LH Quảng cáo: lazijsc@gmail.com

Bài tập  /  Bài đang cần trả lời

Anh chị vận dụng mối quan hệ biện chứng giữa nội dung và hình thức, giữa nguyên nhân và kết quả, giữa tự nhiên và ngẫu nhiên để lý giải câu nói trên

1.Tốt gỗ hơn tốt nước sơn

Xấu người đẹp nết còn hơn đẹp người

2.Trách người một trách ta mười

Bởi ta tệ trước nên người bạc sau

3.Nước chảy chỗ trũng

Anh chị vận dụng mối quan hệ biện chứng giữa nội dung và hình thức, giữa nguyên nhân và kết quả, giữa tự nhiên và ngẫu nhiên để lý giải câu nói trên? 

Anh chị vận dụng điều này trong cuộc sống?


 
5 trả lời
Hỏi chi tiết
144
Tham khảo câu trả lời từ Trợ lý ảo Lazi
Trong câu thơ thứ nhất, việc so sánh "tốt gỗ" và "tốt nước sơn" nhằm nhấn mạnh rằng sự tốt đẹp của một người không chỉ nằm ở vẻ bề ngoài mà còn phải có phẩm chất đáng kính. Điều này ám chỉ rằng một người có thể có ngoại hình đẹp nhưng nếu không có đức hạnh, tố chất tốt thì không thể được coi là người tốt.

Trong câu thơ thứ hai, việc so sánh "xấu người đẹp nết" và "đẹp người" nhằm nhấn mạnh rằng đức hạnh, phẩm chất của một người quan trọng hơn ngoại hình. Điều này ám chỉ rằng một người có thể không có ngoại hình đẹp nhưng nếu có đức hạnh, tố chất tốt thì vẫn được coi là người đẹp.

Trong câu thơ thứ ba, việc nói "trách người một trách ta mười" nhằm nhấn mạnh rằng khi chỉ trích người khác, chúng ta cũng phải tự xem xét và nhận trách nhiệm cho những hành động, lời nói của chính mình. Điều này ám chỉ rằng chúng ta không nên chỉ trích người khác mà không tự nhìn vào bản thân.

Trong cuộc sống, chúng ta có thể áp dụng nguyên tắc này bằng cách không chỉ nhìn vào vẻ bề ngoài của một người mà còn xem xét đức hạnh, phẩm chất của họ. Chúng ta cũng nên tự xem xét và nhận trách nhiệm cho những hành động, lời nói của chính mình trước khi chỉ trích người khác.
1
3
Tr Hải
02/07/2023 14:11:38
+5đ tặng

Đại văn hào người Nga Lep Tonxtoi đã từng nói: “ Người ta đáng yêu không phải vì đẹp mà đẹp vì đáng yêu”. Còn ngạn ngữ Đức thì cho rằng: “Đẹp không có giá trị gì nếu không chứa đựng một cái tốt đẹp bên trong”. Nếu các câu danh ngôn trên đều xem trọng vẻ đẹp nội dung hơn hình thức thì trong kho tàng tục ngữ Việt Nam cũng có câu: “Tốt gỗ hơn tốt nước sơn”. Câu tục ngữ này đã nói lên quan hệ giữa nội dung bên trong và hình thức bên ngoài, đây cũng là câu tục ngữ mà em tâm đắc nhất.

Ông cha ta đã mượn một sự vật cụ thể để khái quát thành một nhận xét chung và lớn hơn là nêu lên một quan niệm về cái đẹp. Gỗ là vật liệu để tạo nên mọi vật dụng trong gia đình như: tủ, bàn ghế, cửa,… Nước sơn là chất liệu dùng để quét lên bề mặt gỗ làm cho vật bền lâu hơn.

Qua đó, câu tục ngữ nhắc nhở chúng ta khi đánh giá độ bền của một vật dụng thì phải chú ý đến chất lượng, độ bền của gỗ, không nên chỉ đánh giá, quan tâm đến bề ngoài của lớp sơn vì nó sẽ bị phai nhạt dần theo năm tháng. Từ câu tục ngữ “ tốt gỗ hơn tốt nước sơn”, tác giả dân gian đã đề cao tâm hồn và phẩm chất đạo đức của con người là quan trọng trên tất cả vẻ đẹp của hình thức bên ngoài. Đừng bao giờ để cái hình thức bên ngoài che mờ mắt ta, hãy sống là chính mình, đừng sống bằng vẻ giả tạo để qua mắt người khác.

Câu tục ngữ đã được ông cha ta đúc kết đúng đắn, sâu sắc từ kinh nghiệm thực tế đời sống. Gỗ làm nên vật thể, gỗ tốt thì vật thể sẽ bền, dùng được lâu dài, gỗ xấu thì mau hư hỏng, thời gian sử dụng ngắn đi. Nước sơn dẫu đẹp thì cũng chỉ là lớp vỏ phủ bên ngoài để trang trí, làm đẹp thêm chứ không thể nào che dấu được chất liệu cốt lõi bên trong. Câu tục ngữ còn tô thêm ý nghĩa hơn ở vế sau:

“Tốt gỗ hơn tốt nước sơn

Xấu người đẹp nết còn hơn đẹp người”.

     Khi xem xét một con người cũng vậy, ta phải quan tâm đến phẩm chất đạo đức, trí tuệ, năng lực chứ không nên chỉ nhìn bề ngoài mà xem thường con người thật bên trong. Trong cuộc sống, mỗi sự vật, mỗi con người không phải lúc nào cũng thống nhất trọn vẹn cả mặt nội dung lẫn hình thức. Vì không ai là hoàn hảo cả, có những người ăn mặc sang trọng, quần là áo lượt nhưng về phẩm chất bên trong lại là kẻ vô đức, bất tài. Và còn có cả những người thì tỏ vẻ thông minh, lời lẽ hoa mỹ,… nhưng thật chất lại là kẻ xảo trá, lừa đảo, xấu xa. Để phân biệt giữa nội dung và hình thức ở con người thật khó, vậy nên người đời có câu:

“Dò sông dò biển dễ dò

Mấy ai lấy thước mà đo lòng người”

     Có hạng người “khẩu phật tâm xà” ví dụ như Tú Bà, Hoạn Thư  trong Truyện Kiều của Nguyễn Du, “bề ngoài thơn thớt nói cười, mà trong nham hiểm giết người không dao” và cả bọn Mã Giám Sinh, Sở Khanh, Bạc Hà, Bạc Hạnh,… Chuyện nội dung và hình thức được nêu lên để răn dạy con người phải sống cho chân thật, cho đúng với nhân cách, phẩm chất của mình, chú ý rèn luện, tu dưỡng đạo đứ, trí tuệ, tài năng, những yếu tốt thực chất của con người. Đừng quá chuộng hình thức bên ngoài mà quên đi phần tu dưỡng, phẩm chất đạo đức bên trong. Nếu là học sinh thì trước hết phải rèn luyện, phấn đấu học tập, tu dưỡng đạo đức, trở thành con ngoan trò giỏi. Chỉ lo đua đòi cho đẹp, trau chuốt bên ngoài mà không lo học tập, rèn luyện thì sẽ bị đánh giá thấp năng lực. Trong quan hệ nên lấy sự thật thà, chân thành mà đối xử với nhau, không gian dối, tệ bạc mà đánh mất tình cảm chân thành.

Khẳng định nội dung quan trọng hơn hình thức là một khẳng định đúng. Nhưng còn phải suy nghĩ, chẳng lẽ chỉ xem trọng nội dung, bản chất bên trong mà lãng quên đi hình thức bên ngoài? Tục ngữ và ca dao Việt Nam đã nói rõ vấn đề này:

“Cái răng cái tóc là góc con người”

“Người đẹp vì lụa, lúa tốt vì phân”

     Những câu tục ngữ cho ta thấy rõ hơn vẻ đẹp và ý nghĩa của cả nội dung và hình thức. Một món hàng chất lượng tốt, nếu có bao bì xinh xắn trang trí đẹp thì lại càng có giá trị. Hình thức bên ngoài đã góp phần lớn để làm tăng giá trị của món hàng. Cái tủ được làm từ chất gỗ tốt mà có thêm nước sơn bóng loáng bao bọc bên ngoài thì sẽ làm người mua vừa lòng và sẵn sàng mua hơn là một cái tủ tốt mà lại mờ nhạt. Hay một chàng trai nào đó vừa thành đạt, vừa thông minh, mà còn ăn mặc lịch sự, ứng xử tốt thì chắc hẳn sẽ được mọi người yêu quý, tôn trọng và ngưỡng mộ.

Bằng nghệ thuật so sánh ngầm độc đáo, cách nói giản dị, ông cha ta đã để lại cho những thế hệ sau một kho tàng ca dao tục ngữ về tất cả các lĩnh vực của đời sống như lời khuyên về kinh nghiệm sống và ứng xử. Chúng ta cần tu dưỡng đạo đức, rèn luyện tài năng để trở thành con người toàn diện về cả nội dung và hình thức. Hiểu được câu tục ngữ và vận dụng một cách đúng đắn, thông minh thì chúng ta sẽ bớt nhầm lẫn, vấp ngã trong cuộc sống và đồng thời cũng biết cách tự đứng lên, khắc phục và rèn luyện những khuyết điểm để nâng cao mình hơn nữa. Ta phải sống thực chất bằng chính giá trị con người mình, đừng mánh khóe, lừa dối, giả tạo mà đánh mất chính mình. Tốt gỗ hơn tốt nước sơn nhưng nếu tốt cả gỗ và cả nước sơn thì điều đó là điều mà ta mong muốn phấn đấu, hướng tới nhất.

Mở khóa để xem toàn bộ nội dung trả lời

(?)
Bạn đã đạt đến giới hạn của mình. Bằng cách Đăng ký tài khoản, bạn có thể xem toàn bộ nội dung trả lời
Cải thiện điểm số của bạn bằng cách đăng ký tài khoản Lazi.
Xem toàn bộ các câu trả lời, chat trực tiếp 1:1 với đội ngũ Gia sư Lazi bằng cách Đăng nhập tài khoản ngay bây giờ
Tôi đã có tài khoản? Đăng nhập
2
2
Đức Anh
02/07/2023 14:11:45
+4đ tặng
Nội dung
Đây là một câu tục ngữ ngợi ca vẻ đẹp của tâm hồn, phẩm chất, nhân cách bên trong con người, sự vật, sự việc hơn vẻ đẹp ngoại hình bên ngoài của con người, sự vật hay sự việc đó. Một món đồ gỗ thì chất liệu gỗ bên trong tốt sẽ quan trọng hơn việc màu sơn bên ngoài xấu hay đẹp. Câu tục ngữ này chính là thái độ tôn vinh vẻ đẹp bên trong của 1 sự việc, sự vật nào đó. Con người cũng vậy, vẻ đẹp tâm hồn nên được đánh giá công bằng với vẻ đẹp ngoại hình. Hai loại vẻ đẹp này đều quan trọng đối với bất cứ ai trong cuộc sống. 
0
2
lonely sadboiz
02/07/2023 14:11:51
+3đ tặng
Cuộc sống luôn luôn vận động, nên sự nhìn nhận của con người về mọi thứ luôn trở nên mới mẻ theo thời gian. Từ xưa, ông bà ta đã chiêm nghiệm ra một nét đẹp sâu sa của con người: "tốt gỗ hơn tốt nước sơn/ Xấu người đẹp nết"

Trước hết ta cần đi tìm hiểu về ý nghĩa của hai câu nói ấy. Ai cũng biết rằng gỗ là một loại vật dụng quen thuộc trong gia đình, thường để làm tủ, giường, bàn ghế, nhà,... và bên ngoài lớp gỗ ấy thường có một lớp sơn màu để đồ vật ấy trở nên đẹp, bắt mắt và sáng hơn. Người ta nói rằng:" tốt gỗ hơn tốt nước sơn" tức gỗ là thứ quan trọng, nên khi sử dụng gỗ, chúng ta nên chọn những loại gỗ tốt để tránh mối mọt và bền hơn. Còn nước sơn chỉ là thứ trang trí bề ngoài, nếu nước sơn có bóng có đẹp mà gỗ lại không tốt thì đồ vật ấy sẽ bị giảm giá trị đi nhiều. Cũng có nghĩa tương đồng với câu nói trên, câu nói "xấu người đẹp nết còn hơn đẹp người" đã làm rõ ý cho câu nói " tốt gỗ hơn tốt nước sơn". Cả hai câu nói suy cho cùng đều hướng tới một quan niệm về nhan sắc và phẩm chất của con người. Một người dù cho có nhan sắc xinh đẹp nhưng họ không có phẩm chất thì cùng không bao giờ có thể sánh bằng một người tuy nhan sắc tầm thường nhưng phẩm chất chói lòa.

Hai câu nói mang tính chấp niệm về con người đã giúp ta hiểu hơn về những người xung quanh và cách để chúng ta nhìn nhận đánh giá họ một cách chính xác. Một người có phẩm hạnh tốt đẹp, trước hết họ là một người tốt và lương thiện, họ luôn làm những điều tốt đẹp và có ích cho xã hội mà không gây tổn thương cho những người xung quanh. Có thể họ không may mắn, ông trời không cho họ một nhan sắc vẹn toàn nhưng chỉ cần phẩm chất tốt đẹp, có cái tâm trong sáng, họ sẽ có một cuộc sống hạnh phúc. Trái lại, một người có nhan sắc, vẻ bề ngoài ưa nhìn và xinh đẹp nhưng có khi bên trong họ không được tốt đẹp như vậy. Người xưa thường nói:" đừng nhìn mặt mà bắt hình rong" Tức chúng ta không nên nhìn vẻ bề ngoài để đánh giá con người họ, cách sống của họ ra sao. Nhiều khi trong cuộc sống, mọi thứ đâu dễ dàng phân rõ trắng đen, có những sự giả tạo hoang đường, có những lớp mặt nạ hoàn hảo đánh lừa thị giác. Nhưng có lẽ chúng không đánh lừa được trái tim. Một người khi họ sống thiện, có phẩm chất tốt đẹp thì dù bề ngoài có tầm thường cũng không thể che lấp ánh sáng của lương tri. Ta đã từng biết Thị Nở, một người đàn bá xấu xí trong truyện ngắn Chí Phèo của Nam Cao. Thị có nhan sắc ma chê quỷ hờn, chẳng ngoan hiền cũng không nết na nhưng thị có trái tim, có lòng nhân hậu, thị nhìn ra những điều tốt đẹp ở Chí Phèo và đối xử với Chí như một con người thực thụ. Chỉ vài điều về Thị Nở, ta cũng đủ thấy được sự khác biệt giữa nội tâm và bề ngoài.

Hai câu nói luôn nhằm khẳng định và ngợi ca những phẩm chất của con người trong cuộc sống. Hơn hết, mỗi chúng ta phải biết nhìn nhận và đánh giá dựa theo tiêu chuẩn phẩm hạnh chứ không phải nhan sắc. Trong xã hội ngày nay, vấn đề đề cao nhan sắc đã trở nên rất phổ biến, điều đấy đã tạo nên sự phân biệt rõ rệt trong các hoạt động khác nhau như: xin việc, phỏng vấn,.... Dẫu biết rằng khi xã hội càng phát triển, nhu cầu thẩm mỹ của con người càng được nâng lên, cái đẹp luôn được tôn vinh. Vì vậy mà các cuộc thi hoa hậu được tổ chức để tìm ra người đẹp nhất. Nhưng hãy nhớ rằng nhan sắc rồi cũng sẽ mai một theo năm tháng, chỉ có phẩm chất là vững bền.

Tóm lại, qua hai câu nói ấy ta hiểu rằng mỗi người phải biết dung hòa giữa bên trong và bên ngoài, nội dung và hình thức, nhan sắc và phẩm hạnh. Chỉ có vậy, con người mới tiến gần hơn nữa đến cái chân thiện mỹ.
1
3
Phuong
02/07/2023 14:11:57
+2đ tặng
  1. Câu "Tốt gỗ hơn tốt nước sơn" ám chỉ rằng chất lượng và giá trị của một vật phẩm là quan trọng hơn việc trang trí bề ngoài. Nó đề cao tính chất bền vững và chất lượng thực sự của một vật phẩm, không chỉ dựa trên vẻ ngoài.

  2. Câu "Xấu người đẹp nết còn hơn đẹp người" nhấn mạnh rằng đức hạnh và phẩm chất của một người quan trọng hơn ngoại hình. Nó cho thấy rằng một người có thể xinh đẹp bên ngoài nhưng nếu thiếu đức hạnh và phẩm chất tốt, thì sẽ không được coi là đẹp.

  3. Câu "Nước chảy chỗ trũng" ám chỉ rằng mọi sự việc trong cuộc sống đều có sự liên kết và tương quan với nhau. Nếu có một vấn đề xảy ra, thì sẽ có nguyên nhân hoặc điều kiện đã tạo ra nó. Điều này ám chỉ mối quan hệ biện chứng giữa nguyên nhân và kết quả, và sự tương quan giữa các yếu tố trong một hệ thống.

Trong cuộc sống, chúng ta có thể áp dụng nguyên lý này bằng cách hiểu rõ rằng mọi sự việc đều có nguyên nhân và kết quả, và không nên chỉ nhìn vào mặt trận bề ngoài mà bỏ qua những yếu tố ẩn sau đó. Chúng ta cần suy nghĩ sâu hơn và tìm hiểu vấn đề từ nhiều góc độ khác nhau để có cái nhìn toàn diện và đúng đắn.

0
0
Mik Tiến
02/07/2023 14:35:13
Đây là một câu tục ngữ ngợi ca vẻ đẹp của tâm hồn, phẩm chất, nhân cách bên trong con người, sự vật, sự việc hơn vẻ đẹp ngoại hình bên ngoài của con người, sự vật hay sự việc đó. Một món đồ gỗ thì chất liệu gỗ bên trong tốt sẽ quan trọng hơn việc màu sơn bên ngoài xấu hay đẹp. Câu tục ngữ này chính là thái độ tôn vinh vẻ đẹp bên trong của 1 sự việc, sự vật nào đó. Con người cũng vậy, vẻ đẹp tâm hồn nên được đánh giá công bằng với vẻ đẹp ngoại hình. Hai loại vẻ đẹp này đều quan trọng đối với bất cứ ai trong cuộc sống.

Bạn hỏi - Lazi trả lời

Bạn muốn biết điều gì?

GỬI CÂU HỎI
Học tập không giới hạn cùng học sinh cả nước và AI, sôi động, tích cực, trải nghiệm
Bài tập liên quan
Trắc nghiệm Ngữ văn Đại học mới nhất

Hôm nay bạn thế nào? Hãy nhấp vào một lựa chọn, nếu may mắn bạn sẽ được tặng 50.000 xu từ Lazi

Vui Buồn Bình thường

Học ngoại ngữ với Flashcard

×
Trợ lý ảo Trợ lý ảo
×
Gia sư Lazi Gia sư