Đây là một truyền thuyết lịch sử, gắn với cuộc khởi nghĩa của Lê Lợi, nằm trong chuỗi truyền thuyết về người anh hùng Lê Lợi. Nhưng đây cũng là truyền thuyết địa danh (loại truyền thuyết giải thích nguồn gốc trực tiếp của những tên núi, tên sông, tên hồ… nguồn gốc hình thành những vùng đất…). Vì thế, truyện không chỉ phản ánh, ca ngợi cuộc kháng chiến chính nghĩa, mang tính chất nhân dần do Lê Lợi lãnh đạo đánh đuổi giặc Minh xâm lược mà còn giải thích tên gọi hồ Hoàn Kiếm, đồng thời cũng thể hiện khát vọng, ước mơ về hoà bình của dân tộc ta. Truyện kể gồm hai sự kiện: Long Quân cho Lê Lợi, người đứng đầu cuộc khỏi nghĩa Lam Sơn, mượn gươm thần; Long Quân sai Rùa Vàng lên đòi lại gươm thần và việc ra đời tên gọi hồ Hoàn Kiếm.
Sự kiện Long Quân cho mượn gươm thần đã chắp đôi cánh của trí tưởng tượng đầy thơ và mộng của dân gian cho tác phẩm nhằm thần kì hoá nguyên nhân dẫn đến thắng lợi vĩ đại của cuộc khỏi nghĩa’Lam Sơn. Cách cho mượn gươm của Long Quân cùng hệ thống chi tiết về các bước xuất hiện của gươm thần bao hàm nhiêu ý nghĩa sâu sắc. Lưỡi gươm tìm được từ dưới nước, chuôi gươm tìm thấy từ trên rừng, khi khớp lại thì thành thanh gươm thần hoàn chỉnh dùng đế đánh giặc. Điều đó nói lên một cốt lõi sự thực lịch sử là: khi có giặc ngoại xâm đến, nhân dân ta từ vùng rừng núi đến miền biển khơi đều nhất tề đứng lên đánh giặc, khi các phong trào lẻ tẻ ấy ở nhiều nơi liên kết lại, thống nhất vói nhau thì sẽ tạo thành sức mạnh to lớn để đánh thắng giặc ngoại xâm. Chi tiết này gợi cho chúng ta .nhớ đến bài học về tinh thần đoàn kết mà Long Quân (tức tổ tiên) đã dạy con cháu khi từ biệt về cõi thiêng: “Kẻ miền núi, người miền biển, khi có việc gì thì giúp đỡ lẫn nhau, đừng quên lời hẹn” (Con Rồng cháu Tiên). Lời nói của Lê Thận khi dâng gươm cho Lê Lợi là lời của toàn dân, trên dưới một lòng, khẳng định vai trò lãnh đạo cuộc khỏi nghĩa của Lê Lợi. Câu nói đó cùng vói tên thanh gươm thần “Thuận Thiên” đã nhấn mạnh tính chất chính nghĩa của cuộc khỏi nghĩa Lam Sơn: mục tiêu của cuộc khỏi nghĩa hoàn toàn phù họp với ý Trời, lòng Dân.
Sự kiện Long Quân đòi lại gươm thần trên hồ Tả Vọng, lúc đất nước đã sạch bóng quân thù mang nhiều hàm ý. Đất nước đã sạch bóng quân thù, giờ đây nhân dân ta bắt tay vào giai đoạn lao động, xây dựng cuộc sống hoà bình, phồn vinh. Nghĩa là giai đoạn “dụng võ” đã qua, giờ là lúc bắt đầu giai đoạn “dụng văn” (dùng trí tuệ để xây dựng đất nước). Gươm thần trao lại cho Long Quân giữ. Thanh gươm vẫn còn đó, khi nào đất nước bị ngoại xâm, Long Quân sẽ lại cho con cháu mượn gươm thần. Việc Lê Lợi cho đổi tên hồ từ hồ Tả Vọng thành hồ Hoàn Kiếm bao hàm lòng biết ơn tổ tiên và ý thức đề cao cảnh giác, răn đe những kẻ rắp tâm dọm ngó nước ta. Gươm thần từ Long Quân chuyển đến vị chủ tướng của cuộc khởi nghĩa để cùng ông và nghĩa quân làm nên chiến thắng, rồi gươm thần lại từ Lê Lợi chuyển về cho Long Quân. Vòng khép kín này tạo nên tính nhất quán của câu chuyện, vẻ đẹp hoàn mĩ của cấu tạo tác phẩm và hình ảnh lưỡi gươm thần. Tất cả nhằm thần thánh hoá một trong những chiến công chống ngoại xâm hiển hách của dân tộc, ca ngợi hết lời triều đại nhà Hậu Lê mở đầu bằng Lê Lợi – Lê Thái Tổ. Bên cạnh đó chi tiết trả gươm còn thể hiện khát vọng hoà bình của dân tộc Việt Nam, Khi đã đánh đuổi giặc ngoại xâm ra khỏi bờ cõi, chiến tranh đã kết thúc thì tạm cất vũ khí đi để xây dựng đất nước thanh bình, vũ khí chỉ sử dụng vào mục đích tự vệ để bảo vệ Tổ quốc. Riêng hình tượng nhân vật Rùa Vàng nhắc ta nhớ tói hình tượng nhân vật Thần Kim Quy trong truyền thuyết về An Dương Vương xây thành cổ Loa và đánh thắng cuộc xâm lăng lần thứ nhất của Triệu Đà nhờ chiếc nồ thần. Sự xuất hiện nhiều lần của Rùa Vàng trong các sự kiện trọng đại của lịch sử được truyền thuyết kể lại nhằm nói lên truyền thống yêu nước của dân’tộc và cũng góp phần tô đẹp thêm cho vẻ đẹp nghệ thuật của thể loại truyền thuyết dân gian.