Bằng cách nhấp vào Đăng nhập, bạn đồng ý Chính sách bảo mật và Điều khoản sử dụng của chúng tôi. Nếu đây không phải máy tính của bạn, để đảm bảo an toàn, hãy sử dụng Cửa sổ riêng tư (Tab ẩn danh) để đăng nhập (New Private Window / New Incognito Window).
I. Mở bài
Giới thiệu nhà văn Kim Lân và Vợ nhặt: Kim Lân là nhà văn vô cùng thành công khi viết về đề tài người nông dân nghèo. Một trong những tác phẩm nổi bật của ông chính là truyện ngắn Vợ nhặt.
II. Thân bài
1. Nhân vật anh Tràng
a. Lai lịch, ngoại hình
- Tràng là một gã trai nghèo khổ, dân cư ngụ, làm nghề đẩy xe bò thuê, nuôi mẹ già. Tràng bị coi khinh, chẳng mấy ai thèm nói chuyện, trừ lũ trẻ hay chọc ghẹo khi anh ta đi làm về.
- Ngoại hình xấu xí, thô kệch: “hai con mắt nhỏ tí, gà gà đắm vào bóng chiều, hai bên quai hàm bạnh ra, rung rung làm cho cái bộ mặt thô kệch của hắn lúc nào cũng nhấp nhỉnh những ý nghĩ vừa lý thú vừa dữ tợn… Đầu cạo trọc nhẵn, cái lưng to rộng như lưng gấu, ngay cả cái cười cũng lạ, cứ phải ngửa mặt lên cười hềnh hệch”.
b. Tính cách
- Tràng là người hầu như không biết tính toán, không ý thức hết hoàn cảnh của mình. Anh ta thích chơi với trẻ con và chẳng khác chúng là mấy.
- Tràng là người đàn ông nhân hậu, phóng khoáng: Ban đầu không chủ tâm tìm vợ. Thấy người đàn bà đói, anh cho ăn. Khi thấy thị quyết theo mình thì Tràng vui vẻ chấp nhận. Hắn đưa thị vào chợ tỉnh bỏ tiền ra mua cho thị cái thúng con đựng vài thứ lặt vặt và ra hàng cơm đánh một bữa no nê… Anh còn mua hai hào dầu thắp sáng trong đêm đầu có vợ.
- Sau khi lấy vợ, Tràng trở thành một người sống có trách nhiệm: Anh ngoan ngoãn với mẹ, tránh gợi niềm tủi hờn ở người khác. Từ một anh phu xe cục mịch, chỉ biết việc trước mắt, sống vô tư, Tràng đã là người quan tâm đến những chuyện ngoài xã hội và khao khát sự đổi đời. Khi tiếng trống thúc thuế ngoài đình vang lên vội vã, dồn dập, Tràng đã thần mặt ra nghĩ đến cảnh những người nghèo đói ầm ầm kéo nhau đi trên đê để cướp kho thóc của Nhật và đằng trước là lá cờ đỏ to lắm.
=> Tiểu kết:
- Cuộc đời của Tràng tiêu biểu cho số phận của người dân nghèo trước cách mạng tháng Tám.
- Kim Lân đã khắc hoạ nhân vật Tràng là anh phu xe cục mịch nhưng có một đời sống tâm lý sống động với đầy đủ diện mạo, ngôn ngữ, hành động bằng ngòi bút sắc sảo.
- Qua nhân vật Tràng, nhà văn phản ánh mặt đen tối trong hiện thực xã hội trước năm 1945 cùng số phận của người dân nghèo với vẻ đẹp tâm hồn của họ.
2. Nhân vật người vợ nhặt
a. Hoàn cảnh, ngoại hình
- Một người đàn bà không tên, không tuổi, không quê quán, gốc gác, không gia đình.
- Không có một nhan sắc xinh đẹp, và cái đói khổ nó lại càng làm cho cái nhan sắc xấu xí ấy thêm phần thảm hại: “áo quần tả tơi như tổ đỉa”, người ngợm “gầy sọp”, “trên khuôn mặt lưỡi cày xám xịt chỉ còn thấy hai con mắt”, “cái ngực gầy lép nhô lên” và “hai con mắt trũng hoáy”.
b. Tính cách
- Trong lần gặp gỡ: Cong cớn, chỏng lọn, chua ngoa… Khi nghe thấy anh Tràng đãi ăn “hai con mắt trũng hoáy của thị sáng lên”, điệu dáng đon đả, đổi hẳn thái độ. Cúi đầu ăn một chặp 4 bát bánh đúc không thèm chuyện trò gì, ăn xong thì lấy đôi đũa quệt ngang miệng, thở “hà”.
=> Mọi hành động của Thị đều chỉ vì muốn được sống, khao khát được hạnh phúc.
- Trên đường trở về nhà với Tràng:
- Khi về đến nhà Tràng:
3. Nhân vật bà cụ Tứ
- Sự ngạc nhiên của cụ khi Tràng dắt vợ về:
- Tâm trạng vừa mừng vừa tủi của bà cụ:
- Nỗi lo của bà cụ Tứ: Bà lo cho con trai, con dâu, cái gia đình nhỏ của mình không biết phải qua những ngày khó khăn này như thế nào. Người mẹ ấy khuyên con, khuyên dâu cùng nhau thương nhau, cố gắng vươn lên.
- Niềm tin vào tương lai, vào cuộc sống của cụ Tứ:
=> Người mẹ nghèo từng trải đời, hết mực yêu thương con, luôn lạc quan trong hoàn cảnh khó khăn. Bà cụ Tứ là đại diện cho người mẹ Việt Nam cần mẫn, mộc mạc, giản dị, giàu tình yêu thương và đức hi sinh
III. Kết bài
“Vợ nhặt” là một trong những tác phẩm vô cùng thành công của Kim Lân. Với những giá trị, ý nghĩa, thông điệp sâu sắc của mình, tác phẩm đã gây nhiều dấu ấn quan trọng trong lòng bạn đọc.
Hôm nay bạn thế nào? Hãy nhấp vào một lựa chọn, nếu may mắn bạn sẽ được tặng 50.000 xu từ Lazi
Vui | Buồn | Bình thường |