Bài tập  /  Bài đang cần trả lời

Chứng minh Việt Nam là quốc gia có nhiều đồi núi?

câu 1. chứng minh việt nam quốc gia có nhiều đồi núi
câu 2. nêu đặc biệt thể hiện nước ta chịu ảnh hưởng sâu sắc từ biển
Câu 3. thiên nhiên nước ta phân hóa đa dạng như thế nào?
Câu 4. nêu sự biến động của tài nguyên rừng tự nhiên ở nước ta từ 1943 đến nay
2 Xem trả lời
Hỏi chi tiết
391
Tham khảo câu trả lời từ Trợ lý ảo Lazi
Câu 1: Việt Nam là một quốc gia có nhiều đồi núi. Để chứng minh điều này, ta có thể trình bày các điểm sau:
- Việt Nam nằm trong khu vực Đông Dương, nằm ở phần đông của dãy núi Himalaya, nên có nhiều đồi núi.
- Việt Nam có nhiều dãy núi nổi tiếng như dãy Trường Sơn, dãy Hoàng Liên Sơn, dãy Annamite, dãy Đá Bia, dãy Ba Vì, v.v.
- Đồi núi là một đặc điểm địa hình chủ yếu của Việt Nam, tạo nên cảnh quan đẹp và đa dạng, thu hút du khách trong và ngoài nước.

Câu 2: Nước ta chịu ảnh hưởng sâu sắc từ biển, điều này có thể được thể hiện qua các điểm sau:
- Việt Nam có đường bờ biển dài, chiếm một phần lớn diện tích của quốc gia.
- Biển Đông là biển lớn nằm ở phía đông của Việt Nam, tạo điều kiện thuận lợi cho việc phát triển kinh tế biển, giao thương quốc tế và du lịch biển.
- Biển cung cấp nguồn lợi tự nhiên quan trọng như cá, tôm, hải sản, đá vôi, dầu khí, v.v.
- Biển ảnh hưởng đến khí hậu của Việt Nam, tạo ra các hiện tượng thời tiết như mùa mưa, mùa khô, bão, v.v.

Câu 3: Thiên nhiên nước ta phân hóa đa dạng theo các yếu tố sau:
- Địa hình: Việt Nam có đồi núi, sông ngòi, rừng rậm, đồng bằng, vùng đồng cỏ, v.v.
- Khí hậu: Việt Nam có khí hậu nhiệt đới, khí hậu cận nhiệt đới, khí hậu ôn đới, tạo điều kiện cho sự phân hóa của thiên nhiên.
- Động và thực vật: Việt Nam có hệ sinh thái đa dạng với nhiều loài động và thực vật khác nhau, từ rừng nhiệt đới ở miền Nam đến rừng ôn đới ở miền Bắc.
- Đặc điểm địa lý: Việt Nam nằm ở khu vực giao thoa giữa Đông Á và Đông Nam Á, tạo ra sự đa dạng văn hóa, ngôn ngữ và phong tục tập quán.

Câu 4: Tài nguyên rừng tự nhiên ở Việt Nam đã trải qua sự biến động từ năm 1943 đến nay. Các biến động có thể được mô tả như sau:
- Trước năm 1943: Rừng tự nhiên ở Việt Nam còn rất phong phú và nguyên sơ, chiếm diện tích lớn trên toàn quốc.
- Từ năm 1943 đến 1975: Trong thời kỳ chiến tranh, rừng tự nhiên đã bị tàn phá do việc sử dụng quân sự, phá rừng để làm căn cứ, xây dựng đường sá, v.v.
- Từ năm 1975 đến nay: Việt Nam đã có những chính sách bảo vệ và phát triển rừng tự nhiên, tuy nhiên, vẫn có sự suy giảm diện tích rừng do khai thác trái phép, chuyển đổi mục đích sử dụng đất, v.v.
- Hiện nay: Việt Nam đang nỗ lực bảo vệ và phát triển rừng tự nhiên thông qua việc thực hiện các chính sách bảo vệ môi trường, tái tạo rừng, và quản lý bền vững tài nguyên rừng.
1
0
Phonggg
17/10/2023 12:48:59
+5đ tặng

Câu 1 : Đồi núi chiếm 3/4 diện tích lãnh thổ nhưng chủ yếu là đồi núi thấp là đặc điểm cơ bản của địa hình nước ta. Sự tác động qua lại của địa hình tới các thành phần tự nhiên khác hình thành nên đặc điểm chung của tự nhiên nước ta- đất nước nhiều đồi núi. Vận động uốn nếp, đứt gãy, phun trào măc-ma từ giai đoạn cổ kiến tạo đã làm xuất hiện ở nước ta cảnh quan đồi núi đồ sộ và liên tục. Trong giai đoạn tân kiến tạo, vận động An-pi diễn ra không liên tục  theo nhiều đợt nên địa hình nước ta chủ yêu là đồi núi thấp, chia thành nhiều bậc, cao ở Tây Bắc thấp dần ở Đông Nam. Các đồng bằng chủ yếu là đồng bằng ở chân núi, ngay đồng bằng sông Hồng và đồng bằng sông Cửu Long cũng được hình thành trên một vùng sụt lún nên đồng bằng thường nhỏ
Câu 2 : 

a) Khí hậu

- Biển Đông làm tăng độ ẩm của các khối khí qua biển, mang lại cho nước ta lượng mưa và độ ẩm lớn, đồng thời làm giảm tính chất khắc nghiệt của thời tiết lạnh khô trong mùa đông và làm dịu bớt thời tiết nóng bức trong mùa hạ.

- Nhờ có Biển Đông, khí hậu nước ta mang nhiều đặc tính của khí hậu hải dương nên điều hòa hơn.

b) Địa hình và các hệ sinh thái vùng ven biển

- Các dạng địa hình ven biển nước ta rất đa dạng: vịnh cửa sông, các bờ biển mài mòn, các tam giác châu có bãi triều rộng, các bãi cát phẳng, cồn cát, các đầm phá, các vũng vịn nước sâu, các đảo ven bờ và những rạn san hô….

- Các hệ sinh thái vùng ven biển rất đa dạng và giàu có

+ Hệ sinh thái rừng nước mặn ở nước ta vốn có diện tích tới 450 nghìn ha, cho năng suất sinh học cao, đặc biệt là sinh vật nước lợ.

+ Các hệ sinh thái trên đất phèn và hệ sinh thái rừng trên các đảo cũng rất đa dạng và phong phú.

c) Tài nguyên thiên nhiên vùng biển

-Tài nguyên khoáng sản:

+ Có trữ lượng lớn và giá trị nhất là dầu khí. Hai bể dầu lớn nhất hiện đang được khai thác là Nam Côn Sơn và Cửu Long; các bể dầu khí Thổ Chu-Mã Lai và Sông Hồng có trữ lượng đáng kể.

+ Các bãi cát ven biển có trữ lượng lớn titan là nguồn nguyên liệu quý cho các ngành công nghiệp.

+ Vùng ven biển nước ta còn thuận lợi cho nghề làm muối, nhất là ven biển Nam Trung Bộ, nơi có nhiệt độ cao, nhiều nắng, lại chỉ có một số sông nhỏ đổ ra biển.

- Tài nguyên hải sản:

+ Sinh vật Biển Đông tiêu biểu cho hệ sinh vật vùng biển nhiệt đới giàu thành phần và có năng suất sinh học cao, nhất là ở vùng ven bờ. Trong Biển Đông có trên 2000 loài cá, hơn 100 loài tôm, khoảng vài chục loài mực, hàng nghìn loài sinh vật phù du và sinh vật đáy khác.

Mở khóa để xem toàn bộ nội dung trả lời

(?)
Bạn đã đạt đến giới hạn của mình. Bằng cách Đăng ký tài khoản, bạn có thể xem toàn bộ nội dung trả lời
Cải thiện điểm số của bạn bằng cách đăng ký tài khoản Lazi.
Xem toàn bộ các câu trả lời, chat trực tiếp 1:1 với đội ngũ Gia sư Lazi bằng cách Đăng nhập tài khoản ngay bây giờ
Tôi đã có tài khoản? Đăng nhập
0
0
Dương Vũ
17/10/2023 12:49:30
+4đ tặng
c1: Đồi núi chiếm 3/4 diện tích lãnh thổ nhưng chủ yếu là đồi núi thấp là đặc điểm cơ bản của địa hình nước ta. Sự tác động qua lại của địa hình tới các thành phần tự nhiên khác hình thành nên đặc điểm chung của tự nhiên nước ta- đất nước nhiều đồi núi. Vận động uốn nếp, đứt gãy, phun trào măc-ma từ giai đoạn cổ kiến tạo đã làm xuất hiện ở nước ta cảnh quan đồi núi đồ sộ và liên tục. Trong giai đoạn tân kiến tạo, vận động An-pi diễn ra không liên tục  theo nhiều đợt nên địa hình nước ta chủ yêu là đồi núi thấp, chia thành nhiều bậc, cao ở Tây Bắc thấp dần ở Đông Nam. Các đồng bằng chủ yếu là đồng bằng ở chân núi, ngay đồng bằng sông Hồng và đồng bằng sông Cửu Long cũng được hình thành trên một vùng sụt lún nên đồng bằng thường nhỏ
c2:

Ảnh hưởng của biển Đông đến thiên nhiên nước ta:

a) Khí hậu

- Biển Đông làm tăng độ ẩm của các khối khí qua biển, mang lại cho nước ta lượng mưa và độ ẩm lớn, đồng thời làm giảm tính chất khắc nghiệt của thời tiết lạnh khô trong mùa đông và làm dịu bớt thời tiết nóng bức trong mùa hạ.

- Nhờ có Biển Đông, khí hậu nước ta mang nhiều đặc tính của khí hậu hải dương nên điều hòa hơn.

b) Địa hình và các hệ sinh thái vùng ven biển

- Các dạng địa hình ven biển nước ta rất đa dạng: vịnh cửa sông, các bờ biển mài mòn, các tam giác châu có bãi triều rộng, các bãi cát phẳng, cồn cát, các đầm phá, các vũng vịn nước sâu, các đảo ven bờ và những rạn san hô….

- Các hệ sinh thái vùng ven biển rất đa dạng và giàu có

+ Hệ sinh thái rừng nước mặn ở nước ta vốn có diện tích tới 450 nghìn ha, cho năng suất sinh học cao, đặc biệt là sinh vật nước lợ.

+ Các hệ sinh thái trên đất phèn và hệ sinh thái rừng trên các đảo cũng rất đa dạng và phong phú.

c) Tài nguyên thiên nhiên vùng biển

-Tài nguyên khoáng sản:

+ Có trữ lượng lớn và giá trị nhất là dầu khí. Hai bể dầu lớn nhất hiện đang được khai thác là Nam Côn Sơn và Cửu Long; các bể dầu khí Thổ Chu-Mã Lai và Sông Hồng có trữ lượng đáng kể.

+ Các bãi cát ven biển có trữ lượng lớn titan là nguồn nguyên liệu quý cho các ngành công nghiệp.

+ Vùng ven biển nước ta còn thuận lợi cho nghề làm muối, nhất là ven biển Nam Trung Bộ, nơi có nhiệt độ cao, nhiều nắng, lại chỉ có một số sông nhỏ đổ ra biển.

- Tài nguyên hải sản:

+ Sinh vật Biển Đông tiêu biểu cho hệ sinh vật vùng biển nhiệt đới giàu thành phần và có năng suất sinh học cao, nhất là ở vùng ven bờ. Trong Biển Đông có trên 2000 loài cá, hơn 100 loài tôm, khoảng vài chục loài mực, hàng nghìn loài sinh vật phù du và sinh vật đáy khác.

+ Ven các đảo, nhất là tại quần đảo lớn Hoàng Sa và Trường Sa có nguồn tài nguyên quý giá là các rạn san hô cùng đông đảo các loài sinh vật khác.

d) Thiên tai

- Bão: Mỗi năm trung bình có 9-10 cơn bãi xuất hiện ở Biển Đông, trong đó có 3-4 cơn bão trực tiếp đổ vào nước ta, gây thiệt hại nặng nề về người và tài sản, nhất là với cư dân sống ở vùng ven biển nước ta.

- Sạt lở bờ biển: Hiện tượng sạt lở bờ biển đã và đang đe dọa nhiều đoạn bờ biển nước ta, nhất là dải bờ biển Trung Bộ.

- Ở vùng ven biển miền Trung còn chịu tác hại của hiện tượng cát bay, cát chảy lấn chiếm ruộng vườn, làng mạc và làm hoang mạc hóa đất đai.
c3
hingf dạng lảnh thổ nc ta dài ngang và  hẹp
c4
do nhiều nguyên nhân mà rừng ở nước ta bị tàn phá dữ dội, độ che phủ từ 43,7 % (năm 1943), hiện nay chỉ còn 28%.



 

Bạn hỏi - Lazi trả lời

Bạn muốn biết điều gì?

GỬI CÂU HỎI
Học tập không giới hạn cùng học sinh cả nước và AI, sôi động, tích cực, trải nghiệm

Hôm nay bạn thế nào? Hãy nhấp vào một lựa chọn, nếu may mắn bạn sẽ được tặng 50.000 xu từ Lazi

Vui Buồn Bình thường
×
Trợ lý ảo Trợ lý ảo
×
Đấu trường tri thức | Lazi Quiz Challenge +500k
Gửi câu hỏi
×