LH Quảng cáo: lazijsc@gmail.com

Bài tập  /  Bài đang cần trả lời

Từ bài thơ ở phần Đọc hiểu, hãy viết một đoạn văn (khoảng 12 - 15 dòng) chia sẻ suy nghĩ của em về vai trò của người cha trong hành trình trưởng thành của con cái

II. LÀM VĂN (7,0 điểm)
Câu 1. Từ bài thơ ở phần Đọc hiểu, hãy viết một đoạn văn (khoảng 12 - 15 dòng)
chia sẻ suy nghĩ của em về vai trò của người cha trong hành trình trưởng thành của con cái.
Câu 2. Trong đoạn cuối truyện ngắn Chiếc lược ngà, Nguyễn Quang Sáng có viết:
(...) Tôi hãy còn nhớ buổi chiều hôm đó – buổi chiều sau một ngày mưa rừng, giọt
mưa còn đọng trên lá, rừng sáng lấp lánh. Đang ngồi làm việc dưới tấm ni lông nóc, tôi
bỗng nghe tiếng kêu. Từ con đường mòn chạy lẫn trong rừng sâu, anh hớt hải chạy về, tay
cầm khúc ngà đưa lên khoe với tôi. Mặt anh hớn hở như một đứa trẻ được quà.
Sau đó anh lấy vỏ đạn hai mươi li của Mĩ, đập mỏng làm thành một cây cưa nhỏ, cưa
khúc ngà thành từng miếng nhỏ. Những lúc rỗi, anh cưa từng chiếc răng lược, thận trọng, tỉ
mỉ và cố công như người thợ bạc. Chẳng hiểu sao tôi thích ngồi nhìn anh làm và cảm thấy
vui vui khi thấy bụi ngà rơi mỗi lúc một nhiều. Một ngày, anh cưa được một vài răng
ngang độ
Không bao lâu sau, cây lược được hoàn thành. Cây lược dài độ hơn một tấc, bề
ba phân rưỡi, cây lược cho con gái, cây lược dùng để chải mái tóc dài, cây lược chỉ có một
hàng răng thưa. Trên sống lưng lược có khắc một hàng chữ nhỏ mà anh đã gò lưng, tẩn
mẩn khắc từng nét: “Yêu nhớ tặng Thu con của ba”. Cây lược ngà ấy chưa chải được mái
tóc của con, nhưng nó như gỡ rối được phần nào tâm trạng của anh. Những đêm nhớ con,
anh ít nhớ đến nỗi hối hận đánh con, nhớ con, anh lấy cây lược ra ngắm nghía rồi mài lên
tóc cho cây lược thêm bóng, thêm mượt. Có cây lược, anh càng mong gặp lại con. Nhưng
rồi một chuyện không may xảy ra. Một ngày cuối năm năm mươi tám - năm đó ta chưa võ
trang – trong một trận càn lớn của quân Mĩ – ngụy, anh Sáu bị hi sinh. Anh bị viên đạn của
máy bay Mĩ bắn vào ngực. Trong giờ phút cuối cùng, không còn đủ sức trăng trối lại điều
gì, hình như chỉ có tình cha con là không thể chết được, anh đưa tay vào túi, móc cây lược,
đưa cho tôi và nhìn tôi một hồi lâu. Tôi không đủ lời lẽ để tả lại cái nhìn ấy, chỉ biết rằng,
cho đến bây giờ, thỉnh thoảng tôi cứ nhớ lại đôi mắt của anh.
- Tôi sẽ mang về trao tận tay cho cháu.
Tôi cúi xuống gần anh và khẽ nói. Đến lúc ấy, anh mới nhắm mắt đi xuôi.
(Nguyễn Quang Sáng, Chiếc lược ngà, Ngữ văn 9, tập một, NXB Giáo dục Việt Nam, 2015,
tr.199-200)
Trình bày cảm nhận của em về tình cảm cha con sâu nặng mà ông Sáu dành cho bé
Thu trong đoạn trích trên, từ đó nhận xét nghệ thuật trần thuật đặc sắc của tác giả.
- HẾT-
(Foel.10MIN pod
- Thí sinh không được sử dụng tài liệu.
- Giám thị không được giải thích gì thêm.
en odl
3 trả lời
Hỏi chi tiết
1.605
2
4
Hoàng Hiệp
02/06/2023 10:58:06
+5đ tặng

“Công cha như núi Thái Sơn
Nghĩa mẹ như nước trong nguồn chảy ra”

Hẳn ai trong cuộc đời cũng dành tình cảm trọn vẹn sự thủy chung, yêu thương cho hai đấng sinh thành của mình là cha và mẹ. Tình mẫu từ từ trước đến nay dường như đã được nói đến, nhắc đến rất nhiều, cả trong văn chương cũng như trong đời sống. Nói như vậy cũng không có nghĩa là tình phụ tử không bao la, cao cả như tình mẫu tử. Không, tình cảm ấy cũng thiêng liêng, đáng trân quý, chỉ là sự thể hiện tình cảm đối với con cái của một người đàn ông và một người đàn bà là thường có sự khác nhau.

Tình phụ tử là tình cảm giữa cha và con, tình cảm ấy bền chặt và bao dung, theo mỗi con người đến hết cuộc đời. Nếu mẹ là người mà mỗi khi nhắc đến đều gợi cho ta cảm giác sự thân thương dịu dàng, bao dung thì tình cha lại nồng ấm một cách khác biệt. Mẹ là người chăm sóc ta nhiều hơn cha, sớm khuya lo lắng cho ta từ bữa ăn giấc ngủ thì cha với tầm nhìn cao và mạnh mẽ hơn, là trụ cột gia đình, bảo vệ mẹ, bảo vệ con, vất vả mưu sinh vì miếng cơm manh áo cho gia đình. Cha là một người sẽ nghiêm khắc hơn mẹ nhưng cũng chính là người dạy dỗ, làm nền tảng vững chắc về sự hình thành nhân cách của người con.

Tình cảm của cha thường không bao giờ được nhẹ nhàng, âu yếm như của mẹ, nhưng nó cũng mãnh liệt, trọn vẹn và cũng vô cùng vững bền. Cha cũng như mẹ luôn luôn lo lắng cho con, khi có con, khi là người sinh con ra trên đời, cha mẹ hiểu rõ trách nhiệm cũng như tình cảm của mình. Con chính là nguồn sống của cha mẹ. Tuy nhiên khác với mẹ, tình cảm mẹ dành cho con được biểu lộ rất rõ ràng, nhưng còn với cha, nó rất thầm kín, ít khi được biểu lộ ra bên ngoài.

Tôi vừa xem được một clip rất cảm động trên mạng nói về tình cảm của cha dành cho con. Rất cảm động, rất đời thường nhưng không phải đứa con nào cũng nhận ra những tình cảm cao thượng nơi cha. Bình thường cha là người rất ồn ào, nhưng lại là người rất lặng lẽ đúng thời điểm, đó là khi cha nhẹ nhàng mang nước cho con khi con học bài. Bình thường cha là người khá luộm thuộm và không chịu để ý ngoại hình nhưng cha lại chỉnh chu đến mức thái quá trong ngày trọng đại của con. Bình thường cha là người rất tính toán chi tiêu, luôn cân nhắc suy nghĩ rất nhiều trước khi quyết định mua bán đồ vật gì trong nhà, nhưng với con, cha hào phóng, không tiếc con điều gì. Những khuyết điểm đáng yêu cùng với đó là những ưu điểm tuyệt vời của cha có thể có những đứa con dễ dàng cảm nhận được, nhưng cũng có thể là không.

Mở khóa để xem toàn bộ nội dung trả lời

(?)
Bạn đã đạt đến giới hạn của mình. Bằng cách Đăng ký tài khoản, bạn có thể xem toàn bộ nội dung trả lời
Cải thiện điểm số của bạn bằng cách đăng ký tài khoản Lazi.
Xem toàn bộ các câu trả lời, chat trực tiếp 1:1 với đội ngũ Gia sư Lazi bằng cách Đăng nhập tài khoản ngay bây giờ
Tôi đã có tài khoản? Đăng nhập
0
4
Thái Thảo
02/06/2023 11:02:08
+3đ tặng
Cảm nhận của em về tình cảm cha con trong đoạn trích "Chiếc lược ngà" là sự hiếu khách, ân cần và đặc biệt sâu nặng. Ông Sáu, như một người cha yêu thương con gái mình, đã dành thời gian và công sức để tạo ra chiếc lược ngà đẹp mắt, tặng cho con gái là Thu. Từ việc cưa từng chiếc răng lược tỉ mỉ, khắc lưng lược với hàng chữ nhỏ "Yêu nhớ tặng Thu con của ba", anh đã truyền đạt tình yêu và nhớ thương con qua mỗi chi tiết của chiếc lược.

Điểm đặc biệt trong cách trình bày của tác giả là việc miêu tả rất chi tiết những hành động và tâm trạng của ông Sáu, từ việc mài lược lên tóc để nó thêm bóng mượt, nhớ con và mong gặp lại con hơn khi có cây lược, đến cảm giác nhìn thấy hình ảnh của ông trong đôi mắt của người kể chuyện.

Nghệ thuật trần thuật đặc sắc của tác giả được thể hiện qua việc sử dụng các chi tiết hình ảnh và cảm xúc tường minh, tạo nên một không gian tâm lý và tình cảm chân thực. Cách miêu tả chi tiết từ việc móc cây lược, đưa cho người kể chuyện, nhìn lâu vào đôi mắt, cho đến những cung bậc cảm xúc như vui mừng, nhớ thương và hối tiếc, tất cả tạo nên sự sống động và cảm động đối với tình cảm cha con.

Đoạn trích này gợi lên trong em một cảm giác ấm áp và tình cảm sâu sắc giữa cha và con. Nó khắc sâu vào tâm trí và khiến ta nhận thức được sức mạnh của tình yêu gia đình và giá trị của những hành động nhỏ nhưng ý nghĩa trong việc thể hiện tình cảm.

Tác giả đã thành công trong việc truyền tải một thông điệp về tình yêu, sự hy sinh và tình cha con một cách chân thực và cảm động thông qua nghệ thuật trần thuật đặc sắc.
2
0
off
02/06/2023 11:17:24
+3đ tặng
 Câu 1:
Người đàn ông sinh ra ta, nuôi dưỡng ta nên người đó là cha. Cha là trụ cột trong gia đình, là điểm tựa của mọi người khi gặp khó khăn. Cha cũng như mẹ luôn luôn lo lắng cho con, khi có con, khi là người sinh con ra trên đời. Rất cảm động, rất đời thường nhưng không phải đứa con nào cũng nhận ra. Trong việc giáo dục con cái, cha là người có công không nhỏ, cha hình thành nhân cách của con trẻ. Cha luôn là người giữ lời hứa, làm gương cho con mình, luôn về nhà đúng giờ, làm một người cha mẫu mực. Cha là nguồn động viên lớn cho gia đình. Cùng với người mẹ, người cha tạo ra một mái ấm hạnh phúc mang đến thuận hòa trong gia đình. Người cha là trụ cột gánh vác mọi trọng trách của gia đình (làm việc nặng, lao động tạo ra của cải vật chất nuôi sống gia đình). Luôn bên cạnh chia sẻ, giúp đỡ lúc con gặp khó khăn. Luôn an ủi, động viên lúc con gặp chuyện buồn. Cha là người luôn sẵn sàng hy sinh, che chở cho con lúc con gặp nguy hiểm. Người cha còn cho thấy mình là một người chồng luôn thương vợ qua việc giúp đỡ khi vợ gặp khó khăn trong công việc. Trong việc giáo dục con, cha có công rất lớn. Hãy yêu thương cha nhiều hơn nữa!
Câu 2:
     “Chiếc lược ngà” là câu chuyện đầy cảm động viết về tình cha con giữa bé Thu và ông Sáu được nhà văn Nguyễn Quang Sáng tái hiện lại trong thời kì chiến tranh. Ông Sáu tham gia kháng chiến khi bé Thu vẫn còn nhỏ và chưa từng gặp lại con cho đến khi ông trở về bé đã lên tám tuổi. Bởi vậy mà bé Thu cũng không thể nhận ra cha với vết thẹo dài trên mặt. Với tình yêu dành con khôn xiết, sau bao ngày không được gặp con nên ông chỉ muốn vỗ về con, bù đắp cho con nhưng lại nhận được sự cự tuyệt của bé Thu khiến cho ông cảm thấy vô cùng đau đớn. Bằng tình yêu thương của người cha dành cho cô con gái bé bỏng, dần dần con bé cũng nhận ra cha sau khi nghe lời kể của ngoại. Khi được nghe tiếng con gái gọi ba ông Sáu đã không thể kiểm nổi nước mắt nhưng vì thương con nên ông không để cho con bé nhìn thấy mình khóc. Ông hối hận vì đã đánh con khi nó tỏ ra ương bướng cho nên khi trở về chiến khu ông day dứt vô cùng. Bằng tất cả tình yêu dành cho con, ông đã tỉ mỉ làm chiếc lược ngà, khi nhớ con thì đem ra chải tóc nhưng chẳng mai ông chưa kịp trao lược cho con thì đã hi sinh nơi chiến trường. Trong những giây phút cuối cùng của cuộc đời, ông vẫn nhớ về bé Thu và dặn đồng đội phải trao tận tay bé Thu chiếc lược ngà như là một kỉ vật ông dành tặng cho con. Câu chuyện đã khép lại nhưng những dư âm về tình cảm cha con thiêng liêng, cao quý khiến cho nhiều bạn đọc không thể cầm nổi nỗi xúc động. Phải chăng đây cũng là lời lên án chiến tranh sâu sắc của nhà văn khi chiến tranh chính là ngọn của sự chia cắt tình cha con.

      Một trong những điểm tạo nên sức hấp dẫn của truyện là tác giả đã xây dựng được một cốt truyện khá chặt chẽ, có những yếu tố bất ngờ tự nhiên nhưng hợp lí: Bé Thu không nhận ra cha khi ông Sáu về phép thăm nhà, rồi lại biểu lộ những tình cảm thật nồng nhiệt, đầy xúc động với người cha trước lúc chia tay. Sự bất ngờ , càng gây được hứng thú cho người đọc khi hiểu được tính hợp lí của các sự việc, hành động bề ngoài có vẻ mâu thuẫn. Ở phần sau của truyện, tác giả còn tạo thêm một bất ngờ nữa, đó là cuộc gặp gỡ tình cờ của nhân vật người kể chuyện với Thu, bấy giờ đã thành một cô giao liên dũng cảm, trong một lần ông cùng một đoàn cán bộ đi theo đường dây giao liên, vượt qua một quãng nguy hiểm ở Đồng Tháp Mười. Một yếu tố nghệ thuật nữa góp phần tạo nên thành công của truyện ngắn này là việc lựa chọn nhân vật kể chuyện thích hợp. Người kể chuyện trong vai một người bạn thân thiết của ông Sáu, không chỉ là người chứng kiến khách quan và kể lại mà còn bày tỏ sự đồng cảm, chia sẻ với các nhân vật. Đồng thời qua những ý nghĩ, cảm xúc nhân vật kể chuyện, các chi tiết, sự việc và nhân vật khác trong truyện bộc lộ rõ hơn, ý nghĩa tư tưởng của truyện thêm sức thuyết phục. Truyện được trần thuật theo lời của người bạn ông Sáu, người đã chứng kiến những cảnh ngộ éo le của cha con ông. Cảnh ngộ ấy đã gợi lên bao nhiêu xúc động ở nhân vật kể chuyện: “tiếng kêu của nó như tiếng xé, xé sự im lặng và xé cả ruột gan mọi người, nghe thật xót xa. Đó là tiếng “ba” mà nó cố đè nén trong bao nhiêu năm nay, tiếng “ ba” như vỡ tung ra từ đáy lòng nó”. Lòng trắc ẩn, sự thấu hiểu những hi sinh mà bạn mình phải chịu đựng khiến cho ông “bỗng thấy khó thở như có bàn tay ai nắm lấy trái tim”.


 

Bạn hỏi - Lazi trả lời

Bạn muốn biết điều gì?

GỬI CÂU HỎI
Học tập không giới hạn cùng học sinh cả nước và AI, sôi động, tích cực, trải nghiệm
Bài tập Ngữ văn Lớp 9 mới nhất

Hôm nay bạn thế nào? Hãy nhấp vào một lựa chọn, nếu may mắn bạn sẽ được tặng 50.000 xu từ Lazi

Vui Buồn Bình thường

Học ngoại ngữ với Flashcard

×
Trợ lý ảo Trợ lý ảo
×
Gia sư Lazi Gia sư