Bài tập  /  Bài đang cần trả lời

22/09/2023 20:21:13

Viết đoạn văn nêu cảm nghĩ về bài ca dao: Đứng bên ni đồng ngó bên tê đồng/ Thấy mênh mông bát ngát/ Đứng bên tê đồng ngó bên ni đồng/ Thấy bát ngát mênh mông/ Thân em như chẽn lúa đòng đòng/ Phất phơ dưới ngọn nắng hồng ban mai

vt đoạn văn nêu cảm nghĩ về bài ca dao 

đứng bên ni đồng ngó bên tê đồng thấy mênh mông bát ngát

đứng bên tê đồng ngó bên ni đồng thấy bát ngát mênh mông

thân em như chẽn lúa đòng đòng 

phất phơ dưới ngọn nắng hồng ban mai

2 trả lời
Hỏi chi tiết
103
Tham khảo câu trả lời từ Trợ lý ảo Lazi
Bài ca dao trên mang đến cho tôi một cảm giác thú vị về sự đối lập và đồng nhất của hai cảnh quan khác nhau. Đứng bên ni đồng, tôi nhìn sang bên tê đồng và thấy mênh mông bát ngát. Ngược lại, đứng bên tê đồng, tôi nhìn sang bên ni đồng và cảm nhận được sự bát ngát mênh mông. Điều này cho thấy sự đối lập và đồng nhất của hai cảnh quan này.

Tôi cảm nhận được sự hài hòa và cân đối trong bài ca dao này. Thân em như chẽn lúa đòng đòng, phất phơ dưới ngọn nắng hồng ban mai. Hình ảnh này tạo nên một cảm giác yên bình và thanh thản. Tôi cảm nhận được sự tươi vui và sự sống động của cảnh quan này.

Bài ca dao này cũng mang đến cho tôi một cảm giác thân thuộc và gần gũi. Ca dao là một hình thức văn học dân gian, nên nó mang trong mình sự chân thành và giản dị. Tôi cảm nhận được sự gần gũi và thân thiện của bài ca dao này, như một lời nhắc nhở về sự đơn giản và giản dị trong cuộc sống.

Tổng quan, bài ca dao này mang đến cho tôi một cảm giác thú vị về sự đối lập và đồng nhất của hai cảnh quan khác nhau, cùng với sự hài hòa và cân đối trong hình ảnh mô tả. Nó cũng mang đến cho tôi một cảm giác thân thuộc và gần gũi, như một lời nhắc nhở về sự đơn giản và giản dị trong cuộc sống.
0
0
huyhoang nguyen
22/09/2023 20:22:01
+5đ tặng

    Quê hương, đất nước con người luôn là đề tài không bao giờ tắt trong lòng mỗi nhà văn nhà thơ, những bài ca dao cũng từ đề tài đó mà ra đời rồi lưu truyền từ thế hệ này sang thế hệ khác, đặc biệt trong số đó là bài ca dao “Đứng bên ni đồng ngó bên tê đồng”, bài ca dao nói về quê hương, cuộc sống của con người trên dải đất Miền Trung, nơi có những con người nhẹ nhàng, thùy mị nết na ấm áp vô cùng.

Đứng bên ni đồng, ngó bên tê đồng, mênh mông bát ngát

Đứng bên tê đồng, ngó bên ni đồng, cũng bát ngát mênh mông

Thân em như chén lúa đòng đòng

Phất phơ dưới ngọn nắng hồng ban mai

      Bài ca dao chứa đựng những từ ngữ, hình ảnh quen thuộc của con người nơi đây, nơi những từ ni, tê đã trở thành thân thuộc, gắn liền với tuổi thơ, gắn liền với những năm tháng lớn lên, những từ xây dựng vun đắp tuổi thơ của họ.

Đứng bên ni đồng, ngó bên tê đồng, mênh mông bát ngát

Đứng bên tê đồng, ngó bên ni đồng, cũng bát ngát mênh mông

      Một không gian rộng lớn hiện ra trước mặt người đọc, thật êm đêm và mát mẻ, những cánh đồng rộng lớn mênh mông, bát ngát đã ôm ấp cuộc sống của con người nơi dải đất Miền Trung, hai câu như giống nhau hoàn toàn nhưng kì thực không phải như vậy, việc lặp lại càng làm cho sự mênh mông, trải dài đó được đẩy lên cao hơn, bên canh đó nếu chỉ đọc thoáng qua hai câu đầu người đọc sẽ tưởng chừng nội chỉ thể hiện hình ảnh cánh đồng đẹp đẽ, rộng lớn đó, nhưng ý nghĩa sâu xa là hình ảnh của cô gái cũng đã hiện ra, đối lập giữa hai địa điểm ni đồng, tê đồng, cảnh gặp người con gái rất vô tình, hai người cùng ra thăm đồng, cùng nhìn về nhau thật đẹp. Sau hai câu đầu tiếp đến hai câu sau hình ảnh cô gái hiện ra rõ nét hơn, hồn câu ca dao cũng từ đó mà hiện ra.

Thân em như chén lúa đòng đòng

Phất phơ dưới ngọn nắng hồng ban mai

      Cô thôn nữ đã không còn mờ ảo nữa, hình ảnh hiện lên thật thiết tha, cô gái được ví von với chén lùa đòng, hình ảnh bông lúa trổ bông đầy sức sống, thơm mát vô cùng cũng giống như cô gái lứa tuổi đuôi mươi, trẻ trung xinh xắn, hình ảnh cô gái nổi bật giữa cánh đồng thơm bát ngát. Nhưng người con gái xuất hiện thật đẹp đó lại đang suy nghĩ về số phận của mình trong xã hội thời đó, một người con gái hồng nhan bạc phận, người con gái thật đẹp giữa cánh đồng lúa đang bâng khuâng, lo lắng, từ “Thân em” luôn được dùng trong rất nhiều câu ca dao dân ca, hay những bài thơ để bày tỏ cái nhìn về hình ảnh người con gái.

Mở khóa để xem toàn bộ nội dung trả lời

(?)
Bạn đã đạt đến giới hạn của mình. Bằng cách Đăng ký tài khoản, bạn có thể xem toàn bộ nội dung trả lời
Cải thiện điểm số của bạn bằng cách đăng ký tài khoản Lazi.
Xem toàn bộ các câu trả lời, chat trực tiếp 1:1 với đội ngũ Gia sư Lazi bằng cách Đăng nhập tài khoản ngay bây giờ
Tôi đã có tài khoản? Đăng nhập
1
0
Long
22/09/2023 20:35:42
+4đ tặng

Tác giả dân gian đã lựa chọn từ ngữ rất đắt để tạo lời mời, mở ý cho câu ca dao. Từ ngó cũng gần nghĩa với: nhìn, trông, ngắm... nhưng ngó thể hiện sự nhìn ngắm say sưa hơn, quan sát kỹ hơn. Cô thôn nữ đứng bên này ngó sang bên kia, rồi lại phóng tầm mắt từ phía bên kia sang bên này, dù quan sát ở vị trí nào, góc độ nào cũng thấy bát ngát mênh mông của cánh đồng quê hương. Hai từ bên ni, bên tê là ngôn ngữ địa phương (bên này, bên kia) được đưa vào bài ca dao gợi chất mộc mạc bình dị của một tình quê hồn hậu. Ngoài ra, thủ pháp đảo ngữ được sử dụng thành công: mênh mông bát ngát rồi lại bát ngát mênh mông gợi khung cảnh cảnh đồng quê rộng lớn xanh ngắt một màu xanh mơn mởn của lúa chiêm đương độ làm đòng. Với cô thôn nữ đây không phải là lần đầu tiên cô nhìn ngắm cánh đồng từ các góc độ. Mà với cô, cánh đồng đã trở nên quá đỗi thân quen. Nó như một phần của linh hồn, máu thịt, nơi đây đã nuôi sống cô bằng hạt gạo thơm từng tháng từng ngày. Ấy mà hôm nay sao trông nó lạ vậy, đẹp vậy! Dường như cánh đồng quê từng ngày từng giờ thay da đổi thịt, hay chính trong lòng cô gái đang dâng trào niềm tự hào yêu thương gắn bó với quê hương.Ca dao cũng thường thấy việc các cô gái tự ví mình như hạt mưa sa, tấm lụa đào. Đó là tiếng lòng, tiếng khóc than thân trách phận. Trái lại, cô thôn nữ ở đây trẻ trung, xinh đẹp căng tràn nhựa sống như chẽn lúa đòng đòng - hình ảnh đầy tự hào tin tưởng vào cuộc đời phơi phới tương lai. Đây là vẻ đẹp duyên dáng, sức lực căng tràn như chính quê hương và con người nơi đây vươn lên trong cuộc sống.Trên cái nền xanh ngút mắt của lúa, hình ảnh thôn nữ đẹp vô cùng.Bài ca dao trên tuy chỉ có bốn câu nhưng nó cũng đủ để vẽ lên hình ảnh quê hương tươi sáng, con người tin yêu vào cuộc sống, làm chủ thiên nhiên, làm chủ cuộc đời. Đặc biệt, hình ảnh thôn nữ đã làm cho bức tranh quê thêm náo nức, vẻ đẹp của cô cũng chính là vẻ đẹp của cánh đồng quê hương. Đọc bài ca dao ta thấy như tâm hồn thêm gắn bó, thêm yêu cuộc sống, quê hương. Ta hãy biết trân trọng gìn giữ những truyền thống quê hương, đồng thời phải biết ơn những người nông dân Việt Nam dầm mưa dãi nắng đem đến cho ta bát cơm ngày mùa dẻo hạt.

Bạn hỏi - Lazi trả lời

Bạn muốn biết điều gì?

GỬI CÂU HỎI
Học tập không giới hạn cùng học sinh cả nước và AI, sôi động, tích cực, trải nghiệm
Trắc nghiệm Ngữ văn Lớp 7 mới nhất

Hôm nay bạn thế nào? Hãy nhấp vào một lựa chọn, nếu may mắn bạn sẽ được tặng 50.000 xu từ Lazi

Vui Buồn Bình thường

Học ngoại ngữ với Flashcard

×
Trợ lý ảo Trợ lý ảo
×
Đấu trường tri thức | Lazi Quiz Challenge +500k