- Là một trong những truyện truyền kì tiêu biểu, các yếu tố kì lạ, kì ảo cũng đã được khai thác đến tối đa và kết hợp nhuần nhuyễn với các chi tiết hiện thực, phù hợp với cách quan niệm và cách hình dung về cuộc sống. Mốì quan hệ đời sống hiện thực và cõi âm, hư ảo cũng được đan kết, chuyển hóa rất tinh tế, liền mạch, con người đi từ cõi thực vảo cõi ảo đều có lí do, có bước chuyển giai đoạn khiến cho mạch truyện diễn biến tự nhiên, tạo nên màng sương khôi hư ảo đặt trưng cho loại truyện truyền kì.
- Có thể xác định được mốỉ quan hệ hữu cơ giữa yếu tố kì lạ và hiện thực đã tạo nên đặc trưng nghệ thuật cơ bản cho truyện truyền kì Chuyện chức phán sự đền Tản Viên. Trong tất cả các phần chuyển đoạn cũng như diễn biến câu chuyện, cái kì lạ và chi tiết hiện thực luôn chuyển hóa trong nhau, trong hư có thực, trong thực có hư, tạp nên không khí truyền kì mờ ảo, hư hư thực thực. Tất cả nội dung đều hướng đến mục đích giáo huấn, đề cao phẩm chất cứng cỏi, tiết tháo, đúng như lời bình của tác giả khuyết danh ở cuối truyện: “Ngô Tử Văn là một chàng áo vải. Vì cứng cỏi mà dám đốt đền tà, chống lại yêu ma, làm một việc hơn cả thần và người. Bởi thế được nổi tiếng và được giữ chức vị ở Minh ti, thật là xứng đáng. Vậy kẻ sĩ, không nên kiềng sợ sự cứng cỏi”. Tác phẩm có ý nghĩa khuyến thiện trừng ác nhưng không hề khô khan, đơn điệu chính nhờ trí tưởng tượng vô cùng phong phú của Nguyễn Dữ và những thủ pháp kì ảo luôn bám chặt vào đời sống hiện thực, tạo nên trường lực hấp dẫn to lớn với người đọc.