Bài tập  /  Bài đang cần trả lời

Phân tích bài thơ thơ tình của người lính khổ thơ đầu

phân tích bài thơ thơ tình của người lính khổ thơ đầu
1 trả lời
Hỏi chi tiết
91
3
0
Le Cao Chi Bao
02/05/2023 19:43:50
+5đ tặng
Chi tiết câu hỏi
Ngữ Văn
Hỏi nhanh
19:42  2/05/2023
Phân tích bài thơ "Tình Người Lính Biển" của Trần Đăng Khoa

Trả lời

 

Gia sư Lê Cao Chí Bảo

19:42 , 2/05/2023


Thơ viết về đề tài chiến tranh, có những bài thật xúc động neo giữ bền chặt trong lòng bao thế hệ. Đó là những cuộc chia tay của người đi bảo vệ Tổ quốc và người yêu ở lại. Tiêu biểu như “Chia tay trong đêm Hà Nội” của Nguyễn ĐìnhThi, “Cuộc chia ly màu đỏ” của Nguyễn Mỹ, “Hương thầm” của Phan Thị Thanh Nhàn…Theo dòng cảm xúc đó, Trần Đăng Khoa có bài “Thơ tình người lính biển”.

Đây cũng là cuộc chia tay đầy lưu luyến, đầy lãng mạng và cũng rất đỗi tự hào của người lính hải quân đi làm nhiệm vụ giữ biên hải thiêng liêng của Tổ quốc. Tình cảm này đại diện cho tình yêu của hậu phương tạo thêm sức mạnh cho người lính biển ra khơi đến với biển đảo xa xôi để bảo vệ lãnh hải của Tổ quốc.“Thơ tình của người lính biển” ra đời đã được nhiều thế hệ đón nhận. Và khi nhạc sĩ Hoàng Hiệp phổ nhạc đã nhanh chóng đi vào lòng người và trở thành bài ca đi cùng năm tháng.Bài thơ thật bình dị, thật gần gũi. Cái bình dị, gần gũi được gói gọn trong tình yêu Tổ quốc thiêng liêng và tình yêu lứa đôi thủy chung của người lính biển. Câu thơ: “Biển một bên và em một bên…” được lặp lại như một điệp khúc trong năm khổ thơ của bài thơ. Nhịp điệu bài thơ khoan thai, dìu dặt tựa như những con sóng vỗ chao mạng thuyền. Nhưng được người lính lắng lại. Rồi tĩnh tâm để cân bằng hai đối trọng. Ta cùng thả hồn cùng tác giả, thì giai điệu câu thơ lại nghiêng về “Biển”. Thật vậy, nhạc sĩ Hoàng Hiệp đã nhận ra điều này.
Ông đã đưa giai điệu “Biển một bên” tha thiết vút cao và “Em một bên” dịu xuống rồi ngân dài. Nhưng giai điệu câu thơ không vì thế mà mất cân bằng. Luôn tạo ra đối trọng tương hỗ nhau để con thuyền băng băng ra biển lớn. Phải chăng, giai điệu ấy đã thôi thúc người lính biển bao giờ cũng đặt tình yêu Tổ quốc trên hết. Câu thơ thật lãng mạng cũng thật trí tuệ. Biển, đấy là Tổ quốc. Em, đấy là tình yêu lứa đôi. Đại diện cho cái rộng lớn và cái nhỏ bé. Cái chung và cái riêng cùng vun đắp cho khát vọng niềm tin của người lính biển. Nhà thơ Tế Hanh trong bài tứ tuyệt “Sóng” cũng viết: “Biển một bên, em một bên”. Theo tôi, Tế Hanh chỉ dừng lại ở một vế nói lên tình yêu lứa đôi mặc dù vẫn có hình ảnh em và biển. Còn Trần Đăng Khoa thay dấu phẩy bằng liên từ “và” vừa tách bạch vừa liên thông giữa hai nhân vật biển và em đại diện cho hai tình yêu Tổ quốc và riêng tư luôn tương quan chia sẻ tạo ra sức mạnh và niềm tin của người lính trẻ. Tình cảm đó đã tạo thành câu thơ điệp lại năm lần trong năm khổ thơ dệt nên điểm nhấn cho bài thơ thật hay.Bài thơ được khởi nguyên bằng ba từ thật đơn giản: “Anh ra khơi”.
Đằng sau ba từ ấy lại đong đầy tâm trạng của người lính biển. Mà mở đầu là hình ảnh cặp uyên ương chia tay nhau trên bến cảng. Một hình ảnh rất thực, khi đọc lên ai cũng hình dung ra được. Người lính biển rảo bước cùng người yêu của mình và ở đó anh nhận ra những vầng mây treo ngang trời như những cánh buồm trắng. Đấy là những hình ảnh thân quen của người lính biển. Thật lạc quan khi người lính nhìn mây treo ngang trời như cánh buồm phiêu du, như thôi thúc anh tạm xa người yêu về cùng với biển đảo thân yêu. Giờ, trong khoảnh khắc, cái hạnh phúc thật dung dị, thật hiếm hoi, biển và em lại ngân lên. Đấy là Tổ quốc thiêng liêng, là tình em chung thủy đan cài…Dấu chấm lửng đặt sau câu thơ: “Biển một bên và em một bên…” tạo cho người đọc sự đồng cảm, sẻ chia của sự cách xa trong tình yêu đôi lứa và những tâm sự thiết tha chưa kịp nói hết. Tất cả vì nghĩa lớn, vì Tổ quốc thân yêu.Trong khoảnh khắc hạnh phúc lứa đôi, họ sánh bước bên nhau bên chân sóng, nơi bến cảng xôn xao, nhà thơ đã khắc họa tính cách của biển và em: “Biển ồn ào, em lại dịu êm”. Hai hình ảnh ngỡ như tương phản nhau. Không, trong cảnh huống này đấy là sự tương thuộc. Bởi cả hai đã lắng sâu trong trái tim người lính biển.Bên chân sóng rì rào, người con gái buông câu nói diết da tình ái, rồi nén nỗi chia xa đầy luyến lưu của người ở lại.
Rồi lặng lẽ mỉm cười, như lời động viên tha thiết của mình khi ngoài kia biển đang thôi thúc tinh thần và trách nhiệm làm trai. Để rồi người lính đi giữa cái chung và riêng trước phút chia tay mà hóa thân thành con tàu lắng sóng từ hai phía. Và trái tim lại ngân lên: “ Biển một bên và em một bên…”Trong khoảnh khắc ấy, người lính biển chợt nhận ra: “Ngày mai, ngày mai khi thành phố lên đèn/ Tàu anh buông neo dưới chùm sao xa lắc/Thăm thẳm nước trời nhưng anh không cô độc/Biển một bên và em một bên…” Hai từ “ngày mai” được viết liền nhau hai lần như sự khẳng định chắc chắn nơi anh sẽ đến để thực hiện nghĩa vụ cao quý của mình bằng tâm thế thật lạc quan. Và người đọc có thể hình dung, có thể định lượng được bằng cảm quan rằng, nơi anh đóng quân thật xa xôi, thật cách trở. Và không gian ấy được trải dài vô tận với thăm thẳm nước trời, với chùm sao xa lắc. Ở đó có thể là đảo chìm, đảo nổi, có thể anh đang cùng đồng đội trên tàu tuần tra…Trước biển trời bao la, con người được xem như nhỏ bé, đơn độc là điều dễ hiểu. Nhưng “anh không cô độc” bởi trong anh có tình yêu Tổ quốc, có đồng đội, có hậu phương, có hình bóng em nơi quê nhà…Xưa nay khi nói về biển, người ta thường nghĩ tới những hiểm họa. Nào kẻ thù đang rình rập xâm lấn, nào thiên tai, nhân tai, nào những bất trắc khôn lường… Vì lãnh hải thiêng liêng của Tổ quốc, đã có không ít chàng trai Việt ra đi không trở về, thi thể họ vùi chôn nơi đáy biển nghìn thu. Và biết bao ngôi mộ gió khắc khoải ru hồn: “ Đất nước gian nan chưa bao giờ bình yên/Bão táp chưa ngưng trong những vành tang trắng”.
Nhưng không vì thế làm cho người thanh niên Việt Nam chùn bước. Theo tiếng gọi thiêng liêng của đất nước, họ sẵn sàng đi đến nơi đầu sóng ngọn gió để hoàn thành nghĩa vụ của mình một cách hiên ngang: “Anh đứng gác. Trời khuya. Đảo vắng”. Tác giả thật tài hoa khi dùng dấu chấm để ngắt nhịp câu thơ, tạo thành ba cụm câu, đã đem lại hiệu quả biểu cảm thật cao, tạo cho người đọc sự liên tưởng đến những vất vả, gian lao của người lính biển, nhưng cũng thật tự hào.
Hình ảnh “Anh đứng gác.”đã hóa thân thành cột mốc kiên định chủ quyền lãnh hải, là biểu tượng của lòng yêu nước và sự kiêu hãnh của dân tộc Việt Nam.Từ thuở cha ông bằng thuyền nan dong buồm đi cắm mốc chủ quyền quốc gia trên biển. Các thế hệ của dân tộc ta luôn nối tiếp nhau vượt qua bao gian nan thử thách để giữ vững chủ quyền của dân tộc. Các anh luôn trung thành, luôn thủy chung với tình yêu đất nước, với tình yêu lứa đôi dẫu bao giả định, bao bất trắc có thể xảy ra. Đó là tình yêu vĩnh hằng thiêng liêng của người lính biển: “Vòm trời kia có thể sẽ không em/Không biển nữa. Chỉ mình anh với cỏ/Cho dù thế thì anh vẫn nhớ/Biển một bên và em một bên…”

“Thơ tình người lính biển” là bài thơ với những hình ảnh ấn tượng. Vừa sâu lắng, vừa mãnh liệt cùng với âm điệu lúc trầm lúc bổng, lúc nhanh lúc chậm. Tất cả cùng hòa điệu trong âm hưởng “Biển một bên và em một bên…” tạo ra sự lan tỏa sâu rộng về tình yêu Tổ quốc quyện hòa cùng tình yêu lứa đôi lay thức trách nhiệm công dân trong lòng bao thế hệ.

Em xem tham khảo nhé.

Mở khóa để xem toàn bộ nội dung trả lời

(?)
Bạn đã đạt đến giới hạn của mình. Bằng cách Đăng ký tài khoản, bạn có thể xem toàn bộ nội dung trả lời
Cải thiện điểm số của bạn bằng cách đăng ký tài khoản Lazi.
Xem toàn bộ các câu trả lời, chat trực tiếp 1:1 với đội ngũ Gia sư Lazi bằng cách Đăng nhập tài khoản ngay bây giờ
Tôi đã có tài khoản? Đăng nhập

Bạn hỏi - Lazi trả lời

Bạn muốn biết điều gì?

GỬI CÂU HỎI
Học tập không giới hạn cùng học sinh cả nước và AI, sôi động, tích cực, trải nghiệm
Bài tập liên quan
Bài tập Ngữ văn Lớp 10 mới nhất

Hôm nay bạn thế nào? Hãy nhấp vào một lựa chọn, nếu may mắn bạn sẽ được tặng 50.000 xu từ Lazi

Vui Buồn Bình thường

Học ngoại ngữ với Flashcard

×
Gia sư Lazi Gia sư
×
Trợ lý ảo Trợ lý ảo