Hiện tượng đố kị trong đời sống đã có từ xưa. Thời Tam quốc có danh tướng Đông Ngô là Chu Du, nổi tiếng thao lược nhưng lại có tính đố kị. Thấy Gia Cát Lượng tài ba, Du đã nhiều lần tìm cách chứng tỏ mình là người tài “đệ nhất thiên hạ”, nhưng lần nào cũng bị thua. Lòng đố kị còn khiến Chu Du tìm kế sách hãm hại Gia Cát Lượng, nhưng lần nào Lượng cũng đoán biết và thoát hiểm. Khi nhận ra tài trí của mình không bằng Gia Cát Lượng, Du đã ngửa mặt lên trời mà than: “Trời đã sinh Du, sao còn sinh Lượng!”. Câu nói đó đã bộc lộ chân tướng của người đố kị: không chấp nhận thực tế người khác hơn mình.
Lòng đố kị có thể gắn với sự hiếu thắng, một tâm lí muốn chứng tỏ mình không thua chúng kém bạn, thậm chí hơn người. Tính hiếu thắng có thể có tác dụng kích thích người ta phấn đấu, cạnh tranh vượt lên người khác, có ý nghĩa tiến bộ nhất định. Tâm lí đố kị ngược lại, chỉ là sự biến dạng của lòng hiếu thắng. Đố kị là tâm lí của kẻ thất bại. Động cơ kích thích phấn đấu giảm sút, mà ý muốn hạ thấp, hãm hại người khác để thoả lòng ích kỉ tăng lên. Phân tích lòng đố kị, nhà triết học Hi Lạp cổ đại A-ri-xtốt đã nói: “Người đố kị sở dĩ cảm thấy dằn vặt đau đớn không chỉ vì cảm thấy mình thua kém mà còn vì phải nhìn thấy người khác thành công”. Nhà triết học đã chỉ ra thực chất kẻ đố kị là kẻ không muốn nhìn thấy người khác thành công.
Trên thực tế không một lòng đố kị nào có thể ngăn cản được người khác thành công, cho nên lòng đố kị chỉ có hại cho bản thân kẻ đố kị. Nó vừa làm cho kẻ đố kị không được sống thanh thản, luôn dằn vặt khổ đau vì những lí do không chính đáng, lại vừa có thể dẫn họ đến những mưu đồ xấu xa, thậm chí phạm tội ác. Kẻ đố kị không hiểu rằng “ngoài trời còn có trời” (cao hơn), “ngoài núi còn có núi” (cao hơn), mình tài còn có người tài hơn.
Lòng đố kị là một tính xấu cần khắc phục. Con người cần phải có lòng cao thượng, rộng rãi, biết vui với thành công của người khác. Tình cảm cao thượng không chỉ giúp con người sống thanh thản, mà còn có tác dụng thúc đẩy xã hội và đồng loại tiến bộ.
(Phỏng theo Băng Sơn, dẫn theo Ngữ văn 11 Nâng cao, tập hai)
Câu 1: Văn bản trên bàn luận về vấn đề nghị luận nào ? Chỉ ra trình tự lập luận của tác giả ?
Câu 2: Liệt kê các dẫn chứng có trong VB và nêu tác dụng việc sử dụng của dẫn chứng đối với hiệu quả lập luận ?
Câu 3: Anh/chị hiểu như thế nào về quan điểm “Đố kị là tâm lí của kẻ thất bại” ?
Câu 4: Qua VB trên, anh/chị hãy rút ra 01 thông điệp có ý nghĩa nhất với bản thân
Bằng cách nhấp vào Đăng nhập, bạn đồng ý Chính sách bảo mật và Điều khoản sử dụng của chúng tôi. Nếu đây không phải máy tính của bạn, để đảm bảo an toàn, hãy sử dụng Cửa sổ riêng tư (Tab ẩn danh) để đăng nhập (New Private Window / New Incognito Window).
Hiện tượng đố kị trong đời sống không chỉ thể hiện tâm lý tiêu cực mà còn phản ánh sự bất mãn khi cá nhân không đạt được mong muốn so với người khác. Như câu chuyện về Chu Du trong thời Tam Quốc, lòng đố kị đã khiến ông không chỉ dừng lại ở sự so sánh với Gia Cát Lượng, mà còn tìm cách hãm hại đối thủ. Điều này cho thấy đố kị không đơn thuần là biểu hiện của lòng hiếu thắng, mà là sự biến dạng của nó, khi một người không chấp nhận việc người khác giỏi hơn mình.
Tâm lý đố kị thường dẫn đến hậu quả tiêu cực, làm giảm động lực phấn đấu, thay vào đó là mong muốn hạ thấp hoặc phá hoại người khác. Đây là một dấu hiệu của sự thất bại trong tư duy và hành động. Ngược lại, lòng hiếu thắng, nếu được định hướng đúng, có thể giúp con người vượt qua giới hạn của bản thân và đạt được những thành tựu tích cực hơn.
Tóm lại, đố kị là một trạng thái tâm lý cần được kiểm soát và chuyển hóa, để thay vì cảm giác tiêu cực, mỗi người có thể tập trung vào việc hoàn thiện và phát triển bản thân.
Hôm nay bạn thế nào? Hãy nhấp vào một lựa chọn, nếu may mắn bạn sẽ được tặng 50.000 xu từ Lazi
Vui | Buồn | Bình thường |