Bài tập  /  Bài đang cần trả lời

Hãy thay lời tác giả đặt tên cho đoạn trích trên

 

Đọc kỹ đoạn trích sau và trả lời các câu hỏi:

“Không biết cây nhãn có từ bao giờ. Chỉ biết rằng khi tôi sinh ra thì rặng nhãn đã xanh rì trước cổng, đầu thôn. Và không biết từ bao giờ, hình ảnh cây nhãn... đã trở thành tình yêu trong tôi.

Đi khắp quê hương tôi không nơi nào thiếu vắng bóng cây nhãn. Màu xanh của nhãn bao trùm khắp nẻo đường quê. Cây nhãn đã gắn bó với người dân quê tôi từ bao đời nay. Những buổi trưa hè nắng như đổ lửa, nhãn tỏa bóng mát cho người dân đi làm đồng về. Chẳng hiểu sao tôi cứ nghĩ, cây nhãn mang dáng dấp của người dân quê tôi. Và tôi rất thích cái cảm giác khi sờ tay vào cái lớp vỏ sần sùi, nâu nâu, gợn gợn của cây nhãn. Cảm giác ấy giống như sờ vào bàn tay chai sạn của bà, của mẹ. Cũng như người dân quê tôi, từ bao đời nay, nhãn cần mẫn chắt chiu những hạt phù sa mặn mòi từ trong lòng đất, để đơm hoa, kết quả đem lại nguồn thu nhập cho quê hương còn nghèo nàn và đầy gian khó.

Cây nhãn đã gắn bó với tôi suốt những năm tháng tuổi thơ. Mỗi lần tôi đến trường, cây nhãn xòe bóng rợp đường tôi đi. Mùa xuân, hoa nhãn nở khắp trời, tung cái màu vàng ươm, mỡ màng phủ kín cả làng quê. Và cứ ngày nào cũng vậy, trên đường đi học về, tôi lại đứng lặng dưới rặng nhãn, ngửa mặt lên, nhắm mắt lại, hít những hơi thật sâu để hương thơm của nhãn tràn cả vào lồng ngực. Một mùi thơm dịu mát, khó tả. Tôi gọi đó là mùi của quê hương.”

                                                   (Nguyễn Thu Thủy, Văn học tuổi trẻ, số 12, năm 2004, Tr.44, 45)

Câu 1, Tìm từ láy trong câu văn sau:“Mùa xuân, hoa nhãn nở khắp trời, tung cái màu vàng ươm, mỡ màng phủ kín cả làng quê.”

Câu 2, Chỉ ra một biện pháp tu từ đặc sắc được sử dụng thành công trong câu sau: “Cũng như người dân quê tôi, từ bao đời nay, nhãn cần mẫn chắt chiu những hạt phù sa mặn mòi từ trong lòng đất, để đơm hoa, kết quả đem lại nguồn thu nhập cho quê hương còn nghèo nàn và đầy gian khó.”Nêu giá trị biểu đạt của biện pháp tu từ đó.

Câu 3, Tại sao tác giả gọi hương thơm của hoa nhãn là “mùi của quê hương”? Em đọc thấy tình cảm nào của người viết gửi gắm trong đó?

Câu 4, Hãy thay lời tác giả đặt tên cho đoạn trích trên.

II. Tập làm văn (6,0 điểm)

Từ nền cảm xúc được gợi lên ở phần đọc hiểu, hãy hóa thân vào một loài cây (gắn bó thân thương với quê hương em) kể chuyện về cuộc đời mình.

 

2 trả lời
Hỏi chi tiết
276
3
0
Vinh
27/04/2023 08:02:26
+5đ tặng
Câu 1: Từ láy trong câu văn là "mỡ màng".
Câu 2: Biện pháp tu từ đặc sắc được sử dụng trong câu là "hạt phù sa mặn mòi". Biện pháp tu từ này là một hình ảnh tượng trưng cho sự khó khăn và nỗ lực của người dân quê trong việc trồng trọt cây nhãn để kiếm sống. Nó giúp tăng tính sinh động và hấp dẫn của văn bản.
Câu 3: Tác giả gọi hương thơm của hoa nhãn là "mùi của quê hương" vì nó là đặc trưng riêng của quê hương và kính yêu của người dân địa phương. Trong đó có tình cảm thân quen và yêu thương đặc biệt của tác giả dành cho quê hương, vì nó đã là nơi sinh ra và lớn lên của tác giả.
Câu 4: Tên đặt cho đoạn trích trên có thể là "Tình yêu với cây nhãn và hương thơm của quê hương".

Mở khóa để xem toàn bộ nội dung trả lời

(?)
Bạn đã đạt đến giới hạn của mình. Bằng cách Đăng ký tài khoản, bạn có thể xem toàn bộ nội dung trả lời
Cải thiện điểm số của bạn bằng cách đăng ký tài khoản Lazi.
Xem toàn bộ các câu trả lời, chat trực tiếp 1:1 với đội ngũ Gia sư Lazi bằng cách Đăng nhập tài khoản ngay bây giờ
Tôi đã có tài khoản? Đăng nhập
3
0
Yine
27/04/2023 10:33:19
đoạn trích có tên gọi theo mình đặt là :
Màu Xanh Cây Nhãn

Bạn hỏi - Lazi trả lời

Bạn muốn biết điều gì?

GỬI CÂU HỎI
Học tập không giới hạn cùng học sinh cả nước và AI, sôi động, tích cực, trải nghiệm
Bài tập liên quan
Bài tập Ngữ văn Lớp 6 mới nhất
Trắc nghiệm Ngữ văn Lớp 6 mới nhất

Hôm nay bạn thế nào? Hãy nhấp vào một lựa chọn, nếu may mắn bạn sẽ được tặng 50.000 xu từ Lazi

Vui Buồn Bình thường

Học ngoại ngữ với Flashcard

×
Trợ lý ảo Trợ lý ảo
×
Gia sư Lazi Gia sư