Bài thơ “Ta đi tới” của Tố Hữu đã gợi cho tôi nhiều cảm xúc. Tác giả đã sáng tác bài thơ vào khoảng tháng 8 năm 1954 – thời điểm cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp hoàn toàn kết thúc, khi niềm vui chiến thắng lan toả đến khắp mọi miền tổ quốc đã khơi nguồn cảm hứng thơ ca cho tác giả. Nhìn lại chặng đường cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp “ba ngàn ngày không ngủ” nhà thơ đã bày tỏ niềm vui sướng, tự hào khi đạt được chiến thắng, lòng căm thù giặc sâu sắc. Hình ảnh trung tâm của đoạn thơ “ta đi” kết hợp với một loại các địa danh cùng tồn tại đã giúp cho cảm xúc của tác giả trở nên phong phú hơn bao giờ hết, đó là niềm vui chiến thắng đã tràn ngập trên khắp mọi miền của tổ quốc. Khi đọc bài thơ, người đọc có lẽ cũng vui lây niềm vui của lúc bấy giờ. Tố Hữu giống như một người hướng dẫn viên du lịch, đưa người đọc quay trở lại với miền ký ức xa xưa. Lịch sử đã ghi dấu dân tộc Việt Nam với tinh thần kiên cường, bất khuất đã làm tan nát bao nhiêu bóng quân thù xâm lược, đổ biết bao giọt mồ hôi để giành lấy nền tự do cho Tổ quốc. Không chỉ thế, tác giả cũng gửi gắm lời nhắn nhủ mỗi con người Việt Nam dẫu có đi đâu thì chúng ta luôn là “con một cha, nhà một nóc”. Dù có thế nào đi nữa dòng máu con người Việt Nam luôn chảy trong tim, ta vẫn mãi là “dân Cụ Hồ”, hãy sống làm sao cho xứng với nguồn cội ấy.