Bài tập  /  Bài đang cần trả lời

Cảm nhận về nhân vật Vũ Nương trong đoạn trích sau

Cảm nhận về nhân vật vũ nương trong đoạn trích sau : chàng quỳ xuống đất vâng lời dạy đến lo liệu như đối vs cha mẹ đẻ mình
3 Xem trả lời
Hỏi chi tiết
216
Tham khảo câu trả lời từ Trợ lý ảo Lazi
Từ đoạn trích, ta có thể cảm nhận được sự kính trọng và tôn trọng mà nhân vật vũ nương dành cho người khác, đặc biệt là cha mẹ. Chàng quỳ xuống đất và vâng lời dạy đến lo liệu như đối với cha mẹ đẻ mình, cho thấy sự biết ơn và lòng hiếu thảo của nhân vật. Nhân vật này có thể là một người con hiếu thảo, luôn tôn trọng và tuân thủ những giá trị gia đình.
1
0
Kim Anh
29/07/2023 19:51:23
+5đ tặng
Tác giả Nguyễn Dữ sống ở thế kỷ XVI và là học trò ưu tú của Trạng Trình Nguyễn Bỉnh Khiêm. Dễ nhận thấy được các tác phẩm của ông đã đóng góp rất lớn cho nền văn học trung đại Việt Nam và trong đó nổi tiếng nhất chính là tác phẩm “Truyền kỳ Mạn Lục” trong đó tiêu biểu nhất là chuyện thứ 16 “Chuyện người con gái Nam Xương”. Trong tác phẩm này cũng đã thể hiện được niềm thương cảm sâu sắc của Nguyễn Dữ đối với nhân vật Vũ Nương – một người con gái đẹp người, đẹp nết thế nhưng phải chịu những sự bất công trong xã hội cũ. Và đây cũng là nhân vật đem lại cho chúng ta nhiều cảm nghĩ nhất. Đầu tiên người ta nhận thấy ngay được nhân vật Vũ Nương chính là một người phụ nữ mang rất nhiều phẩm chất tốt đẹp. Nàng xuất thân từ một gia đình nghèo thế nhưng lại có nhan sắc và lại còn có đức hạnh, ai ai cũng mến yêu. Không thể phủ nhận được vẻ đẹp của Vũ Nương cũng mang vẻ đẹp của một người phụ nữ xưa. Chính vì vẻ đẹp cũng như đức hạnh của nàng khiến cho Trương Sinh say mê và xin mẹ 100 lạng vàng đi hỏi cưới Vũ Nương. Xuất phát từ một cuộc hôn nhân không bình đẳng, đã vậy Trương Sinh lại có tính đa nghi, hay ghen tuông. Thế nhưng với Vũ Nương vẫn luôn giữ phép tắc trong đạo vợ chồng, nàng luôn là một người phụ nữ vô cùng thông minh, đôn hậu và biết giữ gìn khuôn phép không bao giờ để gia đình bị thất hòa. Tất cả những điều này cho thấy Vũ Nương là một người khéo léo và nết na. Khi nàng phải sống trong thời loạn lạc nên cuộc sum vầy chưa được bao lâu thì Trương Sinh tòng quân đi lính nơi biên ải xa xôi. Trong một buổi tiễn chồng ra trận nàng rót chén rượu đầy chúc chồng bình yên thế nhưng đối với Vũ Nương lúc nào nàng cũng chỉ mong chồng có thể bình an trở về không mong gì hơn. Nguyễn Dữ cũng thật tài tình khi nàng không chỉ là một người vợ chung thủy, Vũ Nương cũng còn được xây dựng lên chính là một người mẹ hiền, người con dâu hiếu thảo. Khi chồng ra trận vừa tròn tuần thì nàng sinh con nuôi dạy con khôn lớn một mình. Và để có thể mong bù đắp thiếu vắng cha của con nàng chỉ chiếc bóng của mình trên tường và nói là cha Đản mà thôi. Rồi còn với mẹ chồng già yếu nàng chăm sóc mẹ rất chu đáo, thuốc thang cẩn thận phụng dưỡng như cha mẹ đẻ của mình. Vũ Nương cũng đã làm chọn chữ công với nhà chồng. Thực sự có thể nhận thấy được đây là điều rất đáng trân trọng của Vũ Nương. Lý do chính bởi thời xưa quan hệ mẹ chồng nàng dâu dường như chưa bao giờ êm đẹp và chứa đầy những định kiến khắt khe đến vậy. Thực sự có thể nhận thấy được chính tấm lòng của nàng đã được người mẹ chồng ghi nhận, điều này thể hiện qua những lời trăn trối của bà trước khi qua đời với Vũ Nương. Đó chính là câu nói “Sau này trời xét lòng lành ban cho phúc đức giống dòng tối tươi, xanh kia quyết chẳng phụ con cũng như con đã chẳng phụ mẹ”. Thông qua đây chúng ta nhận thấy được nhân vật Vũ Nương chính là người phụ nữ lý tưởng trong xã hội ngày xưa: Công, dung, ngôn, hạnh thật đáng học hỏi. Xây dựng lên nhân vật Vũ Nương còn là người phụ nữ có bao phẩm chất tốt đẹp đáng lẽ nàng phải được hưởng cuộc sống hạnh phúc chí ít cũng như nàng mong ước đó chính là một thú vui nghi gia, nghi thất – vợ chồng con cái sum họp bên nhau. Nhưng dù có cố gắng như thế nào đi chăng nữa thì cuộc đời của Vũ Nương cũng giống như cuộc đời của những người phụ nữ trong xã hội xưa. Đó là một cuộc đời buồn và đầy những giọt nước mắt. Rồi sự bất hạnh của nàng ập đến khi người chồng trở về, cứ mong cảnh đoàn tụ vui vẻ sẽ đến với nàng nhưng không. Trương Sinh vốn ít học lại có thói ghen tuông khi nghe chuyện về cái bóng thôi là đã vội vàng kết tội cho Vũ Nương. Cho dù nàng có hết lời phân trần để bày tỏ lòng thủy chung, cố gắng hàn gắn hạnh phúc gia đình có nguy cơ tan vỡ những tất cả đều vô ích mà thôi. Chính Trương Sinh đã đối xử với nàng hết sức tàn nhẫn, Trương Sinh đã mắng nhiếc, đánh đuổi nàng đi và bỏ ngoài tai những lời phân trần của vợ và những lời khuyên can của hàng xóm. Khi đã thất vọng đến tột cùng Vũ Nương đành mượn dòng nước quê hương để giãi tỏ nỗi lòng trong trắng của mình. Khi đó Vũ Nương đã tắm gội chay sạch ra bến sông Hoàng Giang ngửa cổ lên trời là than rằng kẻ bạc mệnh này duyên hẩm hiu và nàng nhảy xuống sông để rồi tự vẫn. Thông qua đây thì Nguyễn Dữ cũng đã thể hiện được chân lý “thà chết trong còn hơn sống đục” với tấm lòng yêu thương con người tác giả như không để cho sự trong sáng cao đẹp của Vũ Nương phải chịu oan khuất nên phần cuối chuyện đầy ắp những chi tiết hoang đường kì ảo. Ngay ở phía sau câu chuyện của Phan Lang, Trương Sinh lúc này cũng lập đàn giải oan cho vợ. Vũ Nương trở về dù chỉ thấp thoáng trong giây lát thôi cũng cũng đã thể hiện được quan niệm của tác giả. Người phụ nữ trong xã hội cũ luôn bị rơi vào tình cảnh bị tước đoạt hạnh phúc, cho dù họ có tốt như nào đi chăng nữa thì vẫn bị các thế lực khác chà đạp vào mức đường cùng không lối ra. Tác giả đã thông qua nhân vật Vũ Nương để tố cáo và lên án chiến tranh phi nghĩa làm phá vỡ hạnh phúc gia đình của con người. Nguyễn Dữ xây dựng lên nhân vật Vũ Nương thật tài tình, đây là một nhân vật thể hiện được rất nhiều quan điểm nghệ thuật nhân sinh và giúp cho tác phẩm trở nên hay hơn,

Mở khóa để xem toàn bộ nội dung trả lời

(?)
Bạn đã đạt đến giới hạn của mình. Bằng cách Đăng ký tài khoản, bạn có thể xem toàn bộ nội dung trả lời
Cải thiện điểm số của bạn bằng cách đăng ký tài khoản Lazi.
Xem toàn bộ các câu trả lời, chat trực tiếp 1:1 với đội ngũ Gia sư Lazi bằng cách Đăng nhập tài khoản ngay bây giờ
Tôi đã có tài khoản? Đăng nhập
1
0
Đức Anh
29/07/2023 19:51:32
+4đ tặng

Trước tiên Vũ Nương là người phụ nữ mang nhiều phẩm chất tốt đẹp, là người phụ nữ bình dân xuất thân từ gia đình nghèo nhưng nang vừa có nhan sắc, vừa có đức hạnh. Tính đã thùy mị nết na lại thêm tư duy tốt đẹp. Vẻ đẹp của Vũ Nương mang vẻ đẹp của một người phụ nữ- của chiếc bánh trôi trong thơ của Hồ Xuân Hương ” vừa trắng lại vừa tròn”. vì vậy Trương Sinh con nhà hào phú đã xin với mẹ trăm lạng vàng cưới nàng về làm vợ, cuộc hôn nhân không bình đẳng, đã vậy Trương Sinh lại có tính đa nghi, hay ghen. Vậy mà trong đạo vợ chồng nàng tỏ ra là một phụ nữ thông minh, đôn hậu, biết chồng có tính đa nghi hay ghen nàng đã ” luôn giữ gìn khuôn phép… thất hòa” chứng tỏ nàng rất khéo léo trọng việc vun vén hạnh phúc gia đình. Sống trong thời loạn lạc nên cuộc sum vậy chưa được bao lâu thì Trương Sinh tòng quân đi lính nơi biên ải,. Buổi tiễn chồng ra trận nàng rót chén rượu đầy chúc chồng bình yên ” chàng đi chuyến này thiếp chẳng mong…thế là đủ rồi”. Ước mong của nàng thật giản dị chỉ vì nàng coi trọng hạnh phúc gia đình hơn mọi công danh phù phiếm ở đời. Những năm xa cách Vũ Nương thương nhớ chồng khôn xiết kể: ” Mỗi khi bướm lượn đầy vườn may che kín núi tì nỗi buồn chân trời góc bể lại không thể nào ngăn được”. Tâm trạng thương nhớ ấy của Vũ Nương cũng là tâm trạng chung của nhiều người chinh phụ trong thời loạn lạc ngày xưa. Thể hiện tâm trạng ấy Nguyễn Dữ vừa cảm thông với nỗi đau xa cách trồng của Vũ Nương vừa ca ngợi tấm lòng chung thủy của nàng. Không chỉ là một người vợ chung thủy, Vũ Nương còn là một người mẹ hiền, người con dâu hiếu thảo, chàng ra trận vừa tròn tuần thì nàng sinh con nuôi dạy con khôn lớn. Để bù đắp thiếu vắng cha của con nàng chỉ chiếc bóng của mình tren tường và nói là cha Đản, còn với mẹ chồng già yếu nàng chăm sóc mẹ rất chu đáo, thuốc thang phụng dưỡng như cha mẹ đẻ của mình. Nàng đã làm chọn chữ ” công” với nhà chồng. Đây là điều rất đáng chân trọng của Vũ Nương bởi thời xưa quan hệ mẹ chồng nàng dâu dường như chưa bao giờ êm đẹp và chứa đầy những định kiến khắt khe. Tấm lòng của nàng đã được người mẹ chồng ghi nhận, điều này thể hiện qua những lời chăn chối của bà trước khi qua đời ” Sau này trời xét lòng lành ban cho phúc đức giống dòng tối tươi, xanh kia quyết chẳng phụ con cũng như con đã chẳng phụ mẹ”. Vũ nương chính là người phụ nữ lý tưởng trong xã hội ngày xưa: Công, dung, ngôn, hạnh.

0
0
Tú Quyên
29/07/2023 19:52:25
+3đ tặng
Từ đoạn trích trên, ta có thể cảm nhận được sự tôn trọng và biết ơn của nhân vật vũ nương đối với người đã dạy dỗ và chăm sóc mình. Hành động của vũ nương khi quỳ xuống đất và vâng lời dạy chỉ ra sự kính trọng và sự tận tụy của cô đối với người đã sinh ra và nuôi dưỡng mình. Nhân vật vũ nương có thể được miêu tả là một người hiếu thảo, biết ơn và biết trân trọng những người đã đóng vai trò quan trọng trong cuộc đời mình.

Bạn hỏi - Lazi trả lời

Bạn muốn biết điều gì?

GỬI CÂU HỎI
Học tập không giới hạn cùng học sinh cả nước và AI, sôi động, tích cực, trải nghiệm

Hôm nay bạn thế nào? Hãy nhấp vào một lựa chọn, nếu may mắn bạn sẽ được tặng 50.000 xu từ Lazi

Vui Buồn Bình thường
×
Trợ lý ảo Trợ lý ảo
×
Đấu trường tri thức | Lazi Quiz Challenge +500k
Gửi câu hỏi
×