà cách mạng – khác với người yêu nước, người chiến sĩ giải phóng dân tộc – là người chủ trương không chỉ chống ngoại xâm, giành độc lập cho đất nước; nhà cách mạng là người chủ trương và thực hiện một cuộc thay đổi tận gốc xã hội, chuyển từ một xã hội này sang một xã hội khác, khác tận gốc, về cơ bản.
Phan Châu Trinh là một người như vậy. Ông là người Việt Nam đầu tiên nhận ra một cách sáng rõ, toàn diện, có hệ thống và triệt để nhất cuộc toàn cầu hoá đang diễn ra thời bấy giờ trên thế giới, cuộc toàn cầu hoá lần thứ nhất; thế giới đã thay đổi một cách căn bản, đã bước sang một thời đại khác; và Việt Nam đã thua, nước mất, dân tộc lâm vào cảnh nô lệ tàn khốc, mọi cuộc vùng dậy cứu nước đều thất bại bi thảm… chính là vì đã u mê mịt mù không hề nhìn thấy được thực tế mới to lớn đó.
Vậy nên, bài học đầu tiên của Phan Châu Trinh là bài học về một tầm nhìn chiến lược, chiến lược thời đại. Chính từ đó ông chủ trương một cuộc cách mạng xã hội chứ không chỉ là một cuộc chiến đấu chống ngoại xâm riêng rẽ, cụ thể.
Cũng từ đó, bài học thứ hai: vì vô cùng yêu nước, vô cùng đau đáu với số phận của dân tộc nên không hề mị dân, không tự hào hão một cách mù quáng, tự đánh lừa mình và đánh lừa quần chúng, Phan Châu Trinh là người dân nhìn thẳng vào những yểu kém chết người của dân tộc, hết sức quyết liệt, triệt để.
Một đỉnh núi cao thì càng đi ra xa càng thấy rõ hơn chiều cao của nó, và những dòng sông bắt nguồn từ đỉnh núi như vậy sẽ chảy đi rất xa. Những tư tưởng cơ bản của Phan Châu Trinh còn nóng hổi với hôm nay, thậm chí càng sống dậy sinh động hơn trong những ngày này, khị chúng ta lại một lần nữa đứng trước những thách thức mới của phát triển.
Nhà sử học Pháp Đa-ni-en Hê-mê-ri quả đã nói rất đúng: “Những nhan đề do Phan Châu Trinh xác định từ đầu thế kỉ XX, các thế hệ người Viêĩ Nam còn phải đám nhận lâu dài”.
Hôm nay bạn thế nào? Hãy nhấp vào một lựa chọn, nếu may mắn bạn sẽ được tặng 50.000 xu từ Lazi
Vui | Buồn | Bình thường |