Những thành tựu khoa học - kĩ thuật của Trung Quốc thời Trung Quốc.
a. Lịch pháp và thiên văn:
- Sớm biết tính lịch để phục vụ kinh tế nông nghiệp (ngày, tháng, năm, mùa, sự lên xuống của các dòng sông, thời tiết, khí hậu).
- Thiên văn: ghi chép được chu trình hoạt động của 800 vì tinh tú trên bầu trời và đã được xác định 120 vì.
Ở thế kỉ thứ IV trước CN: Can Đức, Thạch Thân, Vu Hàm dã lập được danh mục đầu tiên về các thiên thể lớn.
Đến đời Tần - Hán: người Trung Quốc đã phát minh ra nông lịch.
Trương Hành đã biết được ánh sáng của mặt trăng là do mặt trời phản chiếu, làm được dụng cụ đo động đất.
b. Về y học:
Khám và chữa bệnh bằng châm cứu. Tiêu biểu là thần y Hoa Đà thời Đông Hán đã biết chữa bệnh bằng phẫu thuật, luyện tập thân thể.
c. Về kĩ thuật.
Làm giấy, đồ sứ, nấu sắt, khai thác mỏ dầu và khí đốt cả kiến trúc rất độc đáo đều làm ra ở Trung Quốc rất sớm nhất là các ngành giấy, in, la bàn và thuốc súng.
Giải thích tại sao các thành tựu khoa học kĩ thuật được phát triển sớm ở Trung Quốc?
Do nhu cầu sản xuất và phục vụ cuộc sống vật chất, tinh thần của con người.
Ví dụ: Năm 105, Thái Luân thời Đông hán đã biết dùng vỏ cây , lưới cũ, gỉe rách để làm giấy. Đến thế kỉ thứ VIII, kĩ thuật làm giấy của Trung Quốc được truyền bá ra nước ngoài, từ đó ngành in cũng xuất hiện.
La bàn ra đời là do nhu cầu đi lại, buôn bán, trao đổi trên biển phát triển.
Thuốc súng: Do nhu cầu của luyện vàng và sản xuất thuốc trường sinh cho nên ngành thuốc súng xuất hiện.