LH Quảng cáo: lazijsc@gmail.com

Bài tập  /  Bài đang cần trả lời

Viết bài văn phân tích bài thơ Chiều hôm nhớ nhà của Bà Huyện Thanh Quan.       

                                      Cứuu tuii:((
Viết bài văn phân tích bài thơ Chiều hôm nhớ nhà của Bà Huyện Thanh Quan.                                                                                                        (Lưu ý: ngăn ngắn giúp mình nha) 
2 trả lời
Hỏi chi tiết
571
2
1
Pingg
19/09/2023 20:13:46
+5đ tặng

Trong làng thơ Việt Nam, có những nữ sĩ để lại cho thơ ca dân tộc những dấu ấn đẹp. Nếu thơ Hồ Xuân Hương tài ba, ngạo mạn thì thơ bà Huyện Thanh Quan lại trang nhã, trữ tình và duyên dáng. Đọc thơ bà, ta thấy nỗi buồn man mác, tâm trạng hoài cổ thật thanh cao đượm sự cô đơn, trống vắng. Một trong những bài thơ đó là tác phẩm Chiều hôm nhớ nhà. Tìm hiểu bài thơ ta sẽ thấy tài thơ điêu luyện của Bà:

Trời chiều bảng lảng bóng hoàng hôn

       Tiếng ốc xa đưa vẳng trống dồn Gác mái, ngư ông về viễn phố Gõ sừng, mục tử lại cô thôn Ngàn mây gió cuốn chim bay mỏi

Dặm liễu sương sa khách bước dồn

Kẻ chốn Chương Đài, người lữ thứ

Lấy ai mà kể nỗi hàn ôn

       Ở hai câu đề, khoảng thời gian là trời chiều bảng lảng bóng hoàng hôn. Ánh sáng vẫn còn đó, nhưng chỉ còn là ánh lờ mờ của ngày tàn và đêm sắp tới. Câu thơ chỉ giới thiệu thời gian mà người đọc như cảm thấy cả không gian một vùng quê rộng lớn. Trước thiên nhiên ấy, giữa trời và đất, có một cái gì đó tràn ngập con người nhạy cảm. Buổi chiều là thời gian dễ buồn nhất và đó cũng là khoảng thời gian thường xuất hiện trong thơ của bà Huyện Thanh Quan. Con người trong cuộc sống hỗn độn, ồn ào vẫn có một lúc nào đó trở về với cái bình yên muôn thuở của thiên nhiên, về với chính lòng mình. Và lúc này chính là khoảnh khắc đó của nữ sĩ.

Tiếng ốc xa đưa vẳng trống dồn

       Âm thanh từ xa vẳng đến như thúc giục, nhưng vẫn có cái trầm lặng trong đó báo hiệu cho mọi người: ngày sắp hết. Ta như gặp một nét thân quen, man mác của câu ca dao:

Chiều chiều ra đứng ngõ sau

Ngó về quê mẹ ruột đau chín chiều.

       Tâm trạng của tác giả đã phần nào được ngầm hiểu trong cách lựa chọn thời gian, không khí và thanh âm. Trong cảnh chiều, trong tiếng gọi tàn ngày đó, con người hiện ra:

Gác mái, ngư ông về viễn phố

Gõ sừng, mục tử lại cô thôn.

       Câu thơ với nhịp 2/5 làm cho ta có cảm giác hoạt động con người đang giảm dần, đang đi tới kết thúc. Phép đối rất chuẩn cùng với những từ Hán Việt đã góp phần tạo nên vẻ trang nhã, cổ kính của hai câu thơ gợi tả này. Trước cảnh thiên nhiên to lớn, con người thật nhỏ, yếu thế và có phần đơn độc. Đó cũng là đặc điểm của thơ Thanh Quan. Gặp cảnh và người ở đây ta không thể không liên tưởng đến cảnh và người.

Lom khom dưới núi, tiều vài chú

Lác đác bên sông, chợ mấy nhà

       Trong Qua đèo Ngang của cùng tác giả, cảnh và người đều vậy: lặng lẽ, đượm buồn. Ta có cảm giác nhà thơ cũng đang lặng lẽ, thẩn thờ. Và con đường trước mắt bà thì sao, hai câu luận đã vẽ ra khung cảnh:

Ngàn mây gió cuốn chim bay mỏi

Dặm liễu sương sa khách bước dồn

       Khoảng đường trước mắt như vô tận. Chim bay mỏi mà chưa tới nơi, khách bước dồn mà chưa tới chốn. Con đường đi hay con đường đời đang dàn trải? Phép đối từng cặp hình ảnh ngàn mây dặm liễu, gió cuốn - sương sa, chim bay mỏi - khách bước dồn làm ý thêm nhấn mạnh. Những từ ngữ bước dồn, bay mỏi cho thấy tâm trạng chán chường, mỏi mệt của nhà thơ. Tâm trạng ấy tất dẫn đến hai câu thơ kết thúc:

Kẻ chốn Chương Đài, người lữ thứ

Lấy ai mà kể nỗi hàn ôn

       Không có ai để tâm sự, trời đất thì bao la, vắng lặng, trống trải, khiến tác giả quay về với nội tâm, với lòng buồn sẵn có của mình. Câu thơ cuối, vừa như một câu cảm, vừa như một câu hỏi. Ta đã từng bắt gặp những câu thơ tài ba đó trong thơ bà:

Dừng chân đứng lại, trời non nước

 Một mảnh tình riêng, ta với ta

(Qua đèo Ngang)

       Và

Cảnh đấy, người đây luống đoạn trường

(Thăng Long hoài cổ)

       Qua đó, ta càng hiểu được nỗi niềm tâm sự của tác giả. Mang tiếng nói của tầng lớp quý tộc phong kiến đang trên đường suy thoái, thơ Thanh Quan biểu hiện một khía cạnh tư tưởng của văn chương thế kỉ 18 - 19, phản ánh tâm tư của lớp nho sĩ chán nản bế tắc. Tiếng thơ đó cũng biểu hiện tâm trạng hoài cổ, thiết tha nhớ nhà Lê đã suy vi. Phải chăng đó cũng là tâm tình của tập đoàn phong kiến đã hết thời vàng son, hết vai trò lịch sử? Đặt bài thơ của nữ sĩ vào bối cảnh lịch sử như thế, ta có biểu hiện sâu thêm cái buồn trong lòng bà: cái buồn thời đại.

       Thơ bà buồn, nhưng không vì thế mà mất vẻ đẹp gợi cảm. Trái lại, nhờ vậy càng tăng thêm phần đặc sắc. Thơ bà đẹp một cách trầm lặng như chính tâm hồn bà.

       Chiều hôm nhớ nhà của Bà Huyện Thanh Quan mãi mãi đưa đến cho chúng ta những cảm xúc chân thành, đậm đà trước nét buồn thanh tao, đưa đến những suy nghĩa sâu xa hơn về con người và xã hội. Một bài thơ đóng lại nhưng còn mở ra, tạo nên một dư âm trong lòng người đọc.

Mở khóa để xem toàn bộ nội dung trả lời

(?)
Bạn đã đạt đến giới hạn của mình. Bằng cách Đăng ký tài khoản, bạn có thể xem toàn bộ nội dung trả lời
Cải thiện điểm số của bạn bằng cách đăng ký tài khoản Lazi.
Xem toàn bộ các câu trả lời, chat trực tiếp 1:1 với đội ngũ Gia sư Lazi bằng cách Đăng nhập tài khoản ngay bây giờ
Tôi đã có tài khoản? Đăng nhập
1
0
ღ_Uyển Như_ღ
19/09/2023 20:19:41
+2đ tặng

Bài thơ đưa chúng ta vào một không – thời gian tưởng như cụ thể nhưng lại khá mơ hồ. Thời điểm “trời chiều” được cụ thể hoá trong sự “bảng lảng” của “bóng hoàng hôn” mang đến cho ta một buổi chiều như bao buổi chiều khác trong thơ ca xưa. Có nỗi nhớ của người con xa quê:

Chiều chiều ra đứng ngõ sau

Trông về quê mẹ ruột đau chín chiều (Ca dao)

Buồn trông cửa bề chiều hô

Thuyền ai thấp thoáng cánh buồm xa xa (Truyện Kiều)
 

Ở không gian đó con người có thể nghe thấy “tiếng ốc xa đưa” và tiếng “vẳng trống đồn”. Những âm thanh này vốn không xa lạ nhưng khi đặt vào khung cảnh đất khách quê người thì lại gợi lên sự bâng khuâng, se buồn trong lòng người lữ khách. Hai âm thanh đan quyện vào nhau như muốn báo hiệu sự vội vã của thời gian đang đổ dần về tối. Thời điểm “trời chiều” cùng sự báo hiệu của tiếng ốc và tiếng trống sẽ làm nền cho hai câu thực:

Gác mái ngư ông về viễn phố

Gõ sừng mục tử lại cô thôn
 

Nhà nho xưa quan niệm giống nhau về một cuộc sống thanh sạch gắn với nông thôn và thiên nhiên trong các nghề ngư – tiều – canh – mục. Đó là những hình ảnh đẹp mãi có sức cuốn hút đối với họ. Nó mang âm hưởng từ những vần thơ từ xa lắm, tận thời Đường ở bên Tàu với những:

Cô chu soa lạp ông

Độc điếu hàn giang tuyết

(Liễu Tông Nguyên)

hay:

Tá vấn tửu gia hà xứ hữu

Mục đồng dao chỉ Hạnh Hoa thôn
 

Nhà thơ đâu có biết “ngư ông” và “mục tử” nghĩ gì và cũng đâu có biết họ đi về đâu. Với cái nhìn đầy màu sắc chủ quan, nhân vật trữ tình đã phổ cảm xúc của mình vào hai hình tượng đó. Con người lẻ loi trên hành trình thiên lý tự dưng lại cảm nhận về cảnh vật quanh mình như cảm nhận về thân phận của mình, thấy chúng cũng trở nên “cô”, “viễn” như thường. Chúng ta lại nhớ tới cảm xúc của người chinh phụ cô đơn ngồi trong đêm vắng tủi buồn với cả trăng – hoa vô tri, vô giác:

Hoa giãi nguyệt nguyệt in một tấm

Nguyệt lồng hoa hoa thắm từng bông

Nguyệt hoa hoa nguyệt trùng trùng

Trước hoa dưới nguyệt trong lòng xiết đau.
 

Sự tương phản trong bức tranh thơ gợi lên một chút gì nhỏ nhoi mà yếu đuối của cánh chim và hình ảnh người khách giữa chiều tà. Vẫn là “ngàn mai” ấy, ngàn mai từng nở trắng trong thơ xưa (Tuyết mai trắng bãi, phù dung đỏ bờ – Chinh phụ ngâm) nhưng đặt cạnh hình ảnh “gió cuốn” đã gợi lên sự rộng lớn của không gian như muốn nuốt chìm cánh chim nhỏ nhoi vào trong đó, như cánh “chim hôm thoi thót về rừng” trong Truyện Kiều và xa hơn nữa là hình ảnh:

Chúng điểu cao phi tận

Cô vân độc khứ nhàn
 

hay điển tích “Bá kiều chiết liễu” cùng hình ảnh “Hoa dương sầu sát độ giang nhân” (Trịnh Cốc) hay kí ức về:

Sông Tần một dải xanh xanh

Bạn hỏi - Lazi trả lời

Bạn muốn biết điều gì?

GỬI CÂU HỎI
Học tập không giới hạn cùng học sinh cả nước và AI, sôi động, tích cực, trải nghiệm

Hôm nay bạn thế nào? Hãy nhấp vào một lựa chọn, nếu may mắn bạn sẽ được tặng 50.000 xu từ Lazi

Vui Buồn Bình thường

Học ngoại ngữ với Flashcard

×
Trợ lý ảo Trợ lý ảo
×
Gia sư Lazi Gia sư