Bài tập  /  Bài đang cần trả lời

Các sự việc chính trong cuốn sách "tôi kể em nghe chuyện Trường Sa"

các sự việc chính trong cuốn sách "tôi kể em nghe chuyện Trường Sa"
2 trả lời
Hỏi chi tiết
52
3
4
thảo
25/06/2023 11:01:25
+5đ tặng
Các sự việc chính trong cuốn sách "Tôi kể em nghe chuyện Trường Sa" bao gồm:

1. Giới thiệu về Trường Sa:
   - Tác giả tạo nền tảng về địa lý và vị trí đặc biệt của quần đảo Trường Sa.
   - Mô tả về cuộc sống và hoạt động của các chiến sĩ trên đảo.

2. Những chuyến hành trình đến Trường Sa:
   - Sự chuẩn bị và cảm xúc của những người tham gia chuyến hành trình đến Trường Sa.
   - Mô tả về các phương tiện di chuyển, địa danh và cảnh quan của quần đảo.

3. Cuộc sống trên đảo:
   - Sự khắc nghiệt và khó khăn của cuộc sống trên đảo Trường Sa.
   - Cuộc sống hàng ngày, công việc và nhiệm vụ của các chiến sĩ trên đảo.

4. Hoạt động bảo vệ biển đảo:
   - Mô tả về những nhiệm vụ bảo vệ chủ quyền và tài nguyên biển của quần đảo.
   - Các hoạt động tuần tra, giám sát, bảo vệ môi trường và trợ giúp dân cư trên biển.

5. Những câu chuyện đầy cảm xúc và tình người:
   - Câu chuyện về tình yêu, sự hy sinh và sự đoàn kết của các chiến sĩ trên Trường Sa.
   - Những câu chuyện về tình thân, tình bạn và tình cảm của những người sống trên đảo.

6. Tác động của cuộc sống trên Trường Sa:
   - Các trải nghiệm, bài học và sự thay đổi trong tư tưởng của những người sống trên đảo.
   - Sự đánh giá và nhìn nhận về giá trị và ý nghĩa của Trường Sa đối với Việt Nam và người dân.
 

Mở khóa để xem toàn bộ nội dung trả lời

(?)
Bạn đã đạt đến giới hạn của mình. Bằng cách Đăng ký tài khoản, bạn có thể xem toàn bộ nội dung trả lời
Cải thiện điểm số của bạn bằng cách đăng ký tài khoản Lazi.
Xem toàn bộ các câu trả lời, chat trực tiếp 1:1 với đội ngũ Gia sư Lazi bằng cách Đăng nhập tài khoản ngay bây giờ
Tôi đã có tài khoản? Đăng nhập
2
4
Trần Nguyễn
25/06/2023 11:02:21
+4đ tặng

    Tác giả Nguyễn Xuân Thủy đã tự sắm vai người dẫn đường đưa chúng ta đến với vùng biển đảo xa xôi của Tổ Quốc. Cuốn sách chỉ dày 90 trang nhưng không hề bỏ lỡ điều gì đặc biệt về nơi xa xôi ấy. Chuyến du lịch đặc biệt qua trang sách được chia làm 6 phần chính gồm: Ra đảo – Mùa biển lặng – Mùa biển động – Kì thú biển trời Trường Sa – Thám hiểm đáy biển Trường Sa – Những người giữ đảo.

         Ra đảo là những bước làm quen với hành trình từ đất liền ra Trường Sa. Chúng ta phải làm quen với bến cảng, tàu, neo, các chú thủy thủ, giấc ngủ trên tàu, bữa ăn trên tàu... và... say sóng. Những chuyện ấy tưởng chẳng có gì mới mẻ đối với nhiều bạn đã từng được đi tàu thủy. Nhưng mà khác lắm, lạ lắm, vì đây là tàu thủy ra Trường Sa mà! Ấy là chưa kể trên hải trình ra Trường Sa, các bạn còn được nhìn thấy những chú cá biết bay, những chú cá heo thân thiện... và đặc biệt là cảm giác “say đất” khi đặt chân lên đảo.

        Ở Trường Sa, Mùa biển lặng khác với Mùa biển động. Sóng và cát, cây bàng quả vuông và “cây bàng thường”... rồi cây phong ba, cây bão táp. Không phải ngẫu nhiên mà người ta đặt cho cái tên “cây phong ba, cây bão táp” mỗi loài cây ấy là một câu chuyện nhỏ hấp dẫn. Phải chăng những con người nơi đây đã từng vật lộn với sóng to, gió lớn giữa muôn trùng biển khơi?

         Trời biển Trường Sa còn nhiều cảnh vật, hiện tượng kỳ thú mà chỉ những người gắn bó thường xuyên với quần đảo mới được chứng kiến, ấy là những chiếc “vòi rồng” như quái vật, những chiếc cầu vồng lộng lẫy bắc qua biển, những sắc màu nước biển biến ảo theo thời tiết ....

         Dưới đáy biển Trường Sa cũng có muôn vàn kỳ thú. Ấy là những đàn cá muôn loài muôn sắc và hình thù thì vô cùng phong phú. Những chú tôm kềnh càng đủ cỡ. Những loài ốc “vừa đẹp vừa ngon” không vùng biển nào có được...

Nhưng hấp dẫn hơn cả là những câu chuyện về “ Những người giữ đảo”:  đó là câu chuyện về những chú bộ đội đang chắc tay súng bảo vệ biển, đảo quê hương, câu chuyện về những người dân trên đảo đang ngày đêm lao động sản xuất xây dựng huyện đảo đẹp giàu, những công dân nhỏ tuổi sinh ra và lớn lên ở huyện đảo Trường Sa,... Và còn rất nhiều những câu chuyện thường ngày ở đảo kể về tàu cảnh sát biển, về cột mốc chủ quyền, về những người con của biển, về hòn đảo mang tên người anh hùng Phan Vinh.

Cuốn sách “Tôi kể em nghe chuyện trường sa” đã mang Trường Sa xích gần hơn với cuộc sống ở đất liền, để các bạn đọc nhỏ trên mọi miền Tổ quốc thêm yêu hơn mảnh đất hình chữ S của chúng ta. Cuối cuốn sách, nhà văn còn dặn các con nhớ viết thư cho các chú bộ đội theo địa chỉ ghi sẵn: “Kính gửi các chú bộ đội Trường Sa - Tỉnh Khánh Hoà”, bởi việc nhận thư đối với các chú bộ đội là một niềm vui rất lớn. 

Bạn hỏi - Lazi trả lời

Bạn muốn biết điều gì?

GỬI CÂU HỎI
Học tập không giới hạn cùng học sinh cả nước và AI, sôi động, tích cực, trải nghiệm
Bài tập Ngữ văn Lớp 6 mới nhất
Trắc nghiệm Ngữ văn Lớp 6 mới nhất

Hôm nay bạn thế nào? Hãy nhấp vào một lựa chọn, nếu may mắn bạn sẽ được tặng 50.000 xu từ Lazi

Vui Buồn Bình thường

Học ngoại ngữ với Flashcard

×
Trợ lý ảo Trợ lý ảo
×
Gia sư Lazi Gia sư