Khởi nghĩa Hai Bà Trưng:
Diễn biến:
- 3/40, Hai Bà Trưng phất cờ khởi nghĩa được nhân dân hưởng ứng.
- Chiếm được Cổ Loa, Luy Lâu.Khởi nghĩa thắng lợi, Trưng Trắc lên làm vua ,đóng đô ở Mê Linh, xây dựng chính quyền tự chủ.
- Năm 42,khởi nghĩa bị Mã Viện đàn áp.
Ý nghĩa:- Mở đầu cho cuộc đấu tranh chống áp bức đô hộ của nhân dân Âu Lạc.
- Khẳng định khả năng, vai trò của phụ nữ trong đấu tranh
Khởi nghĩa Lý Bí và sự thành lập nước Vạn Xuân:
Diễn biến:- Năm 542,Lý Bí liên kết hào kiệt các châu thuộc miền Bắc khởi nghĩa,lật đổ chế độ đô hộ.
- Năm 544,Lý Bí lên ngôi, lập nuớc Vạn Xuân
- Năm 545,nhà Lương đem quân xâm lược ,Lý Bí trao quyền cho Triệu Quang Phục tổ chức kháng chiến ? Năm 550 thắng lợi? Triệu Quang Phục lên ngôi vua.
- Năm 571, Lý Phật Tổ cướp ngôi.
- Năm 603,nhà Tùy xâm lược, nước Vạn Xuân kết thúc.
Ý nghĩa:- Giành được độc lập tự chủ sau 500 năm đấu tranh bền bỉ.
- Khẳng định được sự trưởng thành của ý thức dân tộc.
- Bước khẵng đinh được sự trưởng thành của ý thức dân tộc
Cuộc khởi nghĩa của Mai Thúc Loan:
Diễn biến:
- Năm 713, cuộc khởi nghĩa bùng nổ. Quân khởi nghĩa do Mai Thúc Loan lãnh đạo nhanh chóng làm chủ vùng đất Hoan Châu (thuộc Nghệ An – Hà Tĩnh ngày nay).
- Cuộc khởi nghĩa nhanh chóng lan rộng ra phạm vi cả nước, thu hút đông đảo các tầng lớp nhân dân tham gia.
Ý nghĩa: - Là sự tiếp nối truyền thống đấu tranh kiên cường của người Việt.
- Cổ vũ trực tiếp cho tinh thần đấu tranh giành độc lập hoàn toàn của người Việt đầu thế kỉ X.
Cuộc khởi nghĩa Phùng HưngDiễn biến: - Khoảng năm 776, Phùng Hưng cùng em là Phùng Hải họp quân khởi nghĩa ở Đường Lâm.
- Nhân dân các vùng xung quanh nổi dậy hưởng ứng và giành được quyền làm chủ vùng đất của mình.
- Ít lâu sau, Phùng Hưng kéo quân bao vây phủ thành Tống Bình và chiếm được thành, sắp đặt việc cai trị đất nước.
Ý nghĩa: - Khẳng định quyết tâm giành lại độc lập dân tộc, tự chủ, mong muốn dân tộc được hòa bình, tự do của người Việt.
- Phản ánh nỗi bất bình của nhân dân ta trước những chính sách tàn bạo của quân xâm lược.