Bài tập  /  Bài đang cần trả lời

Giải bài có thưởng!

Phương thức biểu đạt chính được sử dụng trong văn bản trên là?

Đề 4:
I. ĐỌC HIỂU (3,0 điểm)
   (Lược phần đầu: Đào xuất hiện trong cảnh làm việc ở nông trường Điện Biên, trên máy tuốt lạc cùng với Huân, một thanh niên trẻ, khỏe, đẹp trai nhất đội sản xuất. Đào thuộc loại người gặp một lần có thể nhớ mãi, rất dễ phân biệt với chị em khác. Hai con mắt hẹp và dài đưa đi đưa lại rất nhanh, gò má cao đầy tàn hương, và hàm răng của người luôn ưa đùa cợt, cặp chân ngắn, bàn tay có những ngón rất to. Chị là người từng trải trong cuộc sống lại thuộc nhiều ca dao, tục ngữ và được vận dụng một cách linh hoạt trong giao tiếp)
        “…. Đào lên nông trường Điện Biên vào dịp đầu năm, ngoài Tết chừng nửa tháng, với tâm lý con chim bay mãi cũng mỏi cánh, con ngựa chạy mãi cũng chồn chân, muốn tìm một nơi hẻo lánh nào đó, thật xa những nơi quen thuộc để quên đi cuộc đời đã qua, còn những ngày sắp tới ra sao chị không cần rõ, đại khái là chẳng hơn gì trước mấy, có thể còn gặp nhiều đau buồn hơn. Quân tử gian nan, hồng nhan vất vả, số kiếp đã định thế, trước sau vẫn chỉ một con đường ấy, không thể nào tránh được.
       Chị quê ở Hưng Yên, nhà không có ruộng, vẫn làm nghề đậu phụ, thời địch tạm chiếm, lại xoay sang úp men, nấu rượu. Lấy chồng từ năm mười bẩy tuổi, nhưng chồng cờ bạc, nợ nần nhiều nên bỏ đi Nam đến đầu năm 1950 mới trở về quê. Ăn ở với nhau được đứa con trai lên hai thì chồng chết. Cách mấy tháng sau đứa con lên sài bỏ đi để chị ở một mình. Từ ngày ấy chị không có gia đình nữa, đòn gánh trên vai, tối đâu là nhà, ngã đâu là giường, khi ra Hòn Gai, Cẩm Phả lấy muồng, khi ngược Lào Cai buôn gà, vịt, mùa tu hú kêu sang đất Hà Nam buôn vải, tháng sáu lại về quê bẻ nhãn. Khi thì ở chợ Cuối Chắm, ở đò Tràng Thưa, khi lại về phố Rỗ, chợ Bì, chợ Bưởi. Mùa hè vài cái áo cánh nâu vá vai, mùa đông một chiếc áo bông đã bạc, ngày mưa, ngày nắng, bàn chân đã từng đi khắp mọi nơi không dừng lại một buổi nào.Cũng có ngày đau ốm, nằm nhờ nhà người quen, bưng bát cơm nóng, nhìn ngọn đèn dầu lại sực nhớ tới trước đây mình cũng có một gia đình, có một đứa con, sớm lo việc sớm, tối lo viêc việc tối. Còn bây giờ bốn bể là nhà, chỉ lo cho bản thân mình sao được cơm ngày hai bữa, chân cứng đá mềm. Mái tóc óng mượt ngày xưa qua năm tháng đã khô lại, đỏ đi như chết, hàm răng phai không buồn nhuộm, soi gương thấy gò má càng cao, tàn hương nổi càng nhiều. Muốn về sống lại ở quê, nhưng quê hương nào còn có ai. Thôi đành cứ đi mãi, ngày khỏe đã vậy, ngày ốm chưa biết ra sao. Muốn chết nhưng đời còn dài nên phải sống.
      Chị sống táo bạo và liều lĩnh, ghen tị với mọi người và hờn giận cho thân mình. Chị về đội sản xuất số "6" chưa đầy một tháng đã quen khắp mặt, duy chỉ thân có mỗi Huân, vì tuy anh chưa từng trải bằng chị, nhưng lại tỏ ra rất thông cảm với cuộc dời của chị…
( Lược một đoạn: Sự chân thành, cởi mở của Huân, Lâm cùng đội sản xuất số 6 nông trường Điện Biên đã giúp Đào chuyển biến dần trong nhận thức và tìm thấy niềm vui trong cuộc sống. Khi nhận được thư tỏ tình của Dịu, anh trung đội trưởng già góa vợ, Đào thực sự cảm động. Chị quyết định ở lại Điện Biên để xây dựng lại cuộc đời)
       Quê hương thứ nhất của chị ở đất Hưng Yên, quê hương thứ hai của chị ở nông trường Hồng Cúm, hạnh phúc mà chị đã mất đi từ bảy, tám năm nay ai ngờ chị lại tìm thấy ở một nơi mà chiến tranh đã xảy ra ác liệt nhất. ở đây trong những buổi lễ cưới, người ta tặng nhau một quả mìn nhảy đã tháo kíp làm giá bút, một quả đạn cối tiện đầu, quét lượt sơn trắng làm bình hoa, một ống thuốc mồi của quả bom tấn để đựng giấy giá thú, giấy khai sinh cho các cháu sau này, và những cái võng nhỏ của trẻ con tết bằng ruột dây dù rất óng. Sự sống nảy sinh từ cái chết, hạnh phúc hiện hình từ trong những hy sinh, gian khổ, ở đời này không có con đường cùng, chỉ có những ranh giới, điều cốt yếu là phải có sức mạnh để bước qua những ranh giới ấy.”
( Lược phần cuối: Đào đã trở thành người phụ nữ lao động giỏi, sống vui vẻ, cởi mở. Chị đã tìm được quê hương thứ hai ở nông trường Hồng Cúm đồng thời tìm được hạnh phúc cho riêng mình và gắn bó với cuộc sống mới, con người mới.)
                         (Trích Truyện ngắn  Mùa Lạc” - Nguyễn Khải)
 
Lựa chọn đáp án đúng:
Câu 1. Phương thức biểu đạt chính được sử dụng trong văn bản trên là?
          A. Tự sự.                        B. Miêu tả.
          C. Nghị luận.                  D. Biểu cảm.
Câu 2. Truyện được kể theo ngôi thứ mấy, có điểm nhìn nghệ thuật như thế nào?
          A. Ngôi thứ nhất, có điểm nhìn hạn tri
          B. Ngôi thứ nhất, có điểm nhìn toàn tri
          C. Ngôi thứ ba, có điểm nhìn hạn tri
          D. Ngôi thứ ba, có điểm nhìn toàn tri
Câu 3. Nhân vật chính trong truyện là ai?
          A. Huân                         B. Lâm
          C. Đào                           D. Dịu
Câu 4. Truyện được kể theo trật tự thời gian như thế nào?
          A. Quá khứ – hiện tại
          B. Hiện tại – quá khứ
          C. Hiện tại – quá khứ – hiện tại
          D. Quá khứ – hiện tại – quá khứ
Câu 5. Qua lời người kể chuyện Đào là người phụ nữ như thế nào?
          A. Chăm chỉ, ý tứ, biết điều
          B. Không có nhan sắc, gặp nhiều bất hạnh.
          C. Ích kỉ, luôn ghen tị với mọi người
          D. Mạnh mẽ, sắc sảo
Câu 6. Ý nào sau đây khái quát đầy đủ nội dung chính của truyện?
          A. Kể về sự thay đổi trong cuộc đời, tính cách của nhân vật Đào
          B. Kể về cuộc đời, số phận đau thương của nhân vật Đào
          C. Kể về sự thay đổi của cuộc sống con người sau chiến tranh
          D. Kể về cuộc sống nhiều vất vả của người lao động trên nông trường Hồng Cúm
Câu 7. Số phận, tính cách của Đào thay đổi nhờ yếu tố nào?
          A. Bức thư “tỏ tình” của trung đội trưởng Dịu.
          B. Sự quan tâm của Huân và mọi người.
          C. Môi trường sống sôi nổi và hăng say lao động
          D. Cả A, B, C
Trả lời câu hỏi
8. Trong đoạn trích, những món quà nào thường được tặng trong đám cưới? Thông điệp được nhắn gửi qua những món quà này là gì?
9. Theo anh/chị câu văn sau có ý nghĩa gì?
      "... ở đời này không có con đường cùng, chỉ có những ranh giới, điều cốt yếu là phải có sức mạnh để bước qua những ranh giới ấy..."?
10. Thông điệp nào có ý nghĩa nhất với anh (chị)? vì sao?
II. VIẾT (4,0 điểm)
     Anh/chị hãy viết bài văn (khoảng 500 chữ) phân tích, đánh giá nét đặc sắc về nội dung và hình thức nghệ thuật của tác phẩm trên.
0 trả lời
Hỏi chi tiết
619
Tham khảo câu trả lời từ Trợ lý ảo Lazi
Câu 1: Phương thức biểu đạt chính được sử dụng trong văn bản trên là A. Tự sự.
Câu 2: Truyện được kể the

Bạn hỏi - Lazi trả lời

Bạn muốn biết điều gì?

GỬI CÂU HỎI
Học tập không giới hạn cùng học sinh cả nước và AI, sôi động, tích cực, trải nghiệm
Bài tập liên quan

Hôm nay bạn thế nào? Hãy nhấp vào một lựa chọn, nếu may mắn bạn sẽ được tặng 50.000 xu từ Lazi

Vui Buồn Bình thường

Học ngoại ngữ với Flashcard

×
Gia sư Lazi Gia sư
×
Trợ lý ảo Trợ lý ảo