LH Quảng cáo: lazijsc@gmail.com

Bài tập  /  Bài đang cần trả lời

Viết đoạn văn khoảng 10 câu trình bày cảm nghĩ về 2 khổ thơ đầu bài thơ ánh trăng

viết đoạn vawb khoảng 10 câu  trình bày cảm nghĩ về 2 khổ thơ đầu bài thơ ánh trăng
1 trả lời
Hỏi chi tiết
121
2
0
Kly
01/05/2023 14:55:49
+5đ tặng

Nguyễn Duy là nhà thơ trường thành trong cuộc kháng chiến chống Mĩ cứu nước. Sáng tác của ông thấm đẫm phong vị của ca dao, dân ca nhưng nhiều bài văn có cái ngang tàng mà trầm tĩnh, giàu chiêm nghiệm. Thơ ông vì thế cứ đi sâu vào tâm hồn người đọc một cách tự nhiên và có lúc khiến người ta phải giật mình. Ánh trăng là một thi phẩm như thế. Nó tựa như một câu chuyện nhỏ có các sự kiện diễn biến theo trình tự thời gian. Lời thơ dung dị như lời kể những chất thơ vẫn đong đầy và ẩn chứa những triết lí sâu sắc về con người, cuộc đời.Mở đầu bài thơ là những kỉ niệm êm đềm, tươi đẹp giữa trăng và người trong quá khứ. Một loạt những mốc thời gian được liệt kê, như một cuốn phim quay chậmLời thơ như không hề có sử dụng công nghệ thuật mà chỉ là sự đo đếm bước đi của thời gian, sự kiện: hồi nhỏ, sống với đồng, với bể, với sông, hồi chiến tranh,… Thế nhưng ẩn chứa sau nó là cả một quãng đời dài, từ thời niên thiếu hồn nhiên, thơ dại đến khi trưởng thành và trong những năm tháng chiến tranh gian khổ gắn bó cùng trăng. Mọi chiều kích không gian và thời gian được mở rộng tới bao la, khôn cùng, gợi hình ảnh Ánh trăng tràn ngập không gian, trải dài theo thời gian. Cách gieo vần lưng “đồng”, “sông" và điệp từ “với” đã diễn tả một tuổi thơ êm đềm hạnh phúc chan hoà cùng thiên nhiên của tác giả. Khi lớn lên, bước chân vào đời lính gian khổ, giữa núi rừng hoang lạnh “vầng trăng thành tri kỉ". Trăng theo sát bước chân người lính, cùng chia sẻ buồn vui của cuộc sống chiến đấu. Ta chợt nhớ tới vầng trăng của tình đồng đội thiêng liêng trong sáng tác của Chính Hữu.Trăng thực sự là một người bạn thân thiết trong những năm tháng tuổi nhỏ và là người “tri kỉ” của người lính trong những tháng ngày khói lửa chiến tranh. Con người giản dị, hồn nhiên như bản tính vốn có của tự nhiên bao đời.Tính từ “trần trụi”, “hồn nhiên” được đặt ở hai đầu dòng thơ như muốn nhấn mạnh khi chất của con người. Trăng và người cứ hồn nhiên như thể, như sông, như đồng, như bể, như tâm hồn chân chất của những người nông dân mộc mạc, như tinh thần lạc quan, bay bổng của những người lính. Cách gieo vần lưng “thiên nhiên”, “hồn nhiên” làm cho âm điệu thơ liền mạch, khơi dòng cảm xúc dâng tràn trong tâm hồn thi nhân. Từ “ngỡ” như báo trước một sự đổi thay, một điều bất thường.

Mở khóa để xem toàn bộ nội dung trả lời

(?)
Bạn đã đạt đến giới hạn của mình. Bằng cách Đăng ký tài khoản, bạn có thể xem toàn bộ nội dung trả lời
Cải thiện điểm số của bạn bằng cách đăng ký tài khoản Lazi.
Xem toàn bộ các câu trả lời, chat trực tiếp 1:1 với đội ngũ Gia sư Lazi bằng cách Đăng nhập tài khoản ngay bây giờ
Tôi đã có tài khoản? Đăng nhập

Bạn hỏi - Lazi trả lời

Bạn muốn biết điều gì?

GỬI CÂU HỎI
Học tập không giới hạn cùng học sinh cả nước và AI, sôi động, tích cực, trải nghiệm
Trắc nghiệm Ngữ văn Lớp 7 mới nhất

Hôm nay bạn thế nào? Hãy nhấp vào một lựa chọn, nếu may mắn bạn sẽ được tặng 50.000 xu từ Lazi

Vui Buồn Bình thường

Học ngoại ngữ với Flashcard

×
Trợ lý ảo Trợ lý ảo
×
Gia sư Lazi Gia sư