Trong các phát minh sau, phát minh nào là thành tựu tiêu biểu của cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ ba
Câu 1. Trong các phát minh sau, phát minh nào là thành tựu tiêu biểu của cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ ba (nửa sau thế kỷ XX)?
A. Internet.
B. Trí tuệ nhân tạo.
C. Thuật toán đám mây.
D. Dữ liệu lớn.
Câu 2. Rôbốt đầu tiên được cấp quyền công dân như con người là
A. Robear.
B. Pa-ro.
C. So-phi-a.
D. A-si-mo.
Câu 3. Những thành tựu của cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư là gì?
A. Vệ tinh nhân tạo, công nghệ sinh học, công nghệ liên ngành, đa ngành.
B. Máy tính điện tử, internet, công nghệ sinh học.
C. Thiết bị điện tử, trình duyệt web, vật liệu mới.
D. Trí tuệ nhân tạo, công nghệ sinh học,internet kết nối vạn vận, dữ liệu lớn.
Câu 4. Kho dữ liệu khổng lồ rất quan trọng trong sự phát triển của công nghệ trong thời đại 4.0 là
A. Cloud.
B. in 3D.
C. dữ liệu lớn.
D. trí tuệ nhân tạo.
Câu 5. Những thành tựu cơ bản của cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ ba là
A. máy tính, máy bay, trí tuệ nhân tạo, rô bốt.
B. máy tính, rô bốt, chinh phục vũ trụ, internet.
C. máy tính, tàu thuỷ, rô bốt, la bàn.
D. máy tính, chinh phục vũ trụ, internet kết nối vạn vật.
Câu 6. Trong các phát minh sau, phát minh nào không phải là thành tựu cơ bản của cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư?
A. Chất pô-li-me.
B. Trí tuệ nhân tạo.
C. Cừu Đô-li.
D. Internet kết nối vạn vật.
Câu 7. Một trong những thành tựu quan trọng của Cách mạng công nghiệp lần thứ ba ( nửa sau thế kỉ XX) là
A. máy bay.
B. rô bốt.
C. máy tính.
D. tàu chiến.
Câu 8. Nửa sau thế kỉ XX, bước tiến quan trọng của ngành công nghệ thông tin là
A. vệ tinh nhân tạo.
B. điện toán đám mây.
C. máy tính điện tử.
D. mạng kết nối internet không dây.
Câu 9. Trong công nghệ sinh học của cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư thì ba công nghệ chủ yếu tác động đến sự thay đổi cuộc sống con người là
A. công nghệ gien, nuôi cấy mô và nuôi cấy sinh học.
B. công nghệ gien, xử lí ô nhiễm môi trường, chế tạo bảo quản thực phẩm.
C. công nghệ gien, nuôi cấy mô và nhân bản.
D. công nghệ gien, nuôi cấy mô và chế phẩm sinh học.
Câu 10. Một trong những tác động tích cực của cuộc Cách mạng công nghiệp thời hiện đại là gì?
A. Gây ra tình trạng ô nhiễm môi trường.
B. Con người bị lệ thuộc vào thiết bị thông minh.
C. Gây ra sự phân hoá giàu nghèo trong xã hội.
D. Giúp cho sự giao lưu văn hoá được thuận tiện.
Câu 11. Một trong những tác động tiêu cực của cuộc Cách mạng công nghiệp thời hiện đại là gì trong những phương án dưới đây?
A. Giao lưu văn hoá giữa các quốc gia thuận tiện.
B. Người lao động có trình độ chuyên môn cao.
C. Tác động mạnh mẽ đến xu hướng tiêu dùng.
D. Nguy cơ đánh mất văn hoá truyền thống.
Câu 12. Cách mạng công nghiệp thời kì hiện đại với sự xuất hiện của nền sản xuất mới có ý nghĩa như thế nào đối với tăng trưởng kinh tế?
A. Mức độ đóng góp của khoa học công nghệ ngày càng lớn.
B. Khoa học công nghệ đóng góp một phần.
C. Khoa học công nghệ không đóng góp vào sự tăng trưởng kinh tế.
D. Khoa học công nghệ khiến cho sự tăng trưởng kinh tế ngày càng lệ thuộc.
Câu 13. Cuộc cách mạng công nghiệp thời kì hiện đại đã góp phần đưa nhân loại
A. đưa nhân loại đến thời kì văn minh công nghiệp máy móc.
B. đưa nhân loại đến thời kì văn minh nông nghiệp.
C. đưa nhân loại đến thời kì lệ thuộc vào các thiết bị khoa học.
D. đưa nhân loại đến thời kì văn minh thông tin.
Câu 14. Sự phát triển mạnh mẽ của cuộc Cách mạng công nghiệp thời kì hiện đại đã
A. làm con người ngày càng lệ thuộc vào khoa học.
B. thúc đẩy quá trình toàn cầu hoá và khu vực hoá nền kinh tế thế giới.
C. thúc đẩy quá trình khủng hoảng, suy thoái của nền kinh tế thế giới.
D. thúc đẩy quá trình sản xuất dây chuyền tự động hoá.
Câu 15. Từ thế kỉ thứ VII đến cuối thế kỉ thứ X, là thời kì các quốc gia Đông Nam Á
A. khủng hoảng.
B. phát triển rực rỡ.
C. bước đầu phát triển.
D. suy thoái.
Câu 16. Từ thế kỉ X đến thế kỉ XV, văn minh Đông Nam Á bước vào thời kì
A. hình thành.
B. khủng hoảng.
C. phát triển.
D. tan rã.
Câu 17. Giai đoạn từ thế kỉ XVI đến thế kỉ XIX, là thời kì mà các quốc gia Đông Nam Á
A. phát triển rực rỡ.
B. khủng hoảng, suy vong.
C. hình thành.
D. dần hoàn thiện.
Câu 18. Trên cơ sở văn minh nông nghiệp, cư dân Đông Nam Á đã có các tín ngưỡng bản địa
A. thờ đức thánh chúa trời.
B. Phật giáo.
C. Thiên chúa giáo.
D. thờ cúng tổ tiên.
Câu 19. Cư dân Đông Nam Á tiếp thu Phật giáo và Hin- đu giáo chủ yếu qua con đường nào?
A. Con đường xâm lấn lãnh thổ.
B. Thông qua việc áp đặt, cưỡng bức cư dân Đông Nam Á.
C. Thông qua việc tiếp nhận hệ tư tưởng.
D. Thông qua con đường thương mại và truyền giáo.
Câu 20. Từ khoảng thế kỉ X- XIII, trong nền văn học của các quốc gia Đông Nam Á xuất hiện thể loại văn học gì?
A. Văn học dân gian.
B. Sử thi.
C. Ca dao.
D. Văn học viết.
Câu 21. Trong nghệ thuật kiến trúc của cư dân Đông Nam Á thì loại hình kiến trúc dân gian phổ biến là
A. nhà xây.
B. nhà ở bằng đất.
C. nhà sàn.
D. nhà ở bằng gạch.
Câu 22. Công trình nào sau đây thuộc kiến trúc Phật giáo?
A. Đền tháp Bô-rô-bu- đua.
B. Kinh thành Huế.
C. Cố đô A-giút- thay-a
D. Thánh đường Bai-tu-ra-man.
Câu 23. Các tác phẩm điêu khắc của cư dân Đông Nam Á mang tính chất phổ biến là
A. hoàng cung, đời sống sinh hoạt của nhân dân.
B. tôn giáo, tượng thần, tượng Phật, phù điêu.
C. các vị vua có uy tín trong nhân dân.
D. nhân dân, hoàng cung và những anh hùng dân tộc.
Câu 24. Thế kỉ thứ XVI, tôn giáo mới nào được du nhập từ phương Tây đến Đông Nam Á?
A. Thiên chúa giáo.
B. Hin đu giáo.
C. Hồi giáo.
D. Phật giáo.
Câu 25. Nghệ thuật kiến trúc Đông Nam Á thời kì cổ- trung đại chịu ảnh hưởng mạnh mẽ từ kiến trúc Hồi giáo và kiến trúc nào dưới đây?
A. Nhật Bản.
B. Phương Tây.
C. Ấn Độ.
D. Trung Quốc.
Câu 26. Trước khi sáng tạo ra chữ viết riêng, một số cư dân Đông Nam Á đã sử dụng chữ viết nào sau đây?
A. Chữ viết của Ấn Độ.
B. Chữ viết của người Khơ-me.
C. Chữ viết của người Chăm.
D. Chữ Nôm.
Câu 27. Thời cổ-trung đại, tôn giáo nào sau đây đã trở thành quốc giáo ở một số quốc gia Đông Nam Á trong một thời gian dài?
A. Thiên chúa giáo.
B. Hồi giáo.
C. Phật giáo.
D. Nho giáo.
Câu 28. Ngoài ảnh hưởng sâu sắc từ Ấn Độ,Trung Hoa, Ả Rập văn học Đông Nam Á còn chịu ảnh hưởng từ văn học
A. Nhật Bản.
B. phương Tây.
C. Hàn Quốc.
D. Hi Lạp và Rô ma.
Câu 29. Nghệ thuật kiến trúc ở Đông Nam Á phát triển mạnh và đạt thành tựu ở ba dòng kiến trúc
A. dân gian, cung đình và đời sống.
B. dân gian, tôn giáo và cung đình.
C. dân gian, tôn giáo và quý tộc.
D. dân gian, tôn giáo và bình dân.
Câu 30. Địa bàn cư trú chủ yếu của cư dân Chăm- pa cổ thuộc khu vực nào trên lãnh thổ Việt Nam ngày nay?
A. Bắc Bộ và Bắc Trung Bộ.
B. Nam Bộ.
C. Cư trú rải rác trên khắp cả nước.
D. Trung và Nam Trung Bộ.
Câu 31. Địa bàn cư trú chủ yếu của cư dân Phù Nam thuộc khu vực nào trên lãnh thổ Việt Nam ngày nay?
A. Bắc Bộ và Bắc Trung Bộ.
B. Đồng bằng Sông Hồng.
C. Khu vực Nam Bộ.
D. Trung Bộ.
Câu 32. Hoạt động kinh tế chủ yếu của cư dân cổ Phù Nam là
A. nông nghiệp.
B. thủ công nghiệp.
C. buôn bán.
D. trồng trọt và chăn nuôi.
Câu 33. Hoạt động kinh tế chính của cư dân Chăm- pa là
A. phát triển thương nghiệp.
B. nông nghiệp lúa nước.
C. săn bắn, hái lượm.
D. buôn bán, nghề thủ công.
Câu 34. Chữ viết Chăm- pa ra đời dựa trên cơ sở tiếp thu chữ viết nào sau đây?
A. Chữ Hán.
B. Chữ Nhật Bản.
C. Chữ Phạn.
D. Chữ Thái.
Câu 35. Trong đời sống tinh thần của cư dân Phù Nam, tôn giáo nào mang tính phổ biến nhất đối với cư dân ở đây?
A. Nho giáo.
B. Kito giáo.
C. Hồi giáo.
D. Hin đu giáo.
Câu 36. Trong Hin đu giáo của mình cư dân Cư dân Phù Nam thờ ba vị thần phổ biến nào dưới đây?
A. Bra-ma, Vit-xnu, Si- va.
B. Bra-ma, Áp-sa-ra, Vit-xnu.
C. Bra-ma, Vit-xnu, Ma-ha-bha-ra-ta.
D. Bra-ma, Vit-xnu, Dớt.
Câu 37. Nguồn lương thực chính của cư dân Chăm- pa là
A. gạo nếp, gạo tẻ.
B. hải sản.
C. thịt thú rừng săn bắt được.
D. các loại rau, củ, quả.
Câu 38. Cư dân Phù Nam sống chủ yếu trong
A. nhà bằng gạch.
B. nhà xây bằng xi măng.
C. nhà làm bằng tre nứa.
D. nhà sàn làm bằng gỗ.
Câu 39. Nội dung nào sau đây thể hiện đúng đặc điểm của nền văn minh Chăm- pa?
A. Chỉ tiếp thu những thành tựu của nền văn minh Ấn Độ.
B. Có sự giao thoa giữa văn minh Trung Hoa và Ấn Độ.
C. Có sự kết hợp giữa văn minh Đại Việt với văn minh Phù Nam.
D. Có sự kết hợp văn hoá bản địa với văn hoá Ấn Độ.
Câu 40. Nội dung nào sau đây không phải là cơ sở hình thành của văn minh Phù Nam?
A. Chịu ảnh hưởng từ nền văn minh Ấn Độ.
B. Hình thành trên cơ sở văn hoá Đồng Nai.
C. Chịu ảnh hưởng của nền văn hoá Trung Hoa.
D. Lưu giữ và phát huy văn hoá bản địa.
Câu 41. Nhà nước Phù Nam được tổ chức theo mô hình nhà nước nào?
A. Quân chủ lập hiến.
B. Quân chủ chuyên chế.
C. Dân chủ chủ- nô.
D. Tư bản chủ nghĩa.
Câu 42. Trong tổ chức xã hội của nhà nước Chăm- pa, cư dân chủ yếu sinh sống ở nơi nào?
A. Trong các đơn vị hành chính châu, phủ.
B. Trong các công xã nông thôn.
C. Trong các chiềng, chạ.
D. Chủ yếu sinh sống trong làng.
Câu 43. Trong tín ngưỡng dân gian của cư dân cổ Phù Nam có tục
A. sùng bái núi thiêng và nàng công chúa rắn.
B. sùng bái các vua và hoàng tộc.
C. thực hành lễ nghi nông nghiệp mong mùa màng bội thu.
D. thờ các nhân vật của Phật giáo.
0 Xem trả lời
545