Bài tập  /  Bài đang cần trả lời

Cảm nhận của em về những khổ thơ sau bằng một đoạn văn dài khoảng 15 dòng

Câu 8: Cảm nhận của em về những khổ thơ sau bằng một đoạn văn dài khoảng 15 dòng:
Lưng mẹ còng rồi
Cau thì vẫn thẳng
để lọ Ngày con còn bé
Hos Cau me
bổ tư
Giờ cau bổ tám
xanh rờn
Cau – ngọn
Mẹ - đầu bạc trắng
Cau ngày càng cao
Mẹ ngày càng thấp
Cau gần với giới
Mẹ thì gần đất!
is mi
c
Mẹ còn ngại tol
Một miếng cau khô
ong hort
Khô gầy như mẹ
Con nâng trên tay
Không cầm được lệ (Đỗ Trung Lai)
hậu Liên
ho là sau
4 trả lời
Hỏi chi tiết
388
1
0
Kim Anh
04/09/2023 20:10:11
+5đ tặng
“Mẹ” của Đỗ Trung Lai là một tác phẩm đem đến nhiều cảm xúc cho người đọc. Bài thơ là lời của người con bộc lộ nỗi xót xa, thương cảm khi thấy mẹ ngày một già đi. Cuộc đời của mẹ từng trải qua biết bao nỗi vất vả, nhọc nhằn. Tác giả đã mượn hình ảnh cây cau để nói về mẹ. Sự đối lập giữa mẹ và cau: “Lưng mẹ còng rồi - Cau thì vẫn thẳng” và “Cau - ngọn xanh rờn, Mẹ - đầu bạc trắng”, “Cau gần với trời - Mẹ thì gần đất” đã tạo ra một ám ảnh cho tiếng thơ tiếng lòng quặn bao nỗi thắt. Đặc biệt, hình ảnh “Một miếng cau khô - Khô gầy như mẹ” càng làm nổi bật sự giàu nua, héo hon của người mẹ. Điều đó khiến cho “Con nâng trên tay - Không cầm được lệ”. Hai chữ “nâng” và “cầm” đều chỉ động thái của tình cảm. Nếu “nâng” trang trọng kính trọng biết bao thì “cầm” lại nén bao đắng cay bấy nhiêu. Từng cặp biểu cảm được song hành tạo ra bao chất chứa, lời ít mà vọng xa. Chính đây cũng là sự vận động cảm xúc để cuối bài nhân vật trữ tình đã tự hỏi: “Ngẩng trời hỏi vậy - Sao mẹ ta già”. Câu hỏi tu từ không nhận được lời đáp, để lại sự cô đơn, trống vắng. Không ai trả lời được vì sao mẹ già, cũng không ai ngăn được guồng quay của thời gian tàn nhẫn. Hình ảnh “mây bay về xa” cũng giống như mái tóc mẹ bạc hòa cùng với mây trắng trên cao thể hiện một niềm xót xa, tiếc nuối. Bài thơ thật cảm động, bộc lộ nỗi xót xa thưởng cảm của người con trước hình ảnh già nua của mẹ theo năm tháng.

Mở khóa để xem toàn bộ nội dung trả lời

(?)
Bạn đã đạt đến giới hạn của mình. Bằng cách Đăng ký tài khoản, bạn có thể xem toàn bộ nội dung trả lời
Cải thiện điểm số của bạn bằng cách đăng ký tài khoản Lazi.
Xem toàn bộ các câu trả lời, chat trực tiếp 1:1 với đội ngũ Gia sư Lazi bằng cách Đăng nhập tài khoản ngay bây giờ
Tôi đã có tài khoản? Đăng nhập
1
0
Tú Quyên
04/09/2023 20:12:37
+4đ tặng
Những khổ thơ trên mang đến cho em một cảm nhận sâu sắc về mối quan hệ giữa mẹ và con, và cũng là một tấm gương tình mẫu tử đầy xúc động. Từ những câu thơ ngắn gọn nhưng đầy ý nghĩa, nhà thơ đã tạo nên một bức tranh về sự thay đổi của thời gian và cuộc sống.

"Lưng mẹ còng rồi, cau thì vẫn thẳng" - những từ ngữ đơn giản nhưng chứa đựng nhiều ý nghĩa sâu sắc. Đó là sự so sánh giữa mẹ và cau, một hình ảnh tượng trưng cho sự thay đổi của cuộc sống. Mẹ đã trải qua nhiều gian khổ và vất vả để nuôi dưỡng con, trong khi cau vẫn tiếp tục phát triển và trưởng thành.

"Cau ngày càng cao, mẹ ngày càng thấp" - câu thơ này thể hiện sự chênh lệch về địa vị và vị trí trong xã hội giữa mẹ và con. Cau trở thành một phần của thế giới lớn hơn, trong khi mẹ vẫn còn gần đất, khiêm tốn và khiếp sợ.

"Mẹ còn ngại tol, một miếng cau khô, khô gầy như mẹ" - những dòng thơ cuối cùng này thể hiện sự đau đớn và xót xa của con trước sự già yếu và khó khăn của mẹ. Con không thể kìm nén được nước mắt trước sự thay đổi và sự chịu đựng của mẹ.

Tổng thể, những khổ thơ trên mang đến cho em một cảm nhận về sự đổi thay của cuộc sống và tình cảm mẫu tử. Nó nhắc nhở em về sự quý trọng và biết ơn mẹ đã dành cả cuộc đời để nuôi dưỡng và chăm sóc con. Đồng thời, nó cũng là một lời nhắc nhở về trách nhiệm của con trong việc trân trọng và chăm sóc mẹ khi mẹ già yếu.
Tú Quyên
Những khổ thơ trên mang đến cho em một cảm nhận sâu sắc về mối quan hệ giữa mẹ và con, và cũng là một tấm gương tình mẫu tử đầy xúc động. Từ những câu thơ ngắn gọn nhưng đầy ý nghĩa, nhà thơ đã tạo nên một bức tranh về sự thay đổi của thời gian và cuộc sống. "Lưng mẹ còng rồi, cau thì vẫn thẳng" - những từ ngữ đơn giản nhưng chứa đựng nhiều ý nghĩa sâu sắc. Đó là sự so sánh giữa mẹ và cau, một hình ảnh tượng trưng cho sự thay đổi của cuộc sống. Mẹ đã trải qua nhiều gian khổ và vất vả để nuôi dưỡng con, trong khi cau vẫn tiếp tục phát triển và trưởng thành. "Cau ngày càng cao, mẹ ngày càng thấp" - câu thơ này thể hiện sự chênh lệch về địa vị và vị trí trong xã hội giữa mẹ và con. Cau trở thành một phần của thế giới lớn hơn, trong khi mẹ vẫn còn gần đất, khiêm tốn và khiếp sợ. "Mẹ còn ngại tol, một miếng cau khô, khô gầy như mẹ" - những dòng thơ cuối cùng này thể hiện sự đau đớn và xót xa của con trước sự già yếu và khó khăn của mẹ. Con không thể kìm nén được nước mắt trước sự thay đổi của mẹ, và cảm nhận được sự mất mát và sự hy sinh của mẹ trong cuộc sống. Những khổ thơ này đã khắc sâu vào lòng em về tình yêu thương và sự hi sinh của mẹ. Em cảm nhận được sự vĩ đại và tình mẫu tử không biên giới của mẹ, và cảm thấy biết ơn vì những điều mẹ đã làm cho em. Những khổ thơ này cũng nhắc nhở em về tình cảm và trách nhiệm của mình đối với mẹ, và khuyến khích em trân trọng và quan tâm đến mẹ hơn trong cuộc sống hàng ngày.
Tú Quyên
kia là một bài khác nhé!
0
0
Tiến Dũng
04/09/2023 20:20:25
+3đ tặng

“Mẹ” của Đỗ Trung Lai đã đem đến nhiều ấn tượng cho người đọc. Bài thơ là lời bày tỏ của người con dành cho mẹ của mình. Hình ảnh “mẹ” được đặt trong tương quan so sánh với “cau”. Mẹ hiện lên với tấm lưng nhỏ bé trái ngược với hình dáng cây cau trong vườn: “Lưng mẹ còng rồi/Cau thì vẫn thẳng” khiến con càng thêm đau xót. Theo dòng chảy của thời gian, cây cau ấy ngày càng lớn cao nhưng mẹ của con lại “ngày một thấp”. Tuổi giờ giờ đã in hằn lên bóng dáng của mẹ. Con nhớ những ngày thơ bé, miếng cau bổ tư, nhưng hôm nay miếng cau ấy bổ thành tám miếng nhỏ mà “Mẹ còn ngại to!”. Nhìn miếng cau khô quen thuộc, con lại liên tưởng đến bóng hình mẹ già đi mỗi ngày: “Một miếng cau khô/Khô gầy như mẹ”. Chứng kiến điều này, người con cảm thấy xót xa, mà đôi tay run run “nâng” với cả tấm lòng kính trọng. Nhưng cuối cùng, đứng trước khuôn mặt quen thuộc đang mất đi sức xuân ấy, con “không cầm được lệ”. Khi đọc đến đây, chúng ta cảm thấy thật đồng cảm với nhân vật con trong bài. Câu hỏi tự vấn “Sao mẹ ta già?” như càng khẳng định sự bất lực, đau xót khi không thể níu kéo dòng thời gian đang trôi để níu kéo mẹ ở lại bên con mãi mãi. Việc sử dụng thể thơ bốn chữ ngắn gọn, hình ảnh thơ đối lập cùng biện pháp so sánh đã giúp khắc họa chân thực hình ảnh mẹ. Qua bài thơ, người đọc thêm yêu thương, trân trọng người mẹ nhiều hơn.

0
0
Kiều Kim Anh
04/09/2023 20:30:42
+2đ tặng
 Chính những khổ thơ đó đã cho ta cảm nhận được lỗi buồn của người con và tình cảm sâu sắc mà người con dành cho mẹ của mik. Ở đây, tác giả đã mượn hình ảnh của cây cau để thay cho sự hiện diện của ng mẹ. Cây cau vs ng mẹ như là 1 sự đối lập, cau ngày 1 cao lên , ngọn lại xanh rờn, còn ng mẹ ngày 1 già đi, đầu lại bạc trắng. Nhờ sự so sánh đó đã cho ta thấy được hình ảnh ng mẹ tần tảo chăm sóc con cái, chăm lo cho gia đình, mà bỏ ra ko ít tuổi xuân và công sức. ng mẹ ngày một già đi, ngày 1 ốm yếu và ko còn đc minh mẫn như trc nx, thì ng con lại ngày 1 lớn lên, ngày 1 trưởng thành dưới sự bao bọc của ng mẹ. n câu thơ mạch lạc, ẩn chứa bao tâm tình của ng con. Tg đã dùng thơ thay cho lời thổ lộ đầy sót xa và kìm lén của chính mik. ng con vẫn luôn cung kính, nâng niu và trân trọng từng khoảng khắc khi còn ở bên mẹ qua từ " con nâng trên tay". Chính nhờ n khổ thơ đó đã khơi dạy lòng hiếu thảo của con dành cho mẹ và khuyên cta hãy bt trân trọng từng khoảng khắc một khi còn ở bên gđ. Hãy để lúc cta ngoảng mặt lại chỉ toàn niềm vui và n khỉ niệm, thay vì sự hối hận trong tương lai.

Bạn hỏi - Lazi trả lời

Bạn muốn biết điều gì?

GỬI CÂU HỎI
Học tập không giới hạn cùng học sinh cả nước và AI, sôi động, tích cực, trải nghiệm

Hôm nay bạn thế nào? Hãy nhấp vào một lựa chọn, nếu may mắn bạn sẽ được tặng 50.000 xu từ Lazi

Vui Buồn Bình thường

Học ngoại ngữ với Flashcard

×
Gia sư Lazi Gia sư
×
Trợ lý ảo Trợ lý ảo