Đọc văn bản sau và lựa chọn đáp án đúng nhất
Đọc văn bản sau và lựa chọn đáp án đúng nhất:
“... Cái thủ tự học cũng giống cái thú đi chơi bộ ấy. Tự học cũng là một cuộc du lịch, du lịch bằng trí óc, một cuộc du lịch say mê gấp trăm lần du lịch bằng chân, vì nó là du lịch trong không gian lẫn thời gian. Những sự hiểu biết của loài người là một thế giới mênh mông. Kể làm sao hết được những vật hữu hình và vô hình mà ta sẽ thấy trong cuộc du lịch bằng sách vở ?
Ta cũng được tự do, muốn đi đâu thì đi, ngừng đâu thì ngừng. Bạn thích cái xã hội ở thời Đường bên Trung Quốc thì đã có những thi nhân đại tài tả viên “Dạ minh châu” của Đường Minh Hoàng, khúc “Nghệ thường vũ y” của Dương Quý Phi cho bạn biết. Tôi thích nghiên cứu đời con kiến, con sâu – mỗi vật là cả một thế giới huyền bí đẩy, bạn ạ – thì đã có J.H.Pha-brow và hàng chục nhà sinh vật học khác sẵn sàng kể chuyện cho tôi nghe một cách hóm hỉnh hoặc thi vị. Đương học về kinh tế, thấy chán những con số ư? Thì ta bỏ nó đi mà coi cảnh hồ Ba Bể ở Bắc Cạn hay cảnh núi non Thụy Sĩ, cảnh trời biển ở Ha-oai. Hoặc
không muốn học nữa thì ta gấp sách lại, chẳng ai ngăn cản ta cả..”
(Trích “ Tự học – một nhu cầu thời đại”- Theo Nguyễn Hiến Lê, NXB Văn hóa – Thông tin, Hà Nội, 2007)
Câu 1: Phương thức biểu đạt chính của đoạn trích là:
A. Biểu cảm;
B.Thuyết minh;
C. Miêu tả;
D. Nghị luận
Câu 2: Câu văn nêu khái quát chủ đề của đoạn trích trên là:
A. Cái thú tự học cũng giống cái thú đi chơi bộ ấy.
B. Ta cũng được tự do, muốn đi đâu thì đi, ngừng đâu thì ngừng.
C. Đương học về kinh tế, thấy chán những con số ư?
D. Cả 3 đáp án trên.
Câu 3: Phép liên kết chủ yếu được sử dụng trong các câu "Cái thú tự học cũng giống cái thú đi chơi bộ ấy. Tự học cũng là một cuộc du lịch, du lịch bằng trí óc, một cuộc du lịch say mê gấp trăm lần du lịch bằng chân, vì nó là du lịch trong không gian lẫn thời gian. ”là:
A. Phép nối.
B. Phép lặp.
C. Phép thế.
D.Phép liên tưởng.
Câu 4: Từ ngữ để thực hiện liên kết các câu văn ở câu hỏi 3 là:
A. Tự học.
B. Cái thủ.
C Du lịch.
D. Cũng là.
Câu 5: Xác định các biện pháp tu từ trong câu văn sau: " Tự học cũng như một cuộc du lịch, du lịch bằng trí óc, một cuộc du lịch say mê gấp trăm du lịch bằng chân, vì nó là du lịch trong không gian lẫn thời gian."
A. Nhân hóa.
B. So sánh.
C. Hoán dụ.
D. Ẩn dụ.
Câu 6: Theo tác giả, thú đi chơi bộ và tự học có những đặc điểm tương đồng:
A. Con người có thể tự do lựa chọn hướng đi, điểm nhấn, tốc độ, điểm dừng...
B. Thú đi chơi bộ và tự học mang đến niềm vui, niềm hạnh phúc được tự mình khám phá, thưởng thức những điều thú vị mới mẻ.
C. Cả 2 đòi hỏi sự kiên trì, bền bỉ, chủ động...
D. Cả 3 đáp án trên.
Câu 7: Công dụng của dấu chấm lửng trong câu văn: “... Cái thú tự học cũng giống cái thú đi chơi bộ ấy.” là:
A. Biểu đạt ý còn nhiều sự việc, hiện tượng chưa liệt kê hết.
B. Làm giãn nhịp điệu câu văn, chuẩn bị cho sự xuất hiện của một từ ngữ biểu thị nội dung bất ngờ.....
C. Biểu thị lời trích dẫn bị lược bớt.
D. Thể hiện chỗ lời nói bỏ dở, ngập ngừng hay ngắt quãng.
Câu 8: Từ “thi nhân” in đậm trong đoạn trích có nghĩa là:
A. Nhà thơ.
B. Nhà báo.
C. Nghệ sĩ.
D. Nhà văn.
Trả lời câu hỏi / Thực hiện yêu cầu:
Câu 9: Em hiểu thế nào về câu văn: “Những sự hiểu biết của loài người là một thế giới mênh mông”? Ý nghĩa của câu đó là gì ?
Câu 10: Thông điệp có ý nghĩa nhất với em là gì? Vì sao?
1 trả lời
197