Bài tập  /  Bài đang cần trả lời

Vẻ đẹp nhân cách của nhà thơ Trần Tế Xương qua "Thương vợ" và "Vịnh khoa thi hương"

2 trả lời
Hỏi chi tiết
2.582
2
2
....^_^....
30/09/2018 19:50:17
Tú Xương có nhiều vần thơ, phú nói về vợ. Bà Tú vốn là “con gái nhà dòng, lấy chồng kẻ chợ”. một người con dâu giỏi làm ăn buôn bán, hiền lành được bà con xa gần mến trọng
Nhờ thế mà ông Tú mới được sống cuộc đời phong lưu: “Tiền bạc phó cho con mụ kiếm - Ngựa xe chẳng lúc nào ngơi”.
“Thương vợ” là bài thơ cảm động nhất trong những bài thơ trữ tình của Tú Xương. Nó là bài thơ tâm sự, đồng thời cũng là bài thơ thế sự. Bài thơ chứa chan tình thương yêu nồng hậu của ông Tú đối với người vợ hiền thảo của mình.
Sáu câu thơ đầu nói lên hình ảnh của bà Tú trong gia đình và ngoài cuộc đời – hình ảnh chân thực về một người vợ tần tảo, một người mẹ đôn hậu, giàu đức hi sinh.
Hai câu thơ trong phần đề giớí thiệu bà Tú là một người vợ rất đảm đang, chịu thương chịu khó. Nếu như bà vợ của Nguyễn Khuyến là một phụ nữ “hay lam hay làm, thắt lưng bó que, xắn váy quai cồng, chân nam đá chân chiêu, vì tớ đần trong mọi việc” (câu đối của Nguyễn Khuyến thì bà Tú là một người đàn bà
“Quanh năm buôn bán” là cảnh làm ăn đầu tắt mặt tối, từ ngày này qua ngày khác, từ tháng này qua tháng khác… không được một ngày nghỉ ngơi. Bà Tú “Buôn bán ở mom sông”, nơi cái mảnh đất nhô ra, ba bề bao bọc sông nước; nơi làm ăn là cái thế đất chênh vênh. Hai chữ “mom sông” gợi tả một cuộc đời nhiều mưa nắng, một cảnh đời cơ cực, phải vật lộn kiếm sống, mới “Nuôi đủ năm con với một chồng”. Một gánh nặng gia đình đè nặng lên đôi vai người mẹ, người vợ. Thông thường người ta chỉ đếm mớ rau, con cá, đếm tiền bạc… chứ ai “đếm” con, “đếm” chồng(!). Câu thơ tự trào ẩn chứa nỗi niềm chua chát về một gia đình gặp nhiều khó khăn: đông con, người chồng đang phải “ăn lương vợ”.
Có thể nói, hai câu đầu, Tú Xương ghi lại một cách chân thực người vợ tần tảo, đảm đang của mình
Phần thực tô đậm thêm chân dung bà Tú, mỗi sáng mỗi tối đi đi về về “lặn lội” làm ăn như “thân cò” nơi “quãng vắng”. Ngôn ngữ thơ tăng cấp tô đậm thêm nỗi cực nhọc của người vợ. Câu chữ như những nét vẽ, gam màu nối tiếp nhau, bổ trợ và gia tăng: đã “lặn lội” lại “thân cò”, rồi còn “khi quãng vắng”. Nỗi cực nhọc kiếm sống ở “mom sông” tưởng như không thể nào nói hết đựoc! Hình ảnh “con cò”, “cái cò” trong ca dao cổ: “Con cò lặn lội bờ sông…”, “con cò đi đón cơn mưa…”, “Cái cò, cái vạc, cái nông…” được tái hiện trong thơ Tú Xương qua hình ảnh “thân cò” lầm lũi đã đem đến cho người đọc bao liên tưởng cảm động về bà Tú, cũng như thân phận vất vả, cực khổ… của người phụ nữ Việt Nam trong xã hội cũ
“Eo sèo” từ láy tượng thanh chỉ sự làm rầy rà bằng lời đòi, gọi liên tiếp dai dẳng; gợi tả cảnh tranh mua tranh bán, cảnh cãi vã nơi “mặt nước” lúc “đò đông”. Một cuộc đời “lặn lội”, một cảnh sống làm ăn “eo sèo”. Nghệ thuật đối đặc sắc đã làm nổi bật cảnh kiếm ăn nhiều cơ cực. Bát cơm, manh áo mà bà Tú kiếm được “nuôi đủ năm con với một chồng” phải “lặn lội”trong mưa nắng, phải giành giật “eo sèo”, phải trả giá bao mồ hôi, nước mắt giữa thời buổi khó khăn!
“Duyên” là duyên số, duyên phận, “nợ” là cái “nợ” đời mà bà Tú phải cam phận, chịu đựng. “Nắng”, “mưa” tượng trưng cho mọi vất vả và khổ cực. Các số từ trong câu thơ tăng dần lên: “một … hai… năm… mười…” làm nổi rõ đức hy sinh thầm lặng của bà Tú, một người phụ nữ chịu thương chịu khó vì sự ấm no hạnh phúc của chồng con và gia đình. “Âu đành phận”.. dám quản công”… giọng thơ nhiều xót xa thương cảm.
Tóm lại, sáu câu thơ đầu, bằng tấm lòng biết ơn và cảm phục, Tú Xương đã phác hoạ một vài nét rất chân thực và cảm động về hình ảnh bà Tú, người vợ hiền thảo của mình với bao đức tính đáng quý: đảm dang, tần tảo, chịu thương, chịu khó, thầm lặng hi sinh cho hạnh phúc gia đình. Tú Xương thể hiện bút pháp điêu luyện trong sử dụng ngôn ngữ và sáng tạo hình ảnh. Các từ láy, các số từ, phép đối, đảo ngữ, sử dụng sáng tạo thành ngữ và hình ảnh “thân cò”… đã tạo nên ấn tượng và sức hấp dẫn của văn chương.
Hai câu kết, Tú Xương sử dụng từ ngữ thông tục, lấy tiếng chửi nơi “mom sông”, lúc “buổi đò đông” đưa vào thơ rất tự nhiên, bình dị. Ông tự trách mình “ăn lương vợ” mà “ăn ở bạc”. Vai trò người chông, người cha chẳng giúp ích được gì, vô tích sự, thậm chí còn “hờ hững” với vợ con. Lời tự trách sao mà chua xót thế!
Ta đã biết, Tú Xương có văn tài, nhưng công danh dở dang, thi cử lận đận. Sống giữa một xã hội “dở Tây dở ta” chữ nho mạt vận, lúc mà “ông Nghè, ông Cống cũng nằm co” cho nên nhà thơ tự trách mình đồng thời cũng là trách đời đen bạc. Ông không xu thời để vinh thân phì gia “tối rượu sâm banh, sáng sữa bò”.
Hai câu kết là cả một nỗi niềm tâm sự và thế sự đây buồn thương, là tiếng nói của một trí thức giàu nhân cách, nặng tình đời, thương vợ con mà gia cảnh nghèo. Tú Xương thương vợ cũng chính là thương chính mình vậy: Nỗi đau thất thế của nhà thơ khi cảnh đời thay đổi!

Mở khóa để xem toàn bộ nội dung trả lời

(?)
Bạn đã đạt đến giới hạn của mình. Bằng cách Đăng ký tài khoản, bạn có thể xem toàn bộ nội dung trả lời
Cải thiện điểm số của bạn bằng cách đăng ký tài khoản Lazi.
Xem toàn bộ các câu trả lời, chat trực tiếp 1:1 với đội ngũ Gia sư Lazi bằng cách Đăng nhập tài khoản ngay bây giờ
Tôi đã có tài khoản? Đăng nhập
9
1
doan man
30/09/2018 19:52:37
Thương vợ:
- Tú Xương tự chửi mình vì cái tội làm chồng mà hờ hững, để vợ phải vất vả lặn lội kiếm ăn. Ông vừa cay đắng vừa phẫn nộ.
- Tú Xương chửi cả xã hội, chửi cái thói đời đểu cáng, bạc bẽo để cho bà Tú vất vả mà vẫn nghèo đói.
- Từ tấm lòng thương vợ đến thái độ đối với xã hội.
- Tiếng chửi của Tú Xương thể hiện nhân cách của ông, một người luôn biết nghĩ cho người khác cũng giống như Thúy Kiều nào đâu có phụ bạc với Kim Trọng mà lại thốt ra “ vì ta khăng khít cho người dở dang” hay “thôi thôi thiếp đã phụ chàng từ đây“.
=> Ông Tú nghiêm khắc đáp lại cái xã hội đầy rẫy những người chồng ăn chơi lêu lỗng, vũ phu, ăn bám vợ con, biến vợ con thành những nô lệ không hơn không kém.
- Tú Xương chửi mình mà cũng là chửi cái xã hội, cái Xã Hội mà những nhà nho thất cơ lỡ vận phải sống nghèo khổ có duyên phải nợ duyên.
- Đằng sau tiếng chửi xã hội, chửi mình là những giọt nước mắt của nỗi đau, của tâm tràn phẫn uất, của bi kịch.
+ Bi kịch của Tú Xương: từng nuôi mộng “bia đá bảng vàng” “cho sang mặt vợ”
+ Bi kịch của xã hội: chữ Hán đến thời mạt vận, thi cử lộn tùng phèo
+ Rốt cục: Tú Xương trở thành kẻ vô tích sự, ăn bám vợ à tê tái, đớn đau.
Vịnh khoa thi hương:
- Câu hỏi tu từ mang ý nghĩa thức tỉnh các kẻ sĩ và cũng là câu hỏi với chính mình về thân phân kẻ sĩ thời mất nước.
Bộc lộ tâm trạng nhà thơ: Buồn chán trước cảnh thi cử và hiện thực nước nhà.
=> Lòng yêu nước thầm kí, sâu sắc của Tế Xương.
- Phản đối xót xa cho tình cảnh đất nước.
- Ý nghĩa tư tưởng của lời nhắn gửi ở hai câu cuối: những người trí thức, nhân tài của đất nước hãy tỉnh ngộ, hãy cứu lấy tình cảnh đất nước.

Bạn hỏi - Lazi trả lời

Bạn muốn biết điều gì?

GỬI CÂU HỎI
Học tập không giới hạn cùng học sinh cả nước và AI, sôi động, tích cực, trải nghiệm
Bài tập liên quan
Bài tập Ngữ văn Lớp 11 mới nhất

Hôm nay bạn thế nào? Hãy nhấp vào một lựa chọn, nếu may mắn bạn sẽ được tặng 50.000 xu từ Lazi

Vui Buồn Bình thường

Học ngoại ngữ với Flashcard

×
Trợ lý ảo Trợ lý ảo
×
Gia sư Lazi Gia sư