LH Quảng cáo: lazijsc@gmail.com

Bài tập  /  Bài đang cần trả lời

Kể tên 5 lễ hội Việt Nam có tầm cỡ quốc tế

Kể tên 5 lễ hội Việt Nam có tầm cỡ quốc tế
2 trả lời
Hỏi chi tiết
106
Tham khảo câu trả lời từ Trợ lý ảo Lazi
1. Lễ hội Huế - Festival Huế: Lễ hội diễn ra hàng năm tại thành phố Huế, tỉnh Thừa Thiên Huế. Lễ hội thu hút đông đảo du khách trong và ngoài nước với các hoạt động văn hóa, nghệ thuật, di sản và ẩm thực.

2. Lễ hội Hội An - Festival Hội An: Lễ hội diễn ra hàng năm tại thành phố cổ Hội An, tỉnh Quảng Nam. Lễ hội có sự tham gia của nhiều nghệ sĩ, diễn viên nổi tiếng và thu hút hàng ngàn du khách quốc tế.

3. Lễ hội Đà Lạt - Đà Lạt Flower Festival: Lễ hội diễn ra hàng năm tại thành phố Đà Lạt, tỉnh Lâm Đồng. Lễ hội tôn vinh vẻ đẹp của hoa và cây cảnh, thu hút sự quan tâm của du khách trong và ngoài nước.

4. Lễ hội Bắc Ninh - Quan Họ Bắc Ninh Festival: Lễ hội diễn ra hàng năm tại tỉnh Bắc Ninh. Lễ hội là nơi gặp gỡ, trình diễn và truyền thống ca truyền thống Quan họ, thu hút sự quan tâm của nhiều du khách quốc tế.

5. Lễ hội Đồng Nai - Lễ hội Gia Lai: Lễ hội diễn ra hàng năm tại tỉnh Đồng Nai. Lễ hội là nơi trình diễn và gìn giữ các nét văn hóa truyền thống của người dân tộc thiểu số Gia Rai, thu hút sự quan tâm của du khách quốc tế.
1
0
ngô quỳnh
29/09/2023 19:40:17
+5đ tặng
1. Lễ hội đền Hùng

Lễ hội đền Hùng hay ngày Giỗ tổ Hùng Vương là nghi lễ truyền thống được tổ chức hàng năm vào ngày 10 tháng 3 âm lịch tại Đền Hùng, TP VIệt Trì, tỉnh Phú Thọ ; nhằm tưởng nhớ và tỏ lòng biết ơn công lao lập nước của các vua Hùng, những vị vua đầu tiên của dân tộc. Tín ngưỡng thờ cúng Hùng Vương đã được Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch Việt Nam ghi danh vào Danh mục di sản văn hóa phi vật thể quốc gia (đợt 1) và UNESCO công nhận là Di sản văn hóa phi vật thể.

Trước ngày lễ chính hàng năm, lễ hội diễn ra với nhiều hoạt động văn hoá dân gian và kết thúc vào ngày 10 tháng 3 âm lịch với Lễ rước kiệu và dâng hương tại Đền Thượng.



2. Hội Lim

hoi-lim

Hội Lim là lễ hội lớn nhất ở Bắc Ninh thu hút du khách tham quan và trẩy hội dịp đầu xuân với những chương trình đặc sắc, lắng nghe những làn điệu quan họ và nhiều trò chơi dân gian. Không chỉ có ý nghĩa biểu tượng về tinh thần, văn hóa tâm linh của người dân Bắc Kỳ, hội Lim còn nhắc nhớ thế hệ sau này về việc ghi nhớ công lao của những người đi trước và giáo dục họ giữ gìn vẻ đẹp truyền thống của dân tộc.

Hội diễn ra trong 3 ngày, từ ngày 12 tới ngày 14 tháng giêng Âm lịch hàng năm, trong đó đông nhất vào ngày hội chính 13 tháng giêng. Hội Lim diễn ra tại 3 địa điểm là thị trấn Lim, xã Nội Duệ và Liên Bão.



3. Hội đền Trần Nam Định

Lễ hội đền Trần được tổ chức từ ngày 15 đến ngày 20 tháng tám âm lịch hàng năm tại khu di tích Đền Trần ở phường Lộc Vượng, thành phố Nam Định, tỉnh Nam Định nhằm tri ân công đức của 14 vị vua Trần.

Đi du lịch Nam Định về với khu di tích Đền Trần vào mùa du lịch lễ hội du khách sẽ được chiêm ngưỡng quần thể kiến trúc độc đáo của Nhà Trần, đồng thời được hòa mình vào không khí nô nức của Lễ hội. Những năm chẵn hội mở to hơn năm lẻ. Song không đợi đến chính hội, khách thập phương đã nô nức kéo về đền Trần để hành hương, mong muốn điều tốt lành

4Lễ hội Hoa Lư Ninh Bình

Lễ hội truyền thống cố đô Hoa Lư (xưa thường được gọi là hội Trường Yên, hay hội Cờ Lau) là lễ hội trong năm của tỉnh Ninh Bình, được tổ chức vào đầu tháng 3 âm lịch hàng năm, là dịp để tưởng nhớ hai vị hoàng đế: Đinh Tiên Hoàng và Lê Đại Hành.

Đây là một lễ hội mang đậm giá trị lịch sử, được bắt đầu tổ chức khi vua Lý Công Uẩn dời đô về Thăng Long, với những nghi lễ đã tồn tại xuyên suốt lịch sử dân tộc, hòa quyện trong đó một chút màu sắc của các truyền thuyết dân gian.



5 Hội chùa Hương

Một trong những lễ hội tháng Giêng ở miền Bắc được mong chờ nhất phải kể đến hội chùa Hương (Hà Nội). Chùa Hương thuộc xã Hương Sơn, huyện Mỹ Đức, là một trong những điểm du lịch tâm linh hấp dẫn, thu hút đông đảo du khách ghé thăm, đặc biệt là dịp đầu xuân năm mới.

Lễ hội diễn ra từ tháng 1 đến tháng 3 âm lịch, ngày khai hội là mùng 6 tháng giêng hàng năm. Song thời gian thu hút lượt khách ghé thăm nhiều nhất là vào khoảng từ rằm tháng giêng đến 18/2 âm lịch.

Mở khóa để xem toàn bộ nội dung trả lời

(?)
Bạn đã đạt đến giới hạn của mình. Bằng cách Đăng ký tài khoản, bạn có thể xem toàn bộ nội dung trả lời
Cải thiện điểm số của bạn bằng cách đăng ký tài khoản Lazi.
Xem toàn bộ các câu trả lời, chat trực tiếp 1:1 với đội ngũ Gia sư Lazi bằng cách Đăng nhập tài khoản ngay bây giờ
Tôi đã có tài khoản? Đăng nhập
0
0
t đẹp zai nhức
29/09/2023 19:53:25
+4đ tặng

Lễ hội chùa Hương (huyện Mỹ Đức, TP. Hà Nội)

Lễ hội được tổ chức từ mùng 6 tháng Giêng đến hết tháng 3 âm lịch. Đây là một trong những lễ hội đông và kéo dài nhất ở Việt Nam. Chùa Hương là nơi tập hợp nhiều động, chùa trong một tổng thể cấu trúc kết hợp thiên nhiên với nhân tạo bao gồm đồi, núi, hang động, suối rừng và chùa, tháp … Du khách đến chùa Hương không chỉ được tham gia vào hành trình về cõi Phật mà còn được đắm mình trong không gian của non nước mênh mông với hàng giờ ngồi thuyền ngắm cảnh. Vãn cảnh chùa Hương đầu năm không chỉ để cảm nhận không khí thanh tịnh, yên bình mà còn để cầu may mắn cho một năm mới an lành.

Lễ hội gò Đống Đa (quận Đống Đa, TP. Hà Nội)

Lễ hội diễn ra vào ngày mùng 5 Tết. Từ sau ngày giải phóng Thủ đô (10/10/1954), lễ hội gò Đống Đa được coi là ngày hội Đống Đa truyền thống, trở thành quốc lễ. Đây là lễ hội chiến thắng được tổ chức để tưởng nhớ tới công tích lẫy lừng của vua Quang Trung. Trong ngày hội có nhiều trò chơi vui khoẻ, thể hiện rõ tinh thần thượng võ. Trong đó, trò rước Rồng lửa Thăng Long là độc đáo nhất. Chùa Đồng Quang gần gò Đống Đa cũng là nơi diễn ra lễ cầu siêu, dâng hương tưởng nhớ công ơn của những anh hùng, nghĩa sĩ đã vì dân, vì nước.

Lễ hội Khai ấn đền Trần (tỉnh Nam Định)

Lễ hội diễn ra trong 3 ngày, thường từ ngày 13 đến 15 tháng Giêng hàng năm. Đây là một trong những lễ hội đầu xuân nổi tiếng nhất Việt Nam nhằm tri ân công đức các vị vua Trần. Hội mở đầu bằng lễ khai ấn bắt đầu từ giờ Tý (từ giữa đêm - PV). Ấn được phát tại 3 nhà là nhà Giải Vũ, nhà trưng bày đền Trùng Hoa và một điểm trong khu vực vườn cây đền Trần. Gần đây, ngày càng nhiều người tới hành lễ tại đền Trần vào dịp hội với mong muốn năm mới thành đạt và phát tài.

Lễ hội Yên Tử (tỉnh Quảng Ninh)

Lễ hội bắt đầu từ ngày 10 tháng Giêng kéo dài hết tháng 3 âm lịch. Yên Tử không chỉ nổi tiếng với cảnh đẹp, tháp cổ, chùa mà còn là nơi hình thành thiền phái Trúc Lâm Yên Tử. Đây cũng là trung tâm Phật giáo Việt Nam. Du khách đổ về Yên Tử (Quảng Ninh) để được chạm tới ngôi chùa làm bằng đồng nằm trên đỉnh non thiêng và du xuân, thưởng ngoạn tiết xuân đầu năm.

Giỗ Tổ Hùng Vương (TP. Việt Trì, tỉnh Phú Thọ)

Khu di tích lịch sử Đền Hùng thuộc TP. Việt Trì, tỉnh Phú Thọ là một trong những lễ hội đầu xuân nổi tiếng không thể bỏ qua, được tổ chức kéo dài 6 ngày từ ngày mùng 5 đến ngày 10/3 âm lịch. Lễ hội là dịp tưởng nhớ lòng biết ơn công lao to lớn của các vua Hùng đã có công dựng nước. Nghi lễ bao gồm hai phần chính là lễ rước kiệu vua và lễ dâng hương. Bên cạnh đó, lễ hội còn có nhiều trò chơi dân gian hấp dẫn như hát xoan, thi đấu vật, thi bơi, thi kéo co …

Bạn hỏi - Lazi trả lời

Bạn muốn biết điều gì?

GỬI CÂU HỎI
Học tập không giới hạn cùng học sinh cả nước và AI, sôi động, tích cực, trải nghiệm
Trắc nghiệm Lịch sử Lớp 10 mới nhất

Hôm nay bạn thế nào? Hãy nhấp vào một lựa chọn, nếu may mắn bạn sẽ được tặng 50.000 xu từ Lazi

Vui Buồn Bình thường

Học ngoại ngữ với Flashcard

×
Trợ lý ảo Trợ lý ảo
×
Gia sư Lazi Gia sư