Bài tập  /  Bài đang cần trả lời

Viết đoạn văn nêu cảm nghĩ của em về nhân vật Lăng Liêu trong sự tích Bánh chưng bánh dầy, có sử dụng ít nhất 2 từ láy và chỉ ra 2 từ láy

Viết đoạn văn nêu cảm nghĩ của em về nhân vật Lăng Liêu trong sự tích bánh chưng bánh dầy có sử dụng ít nhất 2 từ láy và chỉ ra 2 từ láy
1 Xem trả lời
Hỏi chi tiết
248
Tham khảo câu trả lời từ Trợ lý ảo Lazi
Trong sự tích bánh chưng bánh dầy, nhân vật Lăng Liêu đã để lại trong tôi một ấn tượng mạnh mẽ. Lăng Liêu được miêu tả là một người hiền lành, tốt bụng và luôn sẵn lòng giúp đỡ người khác. Anh ta đã dùng trí tuệ và lòng nhân ái để giúp đỡ người dân và giành được tình yêu và lòng tin của mọi người.

Từ láy "hiền lành" là một trong những từ mà tôi muốn dùng để miêu tả Lăng Liêu. Anh ta luôn tỏ ra nhẹ nhàng, không bao giờ tức giận hay gây ra bất kỳ xung đột nào. Lăng Liêu luôn có một trái tim ấm áp và sẵn lòng giúp đỡ người khác. Anh ta không chỉ lo lắng cho gia đình mình mà còn lo lắng cho cả xã hội. Từ láy "tốt bụng" cũng phản ánh đúng tính cách của Lăng Liêu. Anh ta không chỉ giúp đỡ người khác mà còn luôn tìm cách làm điều tốt cho mọi người xung quanh.

Lăng Liêu đã sử dụng trí tuệ và lòng nhân ái của mình để giúp đỡ người dân trong sự tích bánh chưng bánh dầy. Anh ta đã phát hiện ra cách làm bánh chưng và bánh dầy, từ đó giúp người dân thoát khỏi sự khốn khó và đói nghèo. Lăng Liêu đã chứng minh rằng không chỉ có sức mạnh vật chất mà còn có sức mạnh tinh thần và trí tuệ. Anh ta đã trở thành một người hùng trong lòng người dân và được tôn vinh suốt hàng ngàn năm qua.

Với tính hiền lành và tốt bụng, Lăng Liêu đã trở thành một nguồn cảm hứng lớn đối với tôi. Từ láy "hiền lành" và "tốt bụng" là hai từ mà tôi chọn để miêu tả nhân vật này. Tôi tin rằng những phẩm chất này là những phẩm chất quan trọng mà chúng ta cần có trong cuộc sống hàng ngày.
2
0
Nguyễn Tiến Đạt
29/09/2023 16:21:45

Trong truyện cổ dân gian, sự xuất hiện của Thần, Tiên, Bụt, Phật … đã tạo nên yếu tố hoang đường, yếu tố kì diệu. Những nhân vật siêu nhiên ấy nhằm giúp đỡ, độ trì người nghèo, bênh vực kẻ yếu, ban phép lạ cho người tốt, trừng phạt bọn xấu xa, gian ác trong cuộc đời. Truyền thuyết Bánh chưng, bánh giầy cũng có nhân vật Thần. Thần xuất hiện trong giấc mộng, mách bảo cho Lang Liêu mới được nối ngôi Vua “tuy đúng, nhưng chưa thật đầy đủ. Chưa thật đầy đủ ở điểm nào? Vì ý kiến ấy chưa đề cập đến yếu tố con người, van trò con người. Đó là Lang Liêu và nhà vua.

Lang Liêu là một ông hoàng “chỉ chăm lo việc đồng áng, trồng lúa, trồng khoai …”. Đó là một ông hoàng giàu nhân đức, rất cần cù, sống gần dân, biết trọng nghề nông là nghề căn bản của dân tộc. Anh mồ côi mẹ, là một ông hoàng bị “lép vế” trong hoàng tộc nên mới được Thần hiến kế và độ trì. Việc Lang Liêu gặp Thần trong giấc mộng có ý nghĩa là Lang Liêu được lòng dân, bởi lẽ “thần bảo như dân bảo”.

Lang Liêu là một con người rất sáng tạo. Thần chỉ nói về giá trị của gạo, và mách bảo Lang Liêu nên lấy gạo để làm bánh, chứ không chỉ về cách thức cụ thể làm bánh ra sao. Thế nhưng Lang Liêu đã biết lấy gạo nếp đem vo sạch, lấy đõ xanh và thịt lợn làm nhân, lấy lá dong gói thành bánh hình vuông đem nấu chín; biết đồ gạo nếp, giã nhuyễn, nặn thành hình tròn. Lang Liêu đã sử dụng nguyên liệu sẵn có của nhà nông, của quê hương xú sở, sáng tạo thành hai thứ bánh rất ngon. Anh rất xứng đáng nhận mọi phân thưởng cao quý.

Bánh của Lang Liêu sáng tạo nên không chỉ ngon mà còn mang nhiều ý nghĩa sâu xa, tốt đẹp. Bánh giầy tượng trung cho Trời, bánh chưng tượng trưng cho Đất. Thịt mỡ, đậu xanh, lá dong là tượng cầm thú, cây cỏ muôn loài. Có thể nói đó là sự hòa hợp giữa con người với đất trời, thiên nhiên tạo vật.  Lá dong bọc ngoài, mĩ vị để trong là ngụ ý đùm bọc nhau. Vua Hùng qua chiếc bánh chưng xanh gói bằng lá dong mà nêu cao bài học thương yêu đòan kết. Nhà vua ngẫm nhắc các hoàng tử và quân thần bài học giữ nước. Bánh chưng, bánh giầy với biểu tượng cao quý ấy đã thể hiện cái tâm cái tài, nhất là lòng trung hiếu của Lang Liêu. Lang Liêu đã làm vừa ý vua cha, xứng đáng được vua Hùng truyền ngôi báu, có Tiên vương chứng giám.

Truyền thuyết này đã giải thích nguồn gốc và tính nhân văn của bánh chưng, bánh giầy. Truyện bộc lộ niềm tự hào về một nét đẹp truyền thống của đất nước ta với hương vị Tết cổ truyền rất đậm đà. Và đó chính là bản sắc tốt đẹp của nền văn hóa, nền văn hóa Việt Nam.

Sâu xa hơn nữa, truyền thuyết Bánh chưng, bánh giầy còn thể hiện ý thức lấy nước, lấy dân làm gốc, coi trọng nghề nông, quý hạt gạo, biết ơn tổ tiên, kính Trời Đất với tất cả tấm lòng hồn hậu, chân thành của con người Việt Nam chúng ta.

Mở khóa để xem toàn bộ nội dung trả lời

(?)
Bạn đã đạt đến giới hạn của mình. Bằng cách Đăng ký tài khoản, bạn có thể xem toàn bộ nội dung trả lời
Cải thiện điểm số của bạn bằng cách đăng ký tài khoản Lazi.
Xem toàn bộ các câu trả lời, chat trực tiếp 1:1 với đội ngũ Gia sư Lazi bằng cách Đăng nhập tài khoản ngay bây giờ
Tôi đã có tài khoản? Đăng nhập

Bạn hỏi - Lazi trả lời

Bạn muốn biết điều gì?

GỬI CÂU HỎI
Học tập không giới hạn cùng học sinh cả nước và AI, sôi động, tích cực, trải nghiệm

Hôm nay bạn thế nào? Hãy nhấp vào một lựa chọn, nếu may mắn bạn sẽ được tặng 50.000 xu từ Lazi

Vui Buồn Bình thường
×
Trợ lý ảo Trợ lý ảo
Gửi câu hỏi
×