Đọc diễn cảm chính là một phương tiện giáo dục đạo đức và thẩm mỹ, phát huy năng
lực sáng tạo cho cả người dạy và người học trong quá trình học văn. Phương pháp đọc
diễn cảm từ lâu là một phương pháp đã được tiến hành trong nhà trường.
Đọc diễn cảm (còn gọi là đọc hay) là một hình thức bộc lộ cảm thụ văn bản. Qua đọc
diễn cảm, người giáo viên sẽ đo được mức độ cảm thụ của học sinh. Vì thế có thể nói:
Đọc diễn cảm là một kĩ xảo của quá trình đọc.
Nếu như các biện pháp khác thông thường tác động đến lý trí thì đọc diễn cảm, trước
hết và chủ yếu tác động đến tình cảm. Bởi vì, về thực chất đọc diễn cảm thuộc nghệ
thuật trình diễn, nó có những điểm tương đồng với ngâm thơ hoặc trình diễn ca khúc.
Tuy nhiên, cũng như nhiều phương pháp dạy học quen thuộc khác, đọc diễn cảm cần
phải được nhìn nhận lại khi xu thế dạy học văn thay đổi. Thay vì giảng văn đơn
phương một chiều thì phương pháp dạy học tác phẩm văn chương hiện nay là: phát
huy vai trò chủ thể cảm thụ, sáng tạo của học sinh trong giờ học văn.
2. Đặc điểm
2. Đặc điểm
Cơ sở của việc đọc diễn cảm là ngữ điệu trong câu. Ngữ điệu bao gồm tất cả các
dấu hiệu âm thanh phức tạp: Sự thay đổi của giọng nói cơ bản, độ vang to, âm
sắc, độ dài, chỉ nghĩ hơi (những chỉ ngắt câu).
Ví dụ: trong bài thơ Từ Ấy (Tố Hữu): Cách ngắt nhịp trong bài tạo ra tính nhạc : Từ
ấy / trong tôi / bừng nắng hạ làm cho bài thơ thêm hay , thể hiện đúng tâm trạng
của nhà thơ.
Nhiệm vụ của việc đọc diễn cảm là tái hiện lại hình tượng nghệ thuật, hiểu được giá trị
nội dung nghệ thuật và chủ đề tác phẩm một cách chân thực.Qua đọc có thể giúp cho học
sinh rèn luyện kĩ năng tổng hợp, phê phán vận dụng những kĩ năng đã học để cảm nhận
những giá trị thẩm mĩ của văn bản. Ngay từ lần tiếp xúc đầu tiên đã quyết định vấn đề
học sinh có yêu thích tác phẩm hay không. Những ấn tượng ban đầu là những ấn tượng
mới mẻ, là nền móng cho sự sáng tạo trong quá trình phân tích
văn bản. Kỹ năng đọc diễn cảm của học sinh sẽ được hình thành trong quá trình phân tích