Bài tập  /  Bài đang cần trả lời

Soạn hai văn bản hoàng lê nhất thống chí và bài chuyện cũ trong phủ chúa trịnh

Soạn hai văn bản hoàng lê nhất thống chí và bài chuyện cũ trong phủ chúa trịnh
 
1 trả lời
Hỏi chi tiết
55
Tham khảo câu trả lời từ Trợ lý ảo Lazi
Văn bản Hoàng Lê Nhất Thống Chí:

Hoàng Lê Nhất Thống Chí là một tác phẩm lịch sử quan trọng của Việt Nam, được viết vào thời kỳ vua Lê Thánh Tông trị vì. Tác phẩm này tường thuật về cuộc chiến tranh giữa nhà Lê và nhà Mạc, và sự thống nhất đất nước dưới triều đại của vua Lê Thánh Tông.

Trong văn bản này, tác giả đã miêu tả chi tiết về cuộc sống và hoạt động của vua Lê Thánh Tông. Văn bản cũng đề cập đến những cuộc chiến tranh và những chiến công của quân đội nhà Lê trong việc đánh bại nhà Mạc và tái thiết lập chính quyền nhà Lê.

Văn bản Hoàng Lê Nhất Thống Chí không chỉ là một tài liệu lịch sử quan trọng, mà còn là một nguồn tư liệu giá trị để hiểu về thời kỳ này của lịch sử Việt Nam. Nó cung cấp thông tin về chính trị, quân sự, kinh tế và văn hóa của thời đại đó.

Bài chuyện Cũ trong Phủ Chúa Trịnh:

Bài chuyện Cũ trong Phủ Chúa Trịnh là một tác phẩm văn học dân gian nổi tiếng của Việt Nam. Tác phẩm này kể về cuộc sống và những câu chuyện thú vị xảy ra trong phủ chúa Trịnh, nơi cư trú của gia đình chúa Trịnh.

Trong bài chuyện này, người viết đã tường thuật về cuộc sống hàng ngày của chúa Trịnh và gia đình ông, cũng như những câu chuyện hài hước và cảm động xảy ra trong phủ. Tác phẩm cũng đề cập đến những giá trị văn hóa và đạo đức mà gia đình chúa Trịnh trân trọng.

Bài chuyện Cũ trong Phủ Chúa Trịnh không chỉ là một tác phẩm văn học giải trí, mà còn là một cách để người đọc hiểu về cuộc sống và tư tưởng của nhân dân Việt Nam trong thời kỳ phong kiến. Nó thể hiện những giá trị gia đình, lòng trung thành và tình yêu quê hương.
0
0
off
05/10/2023 22:07:01
+5đ tặng
1. Soạn bài Hoàng Lê nhất thống chí 

Câu 1: Tìm đại ý và bố cục của đoạn trích?

Văn bản được bố cục gồm ba phần:

  • Phần 1: Từ đầu đến “năm Mậu Thân”: Nguyễn Huệ lên ngôi Hoàng Đế, đích thân cầm quân dẹp giặc.
  • Phần 2: Tiếp đến “rồi kéo vào thành”: Cuộc hành quân thần tốc và chiến thắng lẫy lừng của vua Quang Trung.
  • Phần 3: Còn lại: Sự đại bại của quân Thanh và vua tôi Lê Chiêu Thống.

Câu 2: Qua đoạn trích tác phẩm em cảm nhận hình ảnh người anh hùng dân tộc Quang Trung – Nguyễn Huệ như thế nào? Theo em, nguồn cảm hứng nào đã chi phối ngòi bút tác giả khi tạo dựng hình ảnh anh hùng dân tộc này?

  • Hình tượng Quang Trung – Nguyễn Huệ được xây dựng chân thực, sinh động với hành động, trí tuệ, tài điều khiển binh tướng, mưu lược… của một vị anh hùng dân tộc.
  • Tác giả Ngô gia văn phái vốn trung thành với nhà Lê mà vẫn viết về vua Quang Trung đầy tinh thần ca ngợi như vậy là vì họ đứng trên tinh thần dân tộc mà phản ánh.

Câu 3: Sự thảm bại của quân Thanh và số phận bi đát của vua tôi Lê Chiêu Thống phản nước, hại dân đã được miêu tả như thế nào? Em có nhận xét gì về lối văn trần thuật ở đây?

  • Đoạn trích cũng miêu tả rõ sự thảm bại của bọn quân tướng nhà Thanh, tiêu biểu là Tôn Sĩ Nghị - một tên tướng bất tài, kiêu căng, tự mãn, chủ quan, khinh địch.
  • Số phận của bọn vua tôi Lê Chiêu Thống: đớn hèn, nhục nhã trước quân Thanh “chạy bán sống bán chết, cướp cả thuyền dân qua sông, mấy ngày không ăn”.

⇒ Đoạn văn miêu tả chân thực tình cảnh khốn quẫn của vua Lê Chiêu Thống, nhưng tác giả gửi gắm ở đó nột chút cảm xúc ngậm ngùi của người bề tôi cũ.

Câu 4: Ngòi bút của tác giả khi miêu tả hai cuộc tháo chạy có gì khác biệt? Hãy giải thích vì sao có sự khác biệt đó.

  • Nghệ thuật trần thuật của đoạn trích: không ghi chép sự kiện một cách gấp gáp qua từng mốc thời gian, còn cụ thể miêu tả cụ thể hành động, lời nói. Miêu tả được thế đối lập giữa hai đội quân: xộc xệch, nhát gan với xông xáo, dũng mãnh, có tổ chức.
  • Có sự khác biệt đó là vì: mặc dù mang tính khách quan trong phản ánh, song không thể chối bỏ được thái độ, chủ quan khi nhìn nhận, quan sát.


    Câu 1 (trang 63 sgk ngữ văn 9 tập 1)

    Thói ăn chơi xa xỉ, vô độ của chúa Trịnh:

        + Xây đình đài, thú ngao du vô độ

        + Miêu tả tỉ mỉ những cuộc bài trí dạo chơi của chúa Trịnh

    - Việc thu sản vật, thứ quý, việc bày vẽ trang trí trong phủ gây nhiều phiền nhiễu, tốn kém

    - Tác giả kín đáo bộc lộ thái độ chủ quan của mình trước việc ăn chơi xa xỉ của chúa Trịnh, khi miêu tả cảnh vườn trong phủ Chúa

        + Tiếng chim kêu, vượn hót kêu râm ran khắp bốn bề, nửa đêm ồn ào như mưa sa gió táp, vỡ đổ tan tành

        + Tác giả cảm thấy “đó là triệu bất thường”: mang ý phê phán, cảnh báo về thói ăn chơi, hưởng lạc xa hoa trên mồ hôi của nhân dân sẽ dẫn tới suy tàn

    Câu 2 (trang 63 sgk ngữ văn 9 tập 1)

    Bọn quan lại hầu cận trong phủ chúa: làm càn tác oai tác quái trong dân gian

        + Hoạn quan, quan lại tham lam, mượn tay nhà chúa để vơ vét của cải trong dân chúng

        + Chúng thấy ở đâu có chim tốt khướu hay, chậu hoa cây cảnh thì biên hai chữ “phụng thủ”

        + Thủ đoạn: vừa ăn cắp vừa la làng

        + Người dân bị cướp bóc, không thì phải tự tay hủy bỏ của quý của mình

    → Hiện trạng vô lí, bất công

    - Chính gia đình tác giả cũng phải tự tay chặt cây lê, và hai cây lựu trắng quý hiếm tránh tai vạ

    → Đoạn văn được tác giả kể lại một cách một cách sinh động, chân thực. Cảm xúc của tác giả được gửi gắm một cách kín đáo.

    Câu 3 (trang 54 sgk ngữ văn 9 tập 1)

    Sự khác nhau giữa truyện và tùy bút

    - Tùy bút là thể văn dùng để ghi chép con người, sự việc cụ thể, có thực, bộc lộ thái độ, cảm xúc, suy tư, nhận thức, đánh giá của mình về con người, cuộc sống

    - Truyện là thể văn phản ánh hiện thực đời sống, với bức tranh hiện thực đời sống qua các sự kiện, biến cố xảy ra trong cuộc đời con người

    - Truyện thường phải có cốt truyện và nhân vật, cốt truyện được trình bày có mở đầu, diễn biến, kết thúc

    - Nhân vật được xây dựng có đặc điểm ngoại hình, chi tiết, miêu tả nội tâm, diễn biến tâm lí

    Tùy bút là sự ghi chép tùy hứng, có khi tản mạn, không theo một cốt truyện nào chủ yếu bộc lộ tình cảm, thái độ của tác giả

    Luyện tập

        Đất nước vào thời vua Lê- chúa Trịnh cuối thế kỉ XVIII rơi vào tình cảnh khốn cùng, hỗn độn

        Vua chúa ăn chơi, hưởng lạc, sống cuộc sống xa hoa. Phủ chúa đầy những loại chim quý, thú lạ, cây cổ thụ… những Người đứng đầu triều đình, không chăm lo việc triều chính, bỏ mặc dân chúng. Bọn quan lại ỷ vào điều đó hành động, nhũng nhiễu. Đến cả những nhà giàu cũng không yên với chúng. Nhân dân khắp chốn làm than, đói khổ.

Mở khóa để xem toàn bộ nội dung trả lời

(?)
Bạn đã đạt đến giới hạn của mình. Bằng cách Đăng ký tài khoản, bạn có thể xem toàn bộ nội dung trả lời
Cải thiện điểm số của bạn bằng cách đăng ký tài khoản Lazi.
Xem toàn bộ các câu trả lời, chat trực tiếp 1:1 với đội ngũ Gia sư Lazi bằng cách Đăng nhập tài khoản ngay bây giờ
Tôi đã có tài khoản? Đăng nhập

Bạn hỏi - Lazi trả lời

Bạn muốn biết điều gì?

GỬI CÂU HỎI
Học tập không giới hạn cùng học sinh cả nước và AI, sôi động, tích cực, trải nghiệm
Bài tập liên quan

Hôm nay bạn thế nào? Hãy nhấp vào một lựa chọn, nếu may mắn bạn sẽ được tặng 50.000 xu từ Lazi

Vui Buồn Bình thường

Học ngoại ngữ với Flashcard

×
Gia sư Lazi Gia sư
×
Trợ lý ảo Trợ lý ảo