“Rất đẹp hình anh lúc nắng chiều
Bòng dài trên đỉnh núi cheo leo
Núi không đè nổi vai vươn tới
Lá nguỵ trang reo với gió đèo”
(“Đaghextan của tôi” - Rasul Gamzatov)
Bằng cách nói ví von giàu hình ảnh, tác giả đã khẳng định: nếu những chiếc bình đẹp nhất được nhào nặn từ nguyên liệu rất thô sơ - đất bình thường, thì những câu văn, câu thơ đẹp nhất cũng viết nên bởi những chữ bình thường, giản dị của cuộc sống. Ý kiến của Rasul Gamzatov nhấn mạnh vào vẻ đẹp bình dị, gần gũi của ngôn ngữ thơ ca
“Tôi trọng những nhà thơ sinh sự với văn phạm để tạo ra sự sinh của ngôn ngữ.”
(“Từ tình U70” - Lê Đạt)
Ý nghĩa nhấn mạnh vào vẻ đẹp mới lạ, độc đáo của ngôn ngữ thơ ca
“Yếu tố đầu tiên của văn học là ngôn ngữ, công cụ chủ yếu của nó và – cùng với các sự kiện, các hiện tượng của cuộc sống – là chất liệu của văn học”
(M.Gorki)
Nhận định của M. Gorki đã nhấn mạnh vai trò của ngôn từ nghệ thuật trong một tác phẩm văn học. Trong lao động nghệ thuật, mỗi nhà văn, nhà thơ phải là người “phu chữ” trên cánh đồng văn chương bất tận để văn học luôn là tiếng hát nâng giấc, đưa nôi cho nhân loại.
"Văn chương không phải đơn thuần là vấn đề cảm xúc, nó là vấn đề ngôn ngữ nữa. Văn chương là ngôn ngữ tạo ra cảm xúc."
(Umberto Eco)
Nhận định khẳng định tầm quan trọng của ngôn ngữ trong một tác phẩm văn học. Không có ngôn từ thì không thể có tác phẩm văn học. Ngôn ngữ là một trong những yếu tố tạo ra cảm xúc, làm nên giá trị của tác phẩm.
“Ở đâu có lao động thì ở đó có sáng tạo ra ngôn ngữ. Nhà văn không chỉ học tập ngôn ngữ của nhân dân mà còn là người phát triển ra ngôn ngữ sáng tạo. Không nên ăn bám vào người khác. Giàu ngôn ngữ thì văn sẽ hay… Cũng cùng một vốn ngôn ngữ ấy, nhưng sử dụng có sáng tạo thỉ văn sẽ có bề thế và kích thước. Có vốn mà không biết sử dụng thì chỉ như nhà giàu giữ của. Dùng chữ như đánh cờ tướng, chữ nào để chỗ nào phải đúng vị trí của nó. Văn phải linh hoạt. Văn không linh hoạt gọi là văn cứng đơ thấp khớp”
(Nguyễn Tuân)
“Nhà thơ tìm hình ảnh để tả cái đẹp bằng từ ngữ thích hợp, khiến người ta khả giác được tư tưởng”
( Abbé Dubos)
“Ngôn từ của tác phẩm văn chương khác lời nói thường ở chỗ nó gợi ra một tập hợp không sao kể xiết những ý tưởng, những tình cảm, những sự giải thích”
( L. Tolstoi)
“Nhà văn không chỉ viết bằng ngòi bút mà còn vẽ bằng từ ngữ thể hiện một cách hoàn hảo những tư tưởng của tác giả, xây dựng một bức tranh đậm đà, đắp nên những hình tượng sinh động, có sức thuyết phục đến nỗi người đọc trông thấy được những điều mà tác giả mô tả”
(M. Gorki)
“Phải phí tốn ngàn cân quặng chữ
Mới thu về một chữ mà thôi
Những chữ ấy là cho rung động
Triệu trái tim trong hàng triệu năm dài”