LH Quảng cáo: lazijsc@gmail.com

Bài tập  /  Bài đang cần trả lời

Thuyết minh về chiếc đũa 

Thuyết minh về chiếc đũa 
3 trả lời
Hỏi chi tiết
75
Tham khảo câu trả lời từ Trợ lý ảo Lazi
Chiếc đũa là một dụng cụ ăn uống phổ biến trong văn hóa ẩm thực của nhiều quốc gia trên thế giới, đặc biệt là ở các nước châu Á như Nhật Bản, Trung Quốc, Hàn Quốc, Việt Nam, Thái Lan, Ấn Độ,..v.v. Đũa được làm từ nhiều loại vật liệu khác nhau như gỗ, nhựa, kim loại, thủy tinh,..v.v.

Chiếc đũa có hình dáng dài, thon, thẳng, hai đầu nhọn, được cầm bằng tay để kẹp và nắm thức ăn. Để sử dụng đũa, người dùng cầm đũa bằng tay phải (hoặc tay trái đối với người thuận tay trái), đặt đầu đũa vào lòng bàn tay và giữ chặt, sau đó dùng ngón tay cái và ngón tay trỏ để kẹp thức ăn và đưa vào miệng.

Sử dụng đũa không chỉ là một phương tiện để ăn uống mà còn là một phần của nền văn hóa và tập quán của mỗi quốc gia. Ví dụ, ở Nhật Bản, việc sử dụng đũa được coi là một nghệ thuật và có các quy tắc riêng về cách cầm đũa, cách đặt đũa trên bàn ăn và cách sử dụng đũa khi ăn uống. Trong khi đó, ở Trung Quốc, đũa được coi là biểu tượng của sự may mắn và được sử dụng trong các lễ hội và các dịp đặc biệt.

Tuy nhiên, việc sử dụng đũa cũng có những hạn chế nhất định. Đối với những người mới sử dụng đũa, việc kẹp thức ăn và đưa vào miệng có thể gặp khó khăn và gây ra mất thời gian. Ngoài ra, việc sử dụng đũa cũng có thể gây ra mất vệ sinh nếu không được vệ sinh sạch sẽ sau mỗi lần sử dụng.

Tóm lại, chiếc đũa là một dụng cụ ăn uống quen thuộc trong văn hóa ẩm thực của nhiều quốc gia trên thế giới. Việc sử dụng đũa không chỉ là một phương tiện để ăn uống mà còn là một phần của nền văn hóa và tập quán của mỗi quốc gia. Tuy nhiên, việc sử dụng đũa cũng có những hạn chế nhất định và cần được sử dụng và vệ sinh đúng cách.
1
0
Hoàng Hiệp
06/06/2023 15:42:04
+5đ tặng

Đối với nhiều nước châu Á, đũa là một vật dụng rất quen thuộc trong bữa ăn. Tuy nhiên, văn hóa dùng đũa ở mỗi quốc gia lại có sự khác nhau về cách sử dụng lẫn quan niệm.

Đũa là vật dụng quan trọng và cùng quen thuộc với người dân Á Đông, nó trở thành một nét văn hóa của người Á châu. Và cùng với lịch âm, nến, giấy, mực… đũa là một trong những phát minh lớn của người Trung Quốc. Cách đây 3000 năm (thời Ân Thương) con người đã biết sử dụng đũa để gắp thức ăn thay cho việc bốc tay.

Thời gian đầu đũa ăn chưa được gọi là đũa, mà là “trợ” hoặc là “giáp”, đến thế kỷ thứ 6, 7 trước công nguyên đũa còn được gọi là “cân”. Sau đó vì một số quan niệm của người dân Giang Nam miền Đông Trung Quốc đã đổi tên thành “đũa”. Từ đó, đũa đã trở thành nền văn minh, bộ mặt của cả một nền văn hóa rộng lớn gồm nhiều nước châu Á.

Từ khoảng năm 1800 trước Công nguyên, những đôi đũa có kích thước lớn thường dùng để nấu ăn là chính. Đến khoảng năm 200 trước Công nguyên, đũa bắt đầu trở thành món đồ dùng phổ biến trong các bữa ăn.

Đối với người Việt, việc dùng đũa không chỉ đơn thuần chỉ là một công cụ để gắp thức ăn, nó còn thể hiện sự quan tâm, chia sẻ một cách tinh tế. Hầu như khi khởi đầu các bữa ăn, đặc biệt là trong các bữa tiệc, trước khi gắp đồ cho chính mình, họ thường dùng đôi đũa còn sạch để gắp đồ ăn mời mọi người quanh bàn. Còn trong suốt bữa ăn, nếu muốn tiếp đồ ăn cho người khác, phải đảo đầu đũa, đây là phép lịch sự tối thiểu nhất.

Nhìn chung, quy tắc dùng đũa của người Việt không quá khắt khe, trẻ nhỏ thường chỉ bắt đầu học cách sử dụng đũa khi đã lên 5 – 6 tuổi. Và cũng như nhiều quốc gia Á Đông khác, ngoài việc chống thẳng đôi đũa trong chén cơm bị coi là điềm gỡ, gắn liền với hình ảnh chén cơm cúng. Ở Việt Nam còn kiêng gõ đũa vào nhau, gõ đũa vào bát hay các vật dụng khác tạo tiếng động khi đang ăn. Họ quan niệm rằng, điều này sẽ khiến ma đói tìm tới quấy nhiễu, thêm vào đó đây là phép lịch sự mà người Việt rất đề cao.

Những đôi đũa truyền thống Việt Nam có thân tròn và để mộc, không sơn quét, trang trí, đầu đũa cũng thường không để quá nhỏ. Thông thường, ở miền Bắc đũa sẽ được làm từ tre còn ở miền Nam đũa thường được làm từ gỗ dừa.

Mở khóa để xem toàn bộ nội dung trả lời

(?)
Bạn đã đạt đến giới hạn của mình. Bằng cách Đăng ký tài khoản, bạn có thể xem toàn bộ nội dung trả lời
Cải thiện điểm số của bạn bằng cách đăng ký tài khoản Lazi.
Xem toàn bộ các câu trả lời, chat trực tiếp 1:1 với đội ngũ Gia sư Lazi bằng cách Đăng nhập tài khoản ngay bây giờ
Tôi đã có tài khoản? Đăng nhập
1
1
Nam
06/06/2023 15:43:50
+4đ tặng

Đôi đũa tre đơn sơ mộc mạc của văn hóa đất Việt luôn hiện diện trong mọi nhà người Việt, luôn âm thầm nhắc nhở họ về tình yêu quê hương đất nước, về sự đoàn kết và bình đẳng trong xã hội Việt Nam… Nhìn thật sâu vào đôi đũa tre, ta sẽ biết mình nên làm gì trong bổn phận và trách nhiệm của một người dân đất Việt.

Hễ là người Việt, dù giàu sang hay nghèo túng, không ai chưa từng biết đến đôi đũa tre mộc mạc mang đầy ý nghĩa đậm đà trong linh hồn dân tộc Việt Nam. Đôi đũa tre hầu như đã trở thành đặc điểm của văn hóa Việt Nam không kém gì chiếc áo bà ba thân thương, tà áo dài duyên dáng hoặc món ăn thuần túy canh chua cá kho tộ.

Từ đồng quê cho đến thành thị, từ những ngôi nhà lá chênh vênh đến những căn nhà cao tầng lộng lẫy, không có gia đình nào thiếu đôi đũa tre trong các bữa ăn.

Trên quê hương Việt Nam, lũy tre làng là một hình ảnh thơ mộng, hầu như được mọc khắp nơi, từ đầu ngõ, sau hè, bờ ao, cho đến bờ giậu hay đầu đình. Người dân Việt khi trồng tre, họ không nghĩ đến kinh tế hay việc làm đẹp mà vì lũy tre xanh ấy là bản thân, là linh hồn và đất nước quê hương của họ.

Vì thế, khi cầm đến đôi đũa tre, người dân Việt cảm thấy gần gũi với thiên nhiên và nguồn cội đất nước cha ông hơn. Đũa tre tuy đơn giản mộc mạc, nhưng đã nhắc nhở con cháu Việt Nam một cách âm thầm trong mọi bữa ăn về trách nhiệm yêu thương đùm bọc giống nòi và xứ sở của mình.

Ngày nay, ta thấy những loại đũa xuất hiện trên thị trường được làm bằng nhiều thứ quí giá như vàng, bạc, ngà, mun. Những người dân nếu có mua, thì cũng chỉ dùng để chưng bày, hay xài vào các dịp lễ lộc, còn hằng ngày các gia đình vẫn xài đũa tre đơn sơ để ăn cơm theo truyền thống.

0
1
off
06/06/2023 15:51:20
+3đ tặng

Mặc dù là dụng cụ ăn cơm phổ biến nhưng đôi đũa lại là một phần của văn hóa cổ xưa, xuất hiện trong rất nhiều truyền thuyết và phong tục dân gian khác nhau. Hiện có mặt khắp nơi bởi sự phổ biến của ẩm thực châu Á, đôi đũa từng là dụng cụ ăn cơm được lựa chọn ở Trung Quốc, Hàn Quốc, Nhật Bản và Việt Nam trong hàng ngàn năm.

Đôi đũa ra đời sớm nhất được làm bằng kim loại trong thời nhà Thương vào khoảng năm 1600 đến 1046 TCN, được phát hiện tại di tích khảo cổ Ân Khư, tỉnh Hà Nam. Sau đó, đũa ăn dần dần được sử dụng rộng rãi. Người ta thường cắt thực phẩm thành miếng nhỏ trước khi nấu để tránh sử dụng dao trên bàn ăn, điều được xem là thô lỗ.

Khổng Tử, triết gia sống ở thế kỷ thứ 6 TCN là người thông kim bác cổ nhưng sống giản dị, thanh đạm và an hòa. Ông đã khuyên mọi người không nên dùng dao trên bàn ăn bởi nó có thể khiến người ta nghĩ đến những việc sát sinh. Ông cũng không bao giờ cho phép dao xuất hiện trên bàn ăn của mình. Tư tưởng của Khổng Tử đã được nhiều người noi theo và đũa vì thế nhanh chóng phát triển và trở nên phổ biến.

Trên bề mặt, đôi đũa giải thích các nguyên lý cơ bản của triết học Trung Hoa, đáng chú ý nhất là nguyên lý nhị phân âm – dương. Hai chiếc đũa phải được dùng như một cặp, một chiếc làm trụ trong khi chiếc còn lại di chuyển để gắp thức ăn. Điều này phản ánh sự tinh thông về âm dương tương ứng với các yếu tố chủ động và thụ động, hình thành khái niệm về một tổng thể vận động không ngừng.

Hình dáng phổ biến của đôi đũa thường là một đầu tròn và một đầu vuông, tượng trưng cho trời và đất. Điều này có nguồn gốc từ bát quái, một tập hợp những nguyên tắc sử dụng để bói toán. Những ngón tay đặt ở giữa tượng trưng cho con người được nuôi dưỡng bởi trời và đất. Bởi vì tượng trưng cho sự hòa hợp của trời và đất nên đôi đũa được xem là điềm lành và thường được gói kèm vào của hồi môn trong đám cưới để chúc phúc cho những cặp đôi.

Theo truyền thống, độ dài tiêu chuẩn của một đôi đũa được đo lường bằng 7 thốn (1 thốn = 2,54 cm) và 6 phân (1 phân = 1 cm). Điều này đại diện cho thất tình lục dục được đề cập đến trong đạo lý của Phật giáo.

Khi cầm đũa đúng cách, những ngón tay tự nhiên đặt vào 3 vị trí: Ngón cái và ngón trỏ trên cao, ngón út và ngón đeo nhẫn ở dưới thấp, ngón giữa nằm ở giữa 2 chiếc đũa. Điều này không đơn giản chỉ là một quy ước bề mặt, nó còn tượng trưng cho quan niệm truyền thống của người Trung Hoa xưa về trời, đất và con người.

Những vật dụng vô cùng thân thuộc trong đời sống hàng ngày tưởng chừng như một sự phát hiện ngẫu nhiên, nhưng lại chứa đựng trong đó nội hàm sâu sắc về con người và vũ trụ. Và có thể thấy, sự hòa hợp giữa đất trời và con người luôn là yếu tố được tìm thấy trong những phát minh của người xưa.

Người xưa tin rằng có một mối liên kết tồn tại giữa thiên thượng và con người. Họ một lòng thờ kính Thần vì Thần là đấng tối cao sáng tạo ra hết thảy vạn sự vạn vật trong không gian vũ trụ này. Những niềm tin như thế đã thấm nhuần vào văn hóa và cuộc sống, từ những lễ nghi tín ngưỡng đến những phong tục dân gian lưu truyền từ thế hệ này đến bao thế hệ khác.

Cũng vì tấm lòng kính ngưỡng Thần, người xưa luôn coi trọng đạo đức và không ngừng tu dưỡng bản thân, vì họ luôn cho rằng: “Người đang làm, Thần đang nhìn”. Vì vậy, không có gì ngạc nhiên khi văn hóa và đạo đức của người xưa đã đạt tới những đỉnh cao huy hoàng mà thời hiện đại khó lòng hình dung được.

Bạn hỏi - Lazi trả lời

Bạn muốn biết điều gì?

GỬI CÂU HỎI
Học tập không giới hạn cùng học sinh cả nước và AI, sôi động, tích cực, trải nghiệm

Hôm nay bạn thế nào? Hãy nhấp vào một lựa chọn, nếu may mắn bạn sẽ được tặng 50.000 xu từ Lazi

Vui Buồn Bình thường

Học ngoại ngữ với Flashcard

×
Trợ lý ảo Trợ lý ảo
×
Gia sư Lazi Gia sư