Bài tập  /  Bài đang cần trả lời

Thuyết minh về chiếc đũa 

Thuyết minh về chiếc đũa 
4 trả lời
Hỏi chi tiết
72
Tham khảo câu trả lời từ Trợ lý ảo Lazi
1. She don't like coffee.
=> She doesn't like coffee.

2. They was playing soccer yesterday.
=> They were playing soccer yesterday.

3. He have two brothers and a sister.
=> He has two brothers and a sister.

4. The cat chased it's tail.
=> The cat chased its tail.

5. I seen that movie before.
=> I have seen that movie before.
1
2
Tr Hải
03/06/2023 09:18:04
+5đ tặng

Muôn đời nay, đôi đũa trở thành vật dụng không thể thiếu trong bữa cơm thường ngày của người Việt. Nhiều nghiên cứu cho rằng, đũa có nguồn gốc từ nền văn minh Trung Hoa, cũng có người lại khẳng định đũa thuộc văn minh lúa nước Đông Nam Á có cách đây cả mấy ngàn năm.

Ngày trước, tùy theo địa vị xã hội mà ông hoàng, bà chúa thường dùng đũa ngọc, ngà, quan lại dùng gỗ mun, còn người bình dân thì chỉ là đôi đũa tre, đũa gỗ đơn sơ, mộc mạc. Miền Bắc và miền Trung thường gắn với các lũy tre làng nên người dân thường lấy thân tre già chẻ vót làm đũa.

Ở miền Nam, người ta lại hay dùng cây dừa để làm nên đôi đũa. Đũa truyền thống Việt Nam có thân tròn và để mộc, một đầu vuông để các ngón tay cầm, một đầu được vót tròn để gắp thức ăn, không sơn quét, trang trí (trừ một số đũa chuyên dùng để thờ cúng). Tùy theo kích thước và công dụng mà đũa cũng được phân chia làm nhiều loại: đũa ăn chỉ dài độ 22-25 cm. Đũa lớn chuyên dùng để xào nấu dài khoảng 30- 35 cm để tránh hơi nóng và dầu mỡ không bắn dính vào tay.

Lại còn có những đôi đũa cả hay còn gọi là đũa bếp to dẹt, chuyên dùng để đảo, xới cơm trong những nồi lớn, dài tới 60-70 cm, dành cho cả hàng chục người ăn.

Dù chỉ là một vật dụng nhỏ bé nhưng đôi đũa lại chứa đựng trong đó cả một lịch sử lâu đời cùng những triết lý sâu sắc trong gia đình người Việt. Thông qua bữa cơm, đôi đũa đã trở thành một vật dụng để ông bà, cha mẹ có thể dạy con cháu những bài học về nền nếp, lễ nghĩa.

Mở khóa để xem toàn bộ nội dung trả lời

(?)
Bạn đã đạt đến giới hạn của mình. Bằng cách Đăng ký tài khoản, bạn có thể xem toàn bộ nội dung trả lời
Cải thiện điểm số của bạn bằng cách đăng ký tài khoản Lazi.
Xem toàn bộ các câu trả lời, chat trực tiếp 1:1 với đội ngũ Gia sư Lazi bằng cách Đăng ký tài khoản ngay bây giờ
Tôi đã có tài khoản? Đăng nhập
1
2
Hoàng Hiệp
03/06/2023 09:18:05
+4đ tặng

Đối với nhiều nước châu Á, đũa là một vật dụng rất quen thuộc trong bữa ăn. Tuy nhiên, văn hóa dùng đũa ở mỗi quốc gia lại có sự khác nhau về cách sử dụng lẫn quan niệm.

Đũa là vật dụng quan trọng và cùng quen thuộc với người dân Á Đông, nó trở thành một nét văn hóa của người Á châu. Và cùng với lịch âm, nến, giấy, mực… đũa là một trong những phát minh lớn của người Trung Quốc. Cách đây 3000 năm (thời Ân Thương) con người đã biết sử dụng đũa để gắp thức ăn thay cho việc bốc tay.

Thời gian đầu đũa ăn chưa được gọi là đũa, mà là “trợ” hoặc là “giáp”, đến thế kỷ thứ 6, 7 trước công nguyên đũa còn được gọi là “cân”. Sau đó vì một số quan niệm của người dân Giang Nam miền Đông Trung Quốc đã đổi tên thành “đũa”. Từ đó, đũa đã trở thành nền văn minh, bộ mặt của cả một nền văn hóa rộng lớn gồm nhiều nước châu Á.

Từ khoảng năm 1800 trước Công nguyên, những đôi đũa có kích thước lớn thường dùng để nấu ăn là chính. Đến khoảng năm 200 trước Công nguyên, đũa bắt đầu trở thành món đồ dùng phổ biến trong các bữa ăn.

Đối với người Việt, việc dùng đũa không chỉ đơn thuần chỉ là một công cụ để gắp thức ăn, nó còn thể hiện sự quan tâm, chia sẻ một cách tinh tế. Hầu như khi khởi đầu các bữa ăn, đặc biệt là trong các bữa tiệc, trước khi gắp đồ cho chính mình, họ thường dùng đôi đũa còn sạch để gắp đồ ăn mời mọi người quanh bàn. Còn trong suốt bữa ăn, nếu muốn tiếp đồ ăn cho người khác, phải đảo đầu đũa, đây là phép lịch sự tối thiểu nhất.

Nhìn chung, quy tắc dùng đũa của người Việt không quá khắt khe, trẻ nhỏ thường chỉ bắt đầu học cách sử dụng đũa khi đã lên 5 – 6 tuổi. Và cũng như nhiều quốc gia Á Đông khác, ngoài việc chống thẳng đôi đũa trong chén cơm bị coi là điềm gỡ, gắn liền với hình ảnh chén cơm cúng. Ở Việt Nam còn kiêng gõ đũa vào nhau, gõ đũa vào bát hay các vật dụng khác tạo tiếng động khi đang ăn. Họ quan niệm rằng, điều này sẽ khiến ma đói tìm tới quấy nhiễu, thêm vào đó đây là phép lịch sự mà người Việt rất đề cao.

Những đôi đũa truyền thống Việt Nam có thân tròn và để mộc, không sơn quét, trang trí, đầu đũa cũng thường không để quá nhỏ. Thông thường, ở miền Bắc đũa sẽ được làm từ tre còn ở miền Nam đũa thường được làm từ gỗ dừa.

1
1
Tr_Hà
03/06/2023 09:24:45
+3đ tặng
Tham Khảo:

Đôi đũa cũng là một sản phẩm văn hóa ẩm thực Việt Nam được chọn làm “nhân vật” đưa lên tem bưu chính. Điều này khiến cho các hậu sinh thêm tự hào về trí thông minh, tài sáng tạo của tổ tiên, cũng như nhớ lại những thông điệp mà người xưa đã âm thầm gửi gắm về quan hệ ứng xử, nhân cách tự trọng, khiêm nhường, nhân nghĩa thủy chung, sự đoàn kết và giàu bản lĩnh của tâm hồn người Việt.

Trong khi người phương Tây lúc ăn phải dùng một bộ đồ ăn gồm dao, thìa nĩa, mỗi thứ thực hiện một chức năng riêng biệt, thì người phương Đông (Trung Quốc, Nhật Bản, Việt Nam…) chỉ dùng một đôi đũa (gồm hai chiếc que làm thành) nhưng sử dụng một cách tổng hợp và cực kỳ linh hoạt với hàng loạt chức năng khác nhau: gắp, xé, và, dầm, trộn, vét…

Đứng ở góc độ vật lý, thì đôi đũa là một thứ công cụ chấp dài thêm ngón tay người và được vận dụng theo nguyên lý đòn bẩy một cách thần tình để gắp thức ăn xa. Về nguồn gốc đôi đũa, lâu nay không ít học giả phương Tây cho rằng văn minh đôi đũa (civilization des baguettes) là thuộc dạng Trung Hoa.

Tuy nhiên, theo sách Lịch sử văn hóa Trung Quốc do Đàm Gia Kiện chủ biên năm 1993 thì người Trung Quốc “Thời Tiên Tần không ăn dùng đũa, mà lấy tay bốc” (giống người Ấn Độ – đó là tập quán của các cư dân trồng kê, mạch, ăn bánh mì, bánh bao và thịt). Họ chỉ bắt đầu dùng đũa từ khi thôn tính phương Nam (đời Tần – Hán), ban đầu dùng một cách hạn chế để gắp thức ăn cứng từ các món canh, mãi về sau đôi đũa mới trở thành phổ biến.

Thế kỷ VI, đôi đũa mới du nhập vào Nhật Bản. Như vậy, thực ra, nó là sản phẩm của cái nôi trồng lúa nước Đông Nam Á – nơi có nền văn minh tre trúc là vật liệu. Ăn bằng đũa là cách ăn đặc thù, mô phỏng động tác của con chim nhặt hạt, xuất phát từ thói quen ăn những thứ không thể nào dùng tay bốc hoặc mó tay vào được (như cơm, cá, nước mắm,…) của cư dân Đông Nam Á.

Không chỉ trong văn học dân gian, mà tiếp mạch nguồn cảm xúc truyền thống đó, đôi đũa lại xuất hiện trong thơ ca hiện đại, với nhiều hình ảnh sinh động mới mẻ: “Bếp tập thể đậu kho và rau luộc, Em gắp cho tôi bằng đôi đũa cau rừng” (Phạm Tiến Duật). Đặc biệt, động tác so đũa đã cho ta thưởng thức nhiều tứ thơ hay cảm động: “…Bữa ăn sum vầy bên bếp lửa, Mẹ so đũa thừa lại nhớ đến ta” (Thu Bồn).

Bên cạnh tính cặp đôi mà hình tượng đôi đũa thể hiện thì nó còn phản ánh tính tập thể: bó đũa là biểu hiện của sự đoàn kết, của tính cộng đồng (trong câu chuyện dân gian về bó đũa chỉ sự đoàn kết là sức mạnh). Đôi đũa còn là minh chứng của sự thiêng liêng, khi thề độc, người xưa thường bẻ gãy đũa để thề.

Thậm chí khi chết đi, còn có đôi đũa cắm trên quả trứng, bát cơm đặt lên áo quan đưa tiễn người về nơi an nghỉ cuối cùng… Tất cả những điều này, khi đưa đôi đũa lên tem cũng tạo nên những sức mạnh, sự độc đáo của nó. Tem về đôi đũa không nhiều, người sưu tầm bắt gặp nó là nâng niu như báu vật.

0
0
off
03/06/2023 09:28:37
+2đ tặng

Mặc dù là dụng cụ ăn cơm phổ biến nhưng đôi đũa lại là một phần của văn hóa cổ xưa, xuất hiện trong rất nhiều truyền thuyết và phong tục dân gian khác nhau. Hiện có mặt khắp nơi bởi sự phổ biến của ẩm thực châu Á, đôi đũa từng là dụng cụ ăn cơm được lựa chọn ở Trung Quốc, Hàn Quốc, Nhật Bản và Việt Nam trong hàng ngàn năm.

Đôi đũa ra đời sớm nhất được làm bằng kim loại trong thời nhà Thương vào khoảng năm 1600 đến 1046 TCN, được phát hiện tại di tích khảo cổ Ân Khư, tỉnh Hà Nam. Sau đó, đũa ăn dần dần được sử dụng rộng rãi. Người ta thường cắt thực phẩm thành miếng nhỏ trước khi nấu để tránh sử dụng dao trên bàn ăn, điều được xem là thô lỗ. Khổng Tử, triết gia sống ở thế kỷ thứ 6 TCN là người thông kim bác cổ nhưng sống giản dị, thanh đạm và an hòa. Ông đã khuyên mọi người không nên dùng dao trên bàn ăn bởi nó có thể khiến người ta nghĩ đến những việc sát sinh. Ông cũng không bao giờ cho phép dao xuất hiện trên bàn ăn của mình. Tư tưởng của Khổng Tử đã được nhiều người noi theo và đũa vì thế nhanh chóng phát triển và trở nên phổ biến.

Trên bề mặt, đôi đũa giải thích các nguyên lý cơ bản của triết học Trung Hoa, đáng chú ý nhất là nguyên lý nhị phân âm – dương. Hai chiếc đũa phải được dùng như một cặp, một chiếc làm trụ trong khi chiếc còn lại di chuyển để gắp thức ăn. Điều này phản ánh sự tinh thông về âm dương tương ứng với các yếu tố chủ động và thụ động, hình thành khái niệm về một tổng thể vận động không ngừng.

Hình dáng phổ biến của đôi đũa thường là một đầu tròn và một đầu vuông, tượng trưng cho trời và đất. Điều này có nguồn gốc từ bát quái, một tập hợp những nguyên tắc sử dụng để bói toán. Những ngón tay đặt ở giữa tượng trưng cho con người được nuôi dưỡng bởi trời và đất. Bởi vì tượng trưng cho sự hòa hợp của trời và đất nên đôi đũa được xem là điềm lành và thường được gói kèm vào của hồi môn trong đám cưới để chúc phúc cho những cặp đôi. Theo truyền thống, độ dài tiêu chuẩn của một đôi đũa được đo lường bằng 7 thốn và 6 phân . Điều này đại diện cho thất tình lục dục được đề cập đến trong đạo lý của Phật giáo.

Khi cầm đũa đúng cách, những ngón tay tự nhiên đặt vào 3 vị trí: Ngón cái và ngón trỏ trên cao, ngón út và ngón đeo nhẫn ở dưới thấp, ngón giữa nằm ở giữa 2 chiếc đũa. Điều này không đơn giản chỉ là một quy ước bề mặt, nó còn tượng trưng cho quan niệm truyền thống của người Trung Hoa xưa về trời, đất và con người. Những vật dụng vô cùng thân thuộc trong đời sống hàng ngày tưởng chừng như một sự phát hiện ngẫu nhiên, nhưng lại chứa đựng trong đó nội hàm sâu sắc về con người và vũ trụ. Và có thể thấy, sự hòa hợp giữa đất trời và con người luôn là yếu tố được tìm thấy trong những phát minh của người xưa.

Người xưa tin rằng có một mối liên kết tồn tại giữa thiên thượng và con người. Họ một lòng thờ kính Thần vì Thần là đấng tối cao sáng tạo ra hết thảy vạn sự vạn vật trong không gian vũ trụ này. Những niềm tin như thế đã thấm nhuần vào văn hóa và cuộc sống, từ những lễ nghi tín ngưỡng đến những phong tục dân gian lưu truyền từ thế hệ này đến bao thế hệ khác.

Cũng vì tấm lòng kính ngưỡng Thần, người xưa luôn coi trọng đạo đức và không ngừng tu dưỡng bản thân, vì họ luôn cho rằng: “Người đang làm, Thần đang nhìn”. Vì vậy, không có gì ngạc nhiên khi văn hóa và đạo đức của người xưa đã đạt tới những đỉnh cao huy hoàng mà thời hiện đại khó lòng hình dung được

off
like cho mik

Bạn hỏi - Lazi trả lời

Bạn muốn biết điều gì?

GỬI CÂU HỎI
Học tập không giới hạn cùng học sinh cả nước và AI, sôi động, tích cực, trải nghiệm
Câu hỏi Ngữ văn Lớp 8 mới nhất

Hôm nay bạn thế nào? Hãy nhấp vào một lựa chọn, nếu may mắn bạn sẽ được tặng 50.000 xu từ Lazi

Vui Buồn Bình thường

Học ngoại ngữ với Flashcard

×
Gia sư Lazi Gia sư
×
Trợ lý ảo Trợ lý ảo