Bức tranh thiên nhiên trong đoạn trích “Nắng trong vườn” là một bức tranh đầy trong trẻo, hồn nhiên từ đó khiến người ta đắm chìm vào trong chuyện tình yêu ngọt ngào và dễ chịu của nhân vật Bình. Bức tranh thiên nhiên ấy được cảm nhận qua nhiều thời điểm khác nhau, và ở thời điểm nào cũng có những màu sắc riêng, ấn tượng riêng với người đọc. Đó là một buổi chiều rực rỡ với mặt trời sắp lặn, ánh mặt trời loang loáng trên một khúc sông, từ trên cao là những đàn chim bay lượn lặn hẳn vào chân mây. Rồi lại được cảm nhận ở thời điểm đêm muộn với hàng ngàn ngôi sao lấp lánh trên bầu trời, thế giới lung linh màu sắc của các loài sinh vật hiện ra trong đêm tối… tất cả gợi lên một không khí thật ấm áp, thanh bình, khác xa với chốn đô thị ngột ngạt. Ở một thời điểm khác thiên nhiên được cảm nhận vào một buổi sáng sớm, khi tất cả vẫn còn mờ trong làn sương trắng. Sau một đêm dài cảnh sắc thiên nhiên như được khoác thêm một màu áo mới, tinh khôi, đẹp đến lạ kỳ “những mảnh ruộng mạ non như nhung, những thửa ruộng nước sáng lên như tấm gương.” Đặc biệt bức tranh thiên nhiên ấy được cảm nhận dưới con mắt của một kẻ đang yêu như Bình lên nó trong trẻo, đáng yêu và đẹp lạ thường. Bình yêu thiên nhiên nơi đây như yêu chính cuộc sống của mình nên thiên nhiên luôn đẹp, gần gũi và gắn bó với con người chứ không xa lạ, lạc lõng như ở Hà Nội...(Xem thêm: https://kienviolet.com/cam-nhan-ve-buc-tranh-thien-nhien-qua-doan-trich-nang-trong-vuon-cua-thach-lam)Thiên nhiên gợi lên một thứ gì đó thật ấm áp, trong trẻo, gần gũi, thân quen với con người. Những trang văn miêu tả thiên nhiên của Nắng trong vườn cũng nhẹ nhàng, trong trẻo và có gì đó rất thơ, rất tình, cho thấy tài quan sát và khả năng nhạy bén của nhà văn Thạch Lam. Đó là lý do vì sao người ta vẫn đánh giá trang văn của Thạch Lam bàng bạc như những trang thơ là vì thế.