Câu 1:
Tính chất hóa học của nước: Nước tác dụng được với một số kim loại ở nhiệt độ thường (như K, Na, Ca…); tác dụng với một số oxit bazơ và tác dụng với nhiều oxit axit.
Cụ thể:
- Nước tác dụng với kim loại:
Nước tác dụng được với một số kim loại ở nhiệt độ thường như: Li, Na, K, Ca… tạo thành bazơ và khí H2.
Ví dụ:
2Na + 2H2O → 2NaOH + H2 ↑
Ca + 2H2O → Ca(OH)2 + H2 ↑
- Nước tác dụng với oxit bazơ:
Nước tác dụng với một số oxit bazơ như Na2O, K2O, CaO … tạo thành dung dịch bazơ tương ứng. Dung dịch bazơ làm quỳ tím hóa xanh.
Ví dụ: Na2O + H2O → 2NaOH
CaO + H2O → Ca(OH)2
- Nước tác dụng với oxit axit:
Nước tác dụng với oxit axit tạo thành axit tương ứng. Dung dịch axit làm quỳ tím hóa đỏ.
Ví dụ:
SO2 + H2O → H2SO3
P2O5 + 3H2O → 2H2H3PO4
Câu 2:
1) Zn + 2HCl ----> ZnCl2 +H2 Phản ứng thế
2) 2Fe(OH)3 ---t°-->Fe2O3 + 3H2O Phản ứng phÂN hủy
Câu 3 :
Fe+2HCl->FeCl2+H2
nFe=5,6/56=0,1 mol
=>nH2=nFe=0,1 mol
=>V H2=2,24 lít