LH Quảng cáo: lazijsc@gmail.com

Bài tập  /  Bài đang cần trả lời

Nêu chính sách khai thác về kinh tế của thực dân Pháp trong cuộc khai thác thuộc địa lần thứ nhất ở Việt Nam? Các chính sách trên của pháp nhằm mục đích gì?

Câu 1: Nêu chính sách khai thác về kinh tế của thực dân Pháp trong cuộc khai thác thuộc địa lần thứ nhất ở Việt Nam ? Các chính sách trên của pháp nhằm mục đích gì ?
 
----- Nội dung dịch tự động từ ảnh -----
inter
Heading 1 Heading 2 Heading 3
D. Ula uu поng uan ugnicu you nuvv D. Gia na Ch you uve.
TỰ LUẬN
Câu 1: Nêu chính sách khai thác về kinh tế của thực dân Pháp trong cuộc khai thác thuộc địa lần
thứ nhất ở Việt Nam? Các chính sách trên của pháp nhằm mục đích gì?
58
Normal
Word Typesetting " Finc
Rep
2 trả lời
Hỏi chi tiết
349
2
0
Phùng Minh Phương
02/05/2023 12:42:46
+5đ tặng

Về kinh tế:

– Tích cực: Cuộc khai thác của Pháp làm xuất hiện nền công nghiệp thuộc địa mang yếu tố thực dân; thành thị theo hướng hiện đại ra đời; bước đầu làm xuất hiện nền kinh tế hàng hoá, tính chất tự cung tự cấp của nền kinh tế cũ bị phá vỡ.

– Tiêu cực: Một trong những mục tiêu của công cuộc khai thác thuộc địa là vơ vét sức người, sức của nhân dân Đông Dương. Do vậy:

     + Tài nguyên thiên nhiên bị khai thác cùng kiệt

     + Nông nghiệp dậm chân tại chỗ

     + Công nghiệp phát triển nhỏ giọt, thiếu hẳn công nghiệp nặng.

→ Nền kinh tế Việt Nam cơ bản vẫn là nền sản xuất nhỏ, lạc hậu và phụ thuộc.


_ Mục đích chung nhất của cuộc khai thác thuộc địa lần thứ nhất đó chính là bù đắp thiệt hại chiến tranh và làm giàu cho chính quốc. Trong cuộc khai thác thuộc địa lần thứ nhất từ năm 1897 đến năm 1914 thì với chính sách bóc lột " chia để trị" của thực dân Pháp và bè lũ tay sai thì chúng luôn luôn thẳng tay đàn áp nhân dân ta một cách rã man để thực hiện mục đích của bản thân mình. Chúng luôn vơ vét bộc lột nhân dân ta để bù đắp cho những thiệt hại mà chúng phải chịu trong các cuộc xâm lược và thực hiện mục đích làm giàu cho chính quốc gia nó. Chúng tiến hành khai thác một cách triệt để các nguồn tài nguyên và thế mạnh về nguồn lao động dồi dào của các nước thuộc địa. 
 

Mở khóa để xem toàn bộ nội dung trả lời

(?)
Bạn đã đạt đến giới hạn của mình. Bằng cách Đăng ký tài khoản, bạn có thể xem toàn bộ nội dung trả lời
Cải thiện điểm số của bạn bằng cách đăng ký tài khoản Lazi.
Xem toàn bộ các câu trả lời, chat trực tiếp 1:1 với đội ngũ Gia sư Lazi bằng cách Đăng nhập tài khoản ngay bây giờ
Tôi đã có tài khoản? Đăng nhập
1
0
Nguyễn Thanh Hà
02/05/2023 12:46:29
+4đ tặng

Cuộc khai thác thuộc địa lần thức nhất của Pháp được thực hiện trên nhiều lĩnh vực, nhưng tập trung ở 03 lĩnh vực chính:

Thứ nhất: Lĩnh vực nông nghiệp

– Pháp tiến hành cướp đoạt ruộng đất để lập đồn điền. Trong cuộc khai thác này, có rất nhiều tên thực dân đã chiếm hàng ngàn, hàng vạn hecta đất để lập các đồn điền trồng lúa, trồng cà phê, chè hay cao su.

– Ép triều đình nhà Nguyễn khai khẩn đất hoang cho chúng.

Thứ hai: Lĩnh vực công nghiệp

– Thực dân Pháp tập trung và khai thác mỏ để vơ vét nguồn khoáng sản giàu có ở Việt Nam, đặc biệt là các mỏ than đá, thiếc, kẽm ở Hòn Gai, Thái Nguyên, Tuyên Quang,… Tất cả khoáng sản mà chúng vơ vét được đều được đưa về Pháp. Phần lớn các xí nghiệp khai thác mỏ đều nằm trong tay các tập đoàn tư bản pháp, đồng thời, chúng còn tận dụng nguồn nhân công lao động rẻ mạt tại Việt Nam để tiến vào các hầm mỏ làm việc cho chúng.

– Thực dân Pháp tiến hành cho xây dựng nhiều cơ sở phục vụ đời sống của chúng tại Việt Nam, như: điện, nước, bưu điện, hay cơ sở sản xuất xi măng, dệt nhằm tận dụng nhân công và nguồn nguyên liệu tại chỗ phục vụ cho nhu cầu thiết yếu của chúng khi hàng hóa chính quốc chưa kịp chuyển sang.
 

-> Một số ngành nghề thủ công tại Việt Nam đã bị mai một như dệt, gốm, … do không có đủ điều kiện để sản xuất và đồng thời không cạnh tranh được với hàng hóa của Pháp.

Thứ ba: Lĩnh vực giao thông vận tải

– Những đoạn đường sắt ở Bắc Kỳ và Trung Kỳ được xây dựng ngày càng nhiều. Tính đến năm 1912, tổng chiều dài đường sắt đã làm xong ở Việt Nam là 2.059 km, đường bộ được mở rộng đến các khu hầm mỏ, đồn điền, bến cảng và các đường biên giới trọng yếu.

– Các cây cầu, cảng biển, các tuyế đường biển ngày càng được xây dựng nhiều và vươn ra nhiều quốc gia trên thế giới. Tuy nhiên, mục đích xây dựng hệ thống giao thông của Pháp nhằm phục vụ cho mục đích khai thác lâu dài là chủ yếu, đồng thời góp phần hỗ trợ trong việc bóc lột nhân dân ta một cách dễ dàng.

-> Đây là một trong các lĩnh vực được thực dân Pháp tập trung phát triển một cách mạnh mẽ.
Mục đích: 

– Vơ vét, bóc lột một cách tối đa để bù đắp vào sự tổn thất của chúng trong các cuộc chiến tranh xâm lược.

– Đồng thời, chúng cũng muốn thăm dò thế mạnh về địa hình, điều kiện tự nhiên và tài nguyên thiên nhiên, cũng như nguồn lao động tại các nước thuộc địa.

Nguyễn Thanh Hà
bạn tham khảo nhé. chấm điểm + like hộ mình nha.

Bạn hỏi - Lazi trả lời

Bạn muốn biết điều gì?

GỬI CÂU HỎI
Học tập không giới hạn cùng học sinh cả nước và AI, sôi động, tích cực, trải nghiệm
Bài tập liên quan
Bài tập Lịch sử Lớp 8 mới nhất

Hôm nay bạn thế nào? Hãy nhấp vào một lựa chọn, nếu may mắn bạn sẽ được tặng 50.000 xu từ Lazi

Vui Buồn Bình thường

Học ngoại ngữ với Flashcard

×
Trợ lý ảo Trợ lý ảo
×
Gia sư Lazi Gia sư