Bài tập  /  Bài đang cần trả lời

Những đóng góp tiêu biểu, xuất sắc của Hải quân Nhân dân Việt Nam trong chiến công chống đế quốc Mỹ phong tỏa sông, biển miền Bắc bằng thủy lôi và bom từ trường

Câu 2: Những đóng góp tiêu biểu, xuất sắc của Hải quân Nhân dân Việt Nam trong chiến công chống đế quốc Mỹ phong tỏa sông, biển miền Bắc bằng thủy lôi và bom từ trường
2 trả lời
Hỏi chi tiết
235
2
1
Thu Huyen
18/05/2023 23:52:23
Mở đột phá khẩu cho cuộc chiến chống phong tỏa

Ông Nguyễn Thế Trinh, nguyên Trưởng phòng Khoa học quân sự Hải quân vẫn nhớ những ngày đế quốc Mỹ đánh phá miền Bắc: Đó là vào đầu năm 1967, bất chấp luật pháp quốc tế, Mỹ thả hàng nghìn quả thủy lôi và bom từ trường xuống các cửa sông, cửa biển miền Bắc nước ta như: Cửa sông Mã-Thanh Hóa, Cửa Hội-Nghệ An, cửa sông Gianh, cửa sông Nhật Lệ-Quảng Bình… Trước tình hình đó, lực lượng hải quân đã lập hàng trăm trạm quan sát cùng với các đơn vị bạn chia ô, khoanh vùng để nắm được số lượng thủy lôi và bãi chúng thả.

Ngày 1-3-1967, Bộ tư lệnh Hải quân đã cử Trương Thế Hùng, Trần Thanh Hoài và Đào Kỳ của Đội 8 Công binh Hải quân vào Khu 4 để nghiên cứu hai quả thủy lôi đã được trục vớt ở phà sông Gianh. Các ông hành quân bằng xe đạp, vượt hơn 400km vào đến Quảng Bình thì hay tin công binh Quảng Bình đã chở hai quả thủy lôi ra Nghệ An, vì Quảng Bình lúc bấy giờ đang là trọng điểm đánh phá ác liệt, để thủy lôi ở lại không an toàn. Thủy lôi được đưa về một cánh đồng ở Nam Đàn (Nghệ An), đặt trong một ngôi miếu. Các ông yêu cầu đặt hai quả thủy lôi cách xa đề phòng chúng kích nổ lẫn nhau.

Khi giáp mặt với thủy lôi, ông Trương Thế Hùng và các cộng sự nhận định: Đây là hai quả thủy lôi chìm đáy không chạm nổ, là thủy lôi cảm ứng từ và thủy lôi âm thanh MK50 và MK52. Trước loại vũ khí này, các ông Hùng, Hoài, Kỳ có những băn khoăn nhất định. Nhớ lại thời khắc ấy, ông Trương Thế Hùng kể: “Bộ Tư lệnh Hải quân đồng ý và giao nhiệm vụ cho chúng tôi bằng mọi giá phải tháo bằng được thủy lôi một cách nguyên vẹn để về nghiên cứu. Tuy nhiên, khi học tập về thủy lôi, được chuyên gia Liên Xô huấn luyện thấy rằng, trong thủy lôi địch có khả năng gài bẫy, nó có thể tự nổ bất cứ lúc nào nên rất nguy hiểm. Vì vậy, chúng tôi xác định, làm việc này có thể phải trả giá bằng tính mạng.
Tháo thủy lôi lúc bấy giờ không hề có dụng cụ chuyên dụng mà tháo bằng cờ-lê sắt, đây là một dụng cụ không bảo đảm an toàn nhưng chúng tôi xác định phải làm vì không còn cách nào khác. Tôi có nói với anh em, tháo quả thủy lôi đầu tiên là mở đột phá khẩu của cuộc chiến đấu chống phong tỏa. Tôi vừa làm, vừa nói: Tôi đang tháo ốc số mấy, tháo nắp gì, tôi đã lấy ngòi nổ ra… phải nói kỹ như vậy để nếu có xảy ra trường hợp nổ, anh em ở ngoài cũng biết là nổ ở vị trí nào. Khi chúng tôi vô hiệu hóa quả thủy lôi và chuyển ra vị trí an toàn, ai nấy thở phào và rất sung sướng vì mình đã cơ bản hoàn thành nhiệm vụ”. 

Việc tháo gỡ thành công quả thủy lôi có ý nghĩa vô cùng quan trọng trong việc tìm ra quy luật hoạt động của thủy lôi, góp phần vào thắng lợi của chiến dịch chống phong tỏa.

Bắt sống “Thần chết” trên sông, biển

Ông Nguyễn Khoái, nguyên Giám đốc Xưởng 56 Hải quân cho biết: Sau khi các ông Trương Thế Hùng, Trần Thanh Hoài, Đào Kỳ tháo được quả thủy lôi về, nhiệm vụ của cán bộ, công nhân Xưởng 56 là mổ xẻ, phanh phui, tìm hiểu tất cả những tính năng, kỹ chiến thuật của nó. Đây là việc làm vô cùng khó khăn, phức tạp nhưng trước yêu cầu cấp bách của cuộc chiến, xưởng quyết tâm làm bằng được. Và chỉ trong vòng 20 ngày, các ông đã vẽ được  sơ đồ mạch điện, nguyên lý nổ của thủy lôi. Hoàn thành công việc, Xưởng 56 chuyển toàn bộ bản vẽ cho Nhà máy X46 Hải quân nghiên cứu sản xuất ra phương tiện rà phá thủy lôi.


Ông Trương Thế Hùng giới thiệu các kỷ vật còn lưu giữ.
Nhà máy 46 Hải quân lúc bấy giờ là cơ sở kỹ thuật duy nhất của hải quân được giao nhiệm vụ nghiên cứu, chế thử và sản xuất các thiết bị rà phá, trên cơ sở kết hợp với các cán bộ, các nhà khoa học trong và ngoài quân đội. Chính từ nơi đây, cán bộ, kỹ sư công nhân nhà máy đã cho ra đời nhiều thiết bị rà phá thủy lôi hiệu quả. Ông Nguyễn Trọng Bích là tác giả của những thiết bị HDL-9, HT5, HT6. Bằng các thiết bị này, chúng ta đã rà phá được hàng trăm quả thủy lôi và bom từ trường, góp phần giải phóng luồng lạch bảo đảm giao thông trong giai đoạn 1967-1968.

Đầu năm 1972, đế quốc Mỹ phát động cuộc chiến tranh phá hoại miền Bắc lần thứ hai. Gần 40.000 quả thủy lôi và bom từ trường được chúng thả xuống 40 khu vực cửa sông, cửa biển thuộc 10 tỉnh duyên hải từ Quảng Ninh đến Quảng Trị. Vào thời kỳ này, Nhà máy X46 Hải quân là tâm điểm của cuộc đấu trí quyết liệt giữa ta và địch. Trước đòi hỏi lúc bấy giờ là làm sao ta phải nắm bắt và làm chủ khoa học công nghệ để áp dụng vào mổ xẻ các quả thủy lôi đã được cải tiến, nắm vững nguyên lý hoạt động của chúng để sản xuất ra những thiết bị rà phá hiệu quả nhất. Chính Nhà máy X46 Hải quân đã cho ra đời 10 phương tiện rà phá thủy lôi, gồm 7 tàu phóng từ và 3 tàu kéo khung dây từ T150, T152, T154.

Ông Tăng Đình Tiến, nguyên Phó giám đốc Nhà máy X46 Hải quân cho biết: Do Mỹ thả nhiều thủy lôi như vậy nên Bộ tư lệnh Hải quân yêu cầu phải chế tạo ra những thiết bị rà phá được nhiều hơn. Cán bộ, công nhân Nhà máy X46 Hải quân cùng với đội ngũ kỹ sư Trường Đại học Bách khoa Hà Nội đã cùng nhau nghiên cứu, lấy Nhà máy X46 là nơi thí điểm sản xuất, tiến hành chế tạo một phương tiện. Phương tiện này bước đầu dùng tàu Tăng-kít của Liên Xô quấn toàn bộ dây từ xung quanh thân tàu thành khung từ, sau đó đặt máy kích từ, máy phát điện nằm trong lòng tàu. Tàu hoạt động đã phát huy hiệu quả, bán kính rà phá kích nổ của tàu trong phạm vi 100m.

Với nhiều giải pháp công nghệ, tập thể kỹ sư, công nhân trong và ngoài quân đội đã chế tạo ra tàu phóng từ quy mô hơn quyết định đến thắng lợi của chiến dịch. Cùng với sự lao động quên mình của công nhân, Nhà máy X46 Hải quân đã cho ra đời tàu phóng từ cực mạnh V412 đầu triên.

Đầu năm 1973, theo nội dung của Hiệp định Pa-ri thì quân đội Mỹ buộc phải vào miền Bắc rà phá thủy lôi. Chuẩn đô đốc Mác-cao-li dẫn đầu với khoảng 5000 người được trang bị phương tiện tối tân nhưng họ đã bó tay trước thủy lôi của chính họ. Sau gần 5 tháng, đoàn người này chỉ phá được 3 quả thủy lôi ngoài luồng Nam Triệu. Cũng trong thời gian này, lực lượng hải quân khẩn trương thông luồng với các đơn vị chủ lực như Đội 8 Công binh, Tiểu đoàn 1-Trung đoàn 171…

Như vậy cả hai thời kỳ, Hải quân nhân dân Việt Nam đã rà phá được 2.398 quả thủy lôi và bom từ trường trong tổng số 13.346 quả ta phá được. Đây là cuộc chiến đấu thực sự trên lĩnh vực khoa học công nghệ.

Những người anh hùng Đội 8

Cứ vào ngày 2-7 hằng năm, các CCB Đội 8 Công binh Hải quân anh hùng có dịp gặp lại nhau. Học xúc động kể lại những ký ức hào hùng một thời. Đội 8 Công binh là đơn vị được thành lập cách đây hơn 47 năm. Những chiến sĩ công binh Đội 8 có mặt ở 23 khu vực của các tỉnh ven biển từ Quảng Ninh đến Quảng Bình, cùng các lực lượng phối hợp rà phá hàng nghìn quả thủy lôi và bom từ trường. Kẻ thù đối mặt với họ là những quả thủy lôi hiện đại MK50, MK52 và bom từ trường DST 36. Họ làm việc trong điều kiện vô cùng khắc nghiệt, trên trời máy bay địch oanh tạc, ngoài biển thì tàu chiến pháo kích trong khi vũ khí trang bị chỉ là những tấm tôn, thùng phi, cuộn dây điện, nam châm…

Trong bảng vàng thành tích của Đội 8 Công binh Hải quân, chúng ta phải kể đến người Đội trưởng Trương Thế Hùng. Ông là một trong 100 học viên được hải quân cử đi đào tạo cơ bản tại Trung Quốc. Đây là lớp cán bộ tiền thân của Quân chủng Hải quân. Chiến công đáng kể nhất của ông trong đợt chống phong tỏa là người tháo gỡ và rà phá những quả thủy lôi đầu tiên, để chúng ta nghiên cứu tìm ra thiết bị rà phá thành công thủy lôi. Mỗi lần đi làm nhiệm vụ là mỗi lần ông đối mặt với tử thần. Với những cống hiến lớn lao, ông đã được trao tặng Giải thưởng Hồ Chí Minh đợt 1.

Mỗi lần gặp mặt, nếu có điều kiện, những CCB Đội 8 Công binh Hải quân lại ra cửa Nam Triệu-Hải Phòng, nơi mang dấu tích của cuộc chiến tranh chống phong tỏa năm xưa. Những đèn a-van, đèn nơm, phao số không… luôn gắn với những chiến công oanh liệt. Những tấm gương chiến đấu dũng cảm hy sinh như đồng chí Khán hy sinh do tên lửa địch bắn trong khi đang làm thí nghiệm, đồng chí Giắc hy sinh mất xác trong khi đi trinh sát bom từ trường, đồng chí Thanh bị cá mập ăn mất xác trong khi đi quan sát cơ động và rà phá thủy lôi trên biển…

Cửa Nam Triệu-Hải Phòng cũng là địa danh ông Trương Thế Hùng tháo quả thủy lôi đầu tiên của đợt 2 để hải quân tìm ra các thiết bị rà phá giúp cảng Hải phòng thông luồng an toàn.

Ông Đặng Đức Năng, nguyên chiến sĩ công binh rà phá thủy lôi cho biết: Công việc lúc bấy giờ là sinh tử, sống còn. Nhiều đồng đội đã hy sinh nhưng không phải vì thế mà các ông chùn bước. Cứ máy bay Mỹ rời khỏi, toàn đội lại ra ngay trận địa để rà phá. Để cho từng hải lý bình yên trong cuộc chiến chống phong tỏa, đã có biết bao máu xương của người lính Hải quân đổ xuống. Nhiều người vĩnh viễn nằm lại nơi cửa sông, cửa biển.

Mở khóa để xem toàn bộ nội dung trả lời

(?)
Bạn đã đạt đến giới hạn của mình. Bằng cách Đăng ký tài khoản, bạn có thể xem toàn bộ nội dung trả lời
Cải thiện điểm số của bạn bằng cách đăng ký tài khoản Lazi.
Xem toàn bộ các câu trả lời, chat trực tiếp 1:1 với đội ngũ Gia sư Lazi bằng cách Đăng nhập tài khoản ngay bây giờ
Tôi đã có tài khoản? Đăng nhập
1
1
Ozzy TK
19/05/2023 05:00:07
+4đ tặng
Trong chiến công chống đế quốc Mỹ phong tỏa sông, biển miền Bắc, Hải quân Nhân dân Việt Nam đã có những đóng góp tiêu biểu và xuất sắc. Dưới đây là một số điểm nổi bật:

1. Sử dụng thủy lôi và bom từ trường: Hải quân đã sử dụng thành công thủy lôi và bom từ trường để tạo ra hiệu ứng phong tỏa, ngăn chặn và làm khó khăn cho các tàu chiến và phương tiện của đế quốc Mỹ. Đây là một chiến thuật đột phá và mang tính đột phá trong cuộc chiến, đóng góp quan trọng vào việc bảo vệ lãnh thổ và ngăn chặn sự xâm lược của quân địch.

2. Quản lý biển và bảo vệ lãnh thổ: Hải quân đã tiến hành phong tỏa và giám sát khu vực biển miền Bắc, đảm bảo an ninh biển, không để cho các tàu và phương tiện của đế quốc Mỹ xâm nhập vào lãnh thổ. Điều này đảm bảo sự an toàn và tự do cho việc di chuyển của lực lượng vũ trang và người dân Việt Nam.

3. Tăng cường năng lực chiến đấu: Hải quân đã không ngừng nâng cao năng lực chiến đấu, rèn luyện quân đội và cung cấp sự hỗ trợ cần thiết cho các lực lượng khác trong chiến công chống đế quốc Mỹ. Họ đã tham gia vào các chiến dịch biển và đóng góp quan trọng vào sự thành công của cuộc chiến.

4. Truyền thông và tác động tâm lý: Hải quân cũng đã có vai trò quan trọng trong việc truyền thông và tác động tâm lý, góp phần nâng cao ý chí và tinh thần chiến đấu của quân và dân Việt Nam. Các chiến công của Hải quân đã tạo ra những ảnh hưởng lớn, khơi dậy lòng tự hào dân tộc và sự đoàn kết trong cuộc chiến.

Những đóng góp tiêu biểu, xuất sắc của Hải quân Nhân dân Việt Nam trong chiến công chống đế quốc Mỹ phong tỏa sông, biển miền Bắc bằng thủy lôi và bom từ trường đã góp phần quan trọng vào sự thành công của cu

ộc chiến và khẳng định khả năng và sức mạnh của Hải quân Việt Nam.

Bạn hỏi - Lazi trả lời

Bạn muốn biết điều gì?

GỬI CÂU HỎI
Học tập không giới hạn cùng học sinh cả nước và AI, sôi động, tích cực, trải nghiệm
Bài tập liên quan
Bài tập Lịch sử Đại học mới nhất

Hôm nay bạn thế nào? Hãy nhấp vào một lựa chọn, nếu may mắn bạn sẽ được tặng 50.000 xu từ Lazi

Vui Buồn Bình thường

Học ngoại ngữ với Flashcard

×
Gia sư Lazi Gia sư
×
Trợ lý ảo Trợ lý ảo