LH Quảng cáo: lazijsc@gmail.com

Bài tập  /  Bài đang cần trả lời

Viết bài văn phân tích những kỉ niệm tuổi thơ bên bà trong bài Bếp Lửa của Bằng Việt

Viết bài văn phân tích những kỉ niệm tuổi thơ bên bà trong bài Bếp Lửa của Bằng Việt.
1 trả lời
Hỏi chi tiết
229
Tham khảo câu trả lời từ Trợ lý ảo Lazi
Trong bài thơ "Bếp Lửa" của Bằng Việt, tác giả đã tả lại những kỉ niệm tuổi thơ đáng nhớ bên bà. Những kỉ niệm này không chỉ là những hình ảnh đẹp mà còn chứa đựng những giá trị tinh thần sâu sắc.

Đầu tiên, bài thơ đã đề cập đến hình ảnh bếp lửa, nơi mà tác giả đã trải qua nhiều kỷ niệm đáng nhớ bên bà. Bếp lửa không chỉ là nơi tạo ra những bữa ăn ngon lành mà còn là nơi tạo nên sự ấm áp và gắn kết gia đình. Bằng cách nhìn lại những kỷ niệm tuổi thơ bên bà trong bếp lửa, tác giả đã thấy được ý nghĩa của sự gắn bó gia đình và tình yêu thương của bà dành cho con cháu.

Tiếp theo, bài thơ còn đề cập đến hình ảnh bà nấu ăn. Bà là người mẹ, là người bào chế những món ăn ngon lành cho gia đình. Từ việc chọn lựa nguyên liệu, chuẩn bị các thành phần cho đến quá trình nấu nướng, tác giả đã nhìn thấy sự tỉ mỉ và tình yêu thương mà bà dành cho gia đình. Những món ăn ngon lành không chỉ làm thỏa mãn vị giác mà còn là cách bà thể hiện tình yêu thương và quan tâm đến con cháu.

Cuối cùng, bài thơ còn đề cập đến hình ảnh bà kể chuyện. Bà là người giữ kỷ niệm và truyền lại những câu chuyện, những truyền thống gia đình cho con cháu. Những câu chuyện này không chỉ giúp con cháu hiểu rõ hơn về quá khứ mà còn giúp tạo nên sự gắn kết và nhận thức về giá trị gia đình. Bằng cách nghe bà kể chuyện, tác giả đã nhận ra tầm quan trọng của việc truyền lại những giá trị gia đình cho thế hệ sau.

Từ những kỉ niệm tuổi thơ bên bà trong bài thơ "Bếp Lửa", chúng ta có thể thấy được sự quan trọng của gia đình và tình yêu thương trong cuộc sống. Bài thơ đã tạo nên một không gian ấm áp và đầy ý nghĩa, khơi gợi những kỷ niệm đáng nhớ và nhắc nhở chúng ta về tình yêu thương và gắn kết gia đình.
1
0
Mai Nguyenthi
22/09/2023 21:27:12
+5đ tặng

Những kỉ niệm hồi lên tám tuổi của cậu bé, là những năm tháng cậu sống trong sự cưu mang, dạy dỗ của bà. ''Tám năm ròng, cháu cùng bà nhóm lửa''. Câu thơ gợi khoảng thời gian tám năm cháu nhận được sự yêu thương, che chở, bao bọc của bà. Tám năm ấy, cháu sống cùng bà vất vả, khó khăn nhưng đầy tình yêu thương. Bếp lửa hiện diện như tình bà ấm áp, như chỗ dựa tinh thần, như sự cưu mang đùm bọc đầy chi chút của bà. Đó còn là những năm tháng hồn nhiên, trong sáng và vô tư qua hình ảnh tâm tình với chim tu hú:

''Tu hú kêu trên những cánh đồng xa
.....
Tiếng tu hú sao mà tha thiết thế!''

Tiếng tu hú - âm thanh quen thuộc của đồng quê mỗi độ hè về, để báo hiệu mùa lúa chín vàng đồng, vải chín đỏ cành. Tiếng chim tu hú phải chăng còn là lời đồng vọng của đất trời với cảnh sống côi cút, khó nhọc của hai bà cháu. Tiếng chim tu hú như giục giã, như khắc khoải điều gì da diết lắm, khiến lòng người trỗi dậy những hoài niệm nhớ mong. Tiếng tu hú gợi nhớ, gợi thương: Về tám năm kháng chiến chống Pháp ''mẹ cùng cha công tác bận không về'' bà vừa là cha, vừa là mẹ. Về những năm tháng tuổi thơ, về một thời cháu cùng bà nhóm lửa, được sống trong tình yêu thương, đùm bọc, cưu mang trọn vẹn của bà:

'' Cháu ở cùng bà, bà kể cháu nghe
Bà dạy cháu làm, bà chăm cháu học ''

Các động từ: ''bà bảo'', ''bà dạy'', ''bà chăm'' đã diễn tả sâu sắc tấm lòng bao la, sự chăm chút, nâng niu của bà đối với đứa cháu nhỏ. Các từ ''bà'' - ''cháu'' được điệp lại bốn lần, đan xen vào nhau như gợi tả tình bà cháu quấn quýt yêu thương. Điều đó cho thấy bà vừa là bà, vừa là sự kết hợp cao quý của tình cha, nghĩa mẹ, ơn thầy.

Tình yêu, sự kính trọng bà của người cháu được thể hiện thật chân thành, sâu sắc qua câu thơ:

''Nhóm bếp lửa nghĩ thương bà khó nhọc"

Cậu bé lớn lên từ bếp lửa của bà đến khi cậu biết nhóm bếp lửa cũng là lúc cậu trưởng thành, thấu hiểu những khó nhọc của cuộc đời bà. Hình ảnh con chim tu hú xuất hiện tiếp tục ở cuối khổ thơ với câu hỏi tu từ là 1 sáng tạo độc đáo của Bằng Việt nhằm diễn tả nỗi lòng da diết của mình khi nhớ về tuổi thơ, về bà: 
 

Tu hú ơi! Chẳng đến ở cùng bà
Kêu chi hoài trên những cánh đồng xa?"

Câu thơ gợi hình ảnh chú chim đang lạc lõng, bơ vơ, côi cút khao khát được ấp ủ, che chở. Hình ảnh nhân hóa với giọng điệu tâm tình, tác giả nói chuyện với chim tu hú như để vơi bớt nỗi lòng. Anh hỏi chim tu hú thực ra là hỏi lòng mình, anh lo bà sẽ buồn, cô đơn khi anh đi học xa. Hỏi chim tu hú thực cũng có nghĩa là anh nhớ hơi ấm tình bà. Tu hú ở với bà anh nhé, bà anh có 1 tấm lòng nhân hậu lắm! Đứa cháu được sống trong tình yêu thương, đùm bọc của bà đã chạnh lòng thương con tu hú. Và thương con tu hú bao nhiêu, tác giả lại biết ơn những ngày tháng được bà yêu thương, chăm chút bấy nhiêu. Khổ thơ là những hồi tưởng về quá khứ, đồng thời người cháu luôn thể hiện nỗi nhớ thương vô hạn và lòng biết ơn bà sâu nặng.

Mở khóa để xem toàn bộ nội dung trả lời

(?)
Bạn đã đạt đến giới hạn của mình. Bằng cách Đăng ký tài khoản, bạn có thể xem toàn bộ nội dung trả lời
Cải thiện điểm số của bạn bằng cách đăng ký tài khoản Lazi.
Xem toàn bộ các câu trả lời, chat trực tiếp 1:1 với đội ngũ Gia sư Lazi bằng cách Đăng nhập tài khoản ngay bây giờ
Tôi đã có tài khoản? Đăng nhập

Bạn hỏi - Lazi trả lời

Bạn muốn biết điều gì?

GỬI CÂU HỎI
Học tập không giới hạn cùng học sinh cả nước và AI, sôi động, tích cực, trải nghiệm
Bài tập Ngữ văn Lớp 9 mới nhất

Hôm nay bạn thế nào? Hãy nhấp vào một lựa chọn, nếu may mắn bạn sẽ được tặng 50.000 xu từ Lazi

Vui Buồn Bình thường

Học ngoại ngữ với Flashcard

×
Trợ lý ảo Trợ lý ảo
×
Gia sư Lazi Gia sư