Bài tập  /  Bài đang cần trả lời

Kết thúc của nhân vật chính trong văn bản chữ người tử tù là gì

Kết thúc của nhân vật chíng trong văn bản chữ người tử tù là gì
3 trả lời
Hỏi chi tiết
68
Tham khảo câu trả lời từ Trợ lý ảo Lazi
Kết thúc của nhân vật chính trong văn bản "Người Tử Tù" của nhà văn Hồ Chí Minh là anh chàng tử tù đã được giải thoát và trở thành một người tự do. Sau khi trải qua nhiều khó khăn và gian khổ trong tù, nhân vật chính đã nhận ra tầm quan trọng của sự tự do và quyết tâm chiến đấu cho nó. Cuối cùng, anh đã thành công trong việc thoát khỏi tù đày và trở thành một người tự do, có thể tiếp tục cuộc sống và đóng góp cho xã hội. Kết thúc này thể hiện sự kiên nhẫn, quyết tâm và ý chí mạnh mẽ của nhân vật chính trong việc vượt qua khó khăn và đạt được mục tiêu của mình.
2
2
Đức
03/10/2023 21:31:46
Ở Giòng chữ cuối cùng, sau khi để Huấn Cao khuyên quản ngục, người kể chuyện không còn tả cảnh xung quanh nữa. Trái lại, khi viết Chữ người tử tù, Nguyễn Tuân lại tả cảnh lửa cháy, và “cảnh vô ngôn” giữa ba nhân vật. Chữ người tử tù kết thúc khi ngục quan ngừng lời.

Mở khóa để xem toàn bộ nội dung trả lời

(?)
Bạn đã đạt đến giới hạn của mình. Bằng cách Đăng ký tài khoản, bạn có thể xem toàn bộ nội dung trả lời
Cải thiện điểm số của bạn bằng cách đăng ký tài khoản Lazi.
Xem toàn bộ các câu trả lời, chat trực tiếp 1:1 với đội ngũ Gia sư Lazi bằng cách Đăng nhập tài khoản ngay bây giờ
Tôi đã có tài khoản? Đăng nhập
2
1
vdungg
03/10/2023 21:32:33
Kết thúc của nhân vật chính trong văn bản "Người Tử Tù" phụ thuộc vào phiên bản và cách viết của mỗi tác giả. Tuy nhiên, trong truyện ngắn "Người Tử Tù" của nhà văn Nguyễn Huy Thiệp, nhân vật chính là một người tử tù tên là Ahn, người đã bị kết án tử hình. Nhìn chung, truyện kết thúc với sự tự do tinh thần của Ahn, mặc dù thân xác của anh ta vẫn bị giam giữ. Ahn nhận ra rằng một phần cuộc sống của anh được giải thoát và anh tiếp tục sống với hy vọng và lòng kiên nhẫn.
2
1
Tiến Dũng
03/10/2023 21:32:33

Cùng với việc lược đi một số sự kiện, ở văn bản Chữ người tử tù chúng tôi còn thấy Nguyễn Tuân đã thêm rất nhiều tình tiết mới. Ví dụ, ở Giòng chữ cuối cùng tác giả viết: “để mai ta dò ý tứ hắn xem sao”, nhưng đến Chữ người tử tù thì lại thành “để mai ta dò ý tứ lần nữa xem sao rồi sẽ liệu”. Tôi nghĩ chỗ này Nguyễn Tuân đã chúng tỏ được sự tinh tế. Bởi vì qua sự lặp lại của sự kiện, Nguyễn Tuân đã làm nổi bật đức tính kiên nhẫn cùng tấm lòng thiết tha của ngục quan.

Giòng chữ cuối cùng viết: “…từ hôm ấy, cơm rượu lại vẫn đưa đến đều đều và có phần hậu hơn trước nữa…”. Chữ người tử tù giữa nguyên đoạn ấy nhưng bổ sung thêm một chi tiết nữa: “… từ hôm ấy, cơm rượu lại vẫn đưa đến đều đều và có phần hậu hơn trước, duy chỉ có y là không để chân vào buồng giam ông Huấn”. Đọc nhanh thì thấy sự bổ sung này không mấy quan trọng. Nhưng nếu ngẫm kĩ, sẽ vỡ lẽ người kể rất quan tâm tới thái độ và hành ứng xử của ngục quan trước lời lẽ khinh bạc đến điều của ông Huấn. Người kể tái hiện kết quả tác động của câu nói đượm vẻ ngang tàng kia cũng để cụ thể hoá cái uy riêng ở nhân vật Huấn Cao vậy.

Đoạn khác, Giòng chữ cuối cùng ghi: “Trong đề lao, ngày đêm của tử tù đợi phút cuối cùng vẫn dài như nghìn năm ở ngoài”. Văn bản Chữ người tử tù thêm: “Trong đề lao, ngày đêm của tử tù đợi phút cuối cùng, đúng như lời thơ xưa, vẫn đằng đẵng như nghìn năm ở ngoài”. Chi tiết “thơ xưa” góp phần tạo nên không khí cổ kính, vang bóng cho truyện. Còn từ “đằng đẵng” thì lại gánh vác nhiệm vụ thời gian hoá tâm trạng nhân vật.

Chúng tôi thấy văn bản Chữ người tử tù tô đậm vẻ đẹp và giá trị của chữ Huấn Cao. Hơn nữa lại chú ý tả bức tranh chữ đó trong tương quan với tính cách của nhân vật. Đoạn in nghiêng sau thể hiện rõ điều đó: “Biết đọc vỡ sách thánh hiền, từ những ngày nào, cái sở nguyện của viên quan coi ngục này là có một ngày kia được treo ở nhà riêng mình một đôi câu đối do tay ông Huấn Cao viết. Chữ ông Huấn Cao đẹp lắm, vuông lắm. Tính ông Huấn Cao vốn khoảnh, trừ chỗ tri kỉ, ông ít chịu cho chữ. Có được chữ ông Huấn mà treo là có một vật báu trên đời. Viên quản ngục khổ tâm nhất là có một ông Huấn Cao trong tay mình, dưới quyền mình mà không biết làm thế nào mà xin được chữ…”

Giòng chữ cuối cùng không lí tưởng hoá nhân vật bằng cách trên, mà chỉ tập trung tả sở nguyện và tâm trạng của viên quản ngục. Thử đọc lại đoạn văn ban đầu: “ Biết đọc vỡ sách thánh hiền, từ những ngày nào, cái sở nguyện của viên quản ngục này là có một ngày kia được treo ở nhà riêng mình một đôi câu đối do tay ông Huấn Cao viết. Y khổ tâm nhất là có một ông Huấn Cao trong tay, dưới quyền mình mà không biết làm thế nào mà xin được chữ”. Qua đây ta thấy, Nguyễn Tuân ngày càng chăm chút cho nhân vật chính. Ông đã làm đẹp nhân vật của mình bằng cách ghi lại ấn tượng về nét chữ và bằng thủ pháp có phần cường điệu. Tôi xem cái điệu đà hay cái duyên riêng của Nguyễn Tuân phần nào đã toát lên từ văn cách luôn đẩy mọi sự vật, sự việc đến giới hạn tột cùng của nó.

 Ban đầu Nguyễn Tuân viết:

“Ở đây lẫn lộn, Ta khuyên thầy Quản nên thay nghề đi. Chỗ này không phải là nơi để treo một bức lụa trắng trẻo với những nét chữ rõ ràng như thế. Thoi mực, kiếm được ở đâu mà tốt thế. Thầy có thấy mùi thơm ở chậu mực bốc lên không? Ta khuyên thầy Quản nên tìm về nhà quê mà chơi chữ. Ở đây, khó giữ thiên liên cho lành mạnh.

Ngục quan cảm động, vái tên tù một vái và nói một câu mà giòng nước mắt rỉ vào kẽ miệng làm cho nghẹn ngào:

- Xin bái lĩnh

Viên quản ngục nhìn mặt chữ khô lần lần. Y sung sướng vì giữ được giòng chữ quý.

Y tự nhủ: “Tất cả nghề nghiệp ta, và có lẽ cả đời ta nữa, lãi chỉ ở chỗ xin được chút kỉ niệm này”.

Nhưng, một tình buồn mênh mông đã lẻn vào lòng sung sướng của quản ngục…

…Ít hôm nữa…pháp trường trong Kinh…”

(Giòng chữ cuối cùng) [2]

Về sau ông sửa chữa khá nhiều chi tiết. Xin lấy ví dụ:

“Ở đây lẫn lộn. Ta khuyên thầy Quản nên thay chốn ở đi. Chỗ này không phải là nơi treo một bức lụa trắng với những nét chữ vuông tươi tắn nó nói lên những cái hoài bão tung hoành của một đời con người. Thoi mực, thầy mua ở đâu mà tốt và thơm quá. Thầy có thấy mùi thơ ở chậu mực bốc lên không?...Tôi bảo thực đấy, thầy Quản nên tìm về nhà quê mà ở, thầy hãy thoát khỏi cái nghề này đi đã, rồi hãy nghĩ đến chuyện chơi chữ. Ở đây khó giữ thiên lương cho lành vững và rồi cũng đến nhem nhuốc mất cái đời lương thiện đi.

Lửa đóm cháy rừng rực, lửa rụng xuống nền đất ẩm phòng giam, tàn lửa tắt nghe xèo xèo.

Ba người nhìn bức châm, rồi lại nhìn nhau

Ngục quan cảm động, vái người tù một vái, chắp tay nói một câu mà dòng nước mắt rỉ vào kẽ miệng làm cho nghẹn ngào: “Kẻ mê muội này xin bái lĩnh”

(Chữ người tử tù) [3]

 Tôi cho Nguyễn Tuân cao tay khi quyết định sửa chữ “nghề” thành “chốn ở”. Vì rằng chữ sau được ông lựa chọn hay hơn, thú vị hơn chữ trước. Nói cách khác, chữ trước kém tính khái quát hơn chữ sau, hàm ý cũng nông hơn chữ sau. Chẳng hạn, chữ “nghề” mang ý nghĩa cụ thể, nhưng chữ “chốn ở” đặt trong văn cảnh Chữ người tử tù, lại có tính chất biểu trưng rõ rệt. Trường hợp từ “kiếm được” và “mua được”, hay giữa từ “tốt thế” với “tốt và thơm quá” cũng vậy. Chúng khác nhau về ý tứ, lẫn nhạc âm.

Ở trên chúng tôi đã chỉ ra: khi sửa chữa Giòng chữ cuối cùng Nguyễn Tuân ưa tả nét chữ, và đậm tô giá trị của chữ. Đến đây chúng tôi xin nói thêm, Nguyễn Tuân còn quan tâm đến nội dung tư tưởng của bức tranh chữ. Ở Giòng chữ cuối cùng, sau khi để Huấn Cao khuyên quản ngục, người kể chuyện không còn tả cảnh xung quanh nữa. Trái lại, khi viết Chữ người tử tù, Nguyễn Tuân lại tả cảnh lửa cháy, và “cảnh vô ngôn” giữa ba nhân vật. Chữ người tử tù kết thúc khi ngục quan ngừng lời. Giòng chữ cuối cùng thì tiếp tục miêu thuật tâm trạng và suy tư của nhân vật ấy.

Bạn hỏi - Lazi trả lời

Bạn muốn biết điều gì?

GỬI CÂU HỎI
Học tập không giới hạn cùng học sinh cả nước và AI, sôi động, tích cực, trải nghiệm
Bài tập liên quan
Bài tập Ngữ văn Lớp 9 mới nhất

Hôm nay bạn thế nào? Hãy nhấp vào một lựa chọn, nếu may mắn bạn sẽ được tặng 50.000 xu từ Lazi

Vui Buồn Bình thường

Học ngoại ngữ với Flashcard

×
Gia sư Lazi Gia sư
×
Trợ lý ảo Trợ lý ảo