1. Nhà Lương siết chặt ách đô hộ nước ta như thế nào?
Đầu thế kỉ VI, nhà Lương đô hộ Giao Châu.
Chính quyền đô hộ chia lại nước ta thành : Giao Châu (đồng bằng và trung du Bắc Bộ), Ái Châu (Thanh Hoá), Đức Châu, Lợi Châu, Minh Châu (Nghệ An - Hà Tĩnh) và Hoàng Châu (Quảng Ninh).
Nhà Lương chủ trương chỉ có tôn thất nhà Lương và một số dòng họ lớn mới được giao những chức vụ quan trọng.
Thứ sử Giao Châu bấy giờ là Tiêu Tư đã đặt ra hàng trăm thứ thuế: người nào trồng cây dâu cao một thước (khoảng 40 cm) đều phải nộp thuế, bán vợ đợ con cũng phải nộp thuế... Sử sách Trung Quốc thú nhận : Tiêu Tư “tàn bạo mất lòng dân”.
2. Tại sao quân Nam Hán lại xâm lược nước ta lần thứ 2?
- Quân Nam Hán đã xâm lược nước ta lần thứ 2 vì:
+ Chúng đã nuôi sẵn ý đồ xâm lược nước ta.
+ Trả thù lần thất bại trong cuộc xâm lược lần thứ nhất.
+ Nhân cớ việc cầu cứu Kiều Công Tiễn, vua Nam Hán cho quân xâm lược nước ta lần 2.
3. Vì sao nói chiến thắng Bạch Đằng năm 938 là chiến thắng vĩ đại của dân tộc ta?
Trận chiến trên sông Bạch Đằng năm 938 là một chiến thắng vĩ đại của dân tộc ta vì:
Đây là một trong những trận thuỷ chiến lớn nhất trong lịch sử chống ngoại xâm của dân tộc, tiêu diệt được nhiều quân thù, đánh bại ý chí xâm lăng của nhà Nam Hán, khiến cho chúng không dám tấn công xâm lược nước ta lần thứ ba, mặc dù nhà Nam Hán còn tồn tại một thời gian dài nữa.
4.Sau 1000 năm nước ta bị đô hộ, tổ tiên chúng ta đã để lại cho chúng ta những gì?
Hơn 1000 năm đấu tranh tổ tiên đã để lại cho chúng ta:
- Lòng yêu nước
- Tinh thần đấu tranh bền bỉ vì độc lập của đất nước
- Ý thức vươn lên, bảo vệ nền văn hóa dân tộc.