Bài tập  /  Bài đang cần trả lời

Công cuộc khôi phục kinh tế hàn gắn vết thương sau chiến tranh của Liên Xô?

mn lm gấp giúp mih vs hứa trả xuu
3 Xem trả lời
Hỏi chi tiết
81
1
0
Meoww
18/10/2023 12:56:30
+5đ tặng

- Ngay từ đầu năm 1946, Đảng và nhà nước Xô Viết đã đề ra kế hoạch khôi phục và phát triển kinh tế đất nước với kế hoạch 5 năm lần thứ tư (1946 - 1950) và hoàn thành trước thời hạn 9 tháng.

- Các tầng lớp nhân dân Liên Xô đã sôi nổi thi đua, lao động quên mình để thực hiện kế hoạch
Câu 2. 

* Về kinh tế:

- Trong hai thập niên 50 và 60 của thế kỉ XX, nền kinh tế Xô viết tăng trưởng mạnh mẽ.

Sản xuất công nghiệp bình quân hàng năm tăng 9,6%.

- Chiếm khoảng 20% sản lượng công nghiệp của toàn thế giới

 Liên Xô đã trở thành cường quốc công nghiệp đứng thứ hai thế giới sau Mĩ.

* Về khoa học - kỹ thuật:

- Năm 1957, Liên Xô là nước đầu tiên phóng thành công vệ tinh nhân tạo lên khoảng không vũ trụ, mở đầu kỉ nguyên chinh phục vũ trụ của loài người.

Năm 1961, Liên Xô phóng con tàu “Phương Đông” đưa nhà du hành vũ trụ Ga-ga-rin lần đầu tiên bay vòng quanh Trái Đất và đây cũng là nuớc dẫn đầu thế giới về những chuyến bay dài ngày trong vũ trụ...

* Đối ngoại:

- Chủ trương duy trì hòa bình thế giới, thực hiện chính sách chung sống hòa bình, quan hệ với tất cả các nước 

- Tích cực ủng hộ cuộc đấu tranh chống chủ nghĩa thực dân, giành độc lập tự do của các dân tộc áp bực. 

Mở khóa để xem toàn bộ nội dung trả lời

(?)
Bạn đã đạt đến giới hạn của mình. Bằng cách Đăng ký tài khoản, bạn có thể xem toàn bộ nội dung trả lời
Cải thiện điểm số của bạn bằng cách đăng ký tài khoản Lazi.
Xem toàn bộ các câu trả lời, chat trực tiếp 1:1 với đội ngũ Gia sư Lazi bằng cách Đăng nhập tài khoản ngay bây giờ
Tôi đã có tài khoản? Đăng nhập
1
0
Tạ Nguyên Đức
18/10/2023 13:19:29
+4đ tặng
Câu 1 ; 

Chiến tranh đã gây ra hậu quả nặng nề đối với nền kinh tế, xã hội Liên Xô: khoảng 27 triệu người chết, hàng chục nghìn người bị thương hoặc mất tích, 1.710 thành phố và hơn 70 nghìn làng mạc bị thiêu huỷ, 32 nghìn xí nghiệp, nhà máy bị tàn phá cùng nhiều công trình văn hoá, hệ thống giao thông, điện nước. Thiệt hại về vật chất ước tính 2000 tỉ rúp.

Trong khi đó, ngay sau chiến tranh, Mĩ và các nước đế quốc khác đã ra sức chạy đua vũ trang, tiến hành cuộc “chiến tranh lạnh” chống Liên Xô và các nước XHCN khác.

Trong bối cảnh đó, nhân dân Liên Xô với niềm phấn khởi tự hào của một dân tộc chiến thắng trong chiến tranh đã khẩn trương bắt tay vào công cuộc hàn gắn vết thương chiến tranh, xây dựng lại đất nước. Kế hoạch 5 năm lần thứ 4 (1946-1950) do Xô viết tối cao thông qua ngày 18-3-1946 được hoàn thành vượt thời hạn.

Về công nghiệp, Liên Xô phải đồng thời giải quyết ba vấn đề quan trọng: thứ nhất, phi quân sự hoá nền kinh tế bằng cách chuyển sang xây dựng các công trình dân dụng; thứ hai, khôi phục các xí nghiệm bị tàn phá; thứ ba, tiến hành xây dựng các xí nghiệp mới. Nhiệm vụ thứ nhất căn bản được thực hiện trong năm 1946 - 1947. Về nhiệm thứ hai, quan trọng nhất là phục hồi hoạt động của ngành năng lượng. Các nhà máy điện nước khôi phục và đi vào hoạt động, đặc biệt là nhà máy thuỷ điện Đơnhiép. Năm 1947, nhà máy đã cho phát dòng điện đầu tiên, đến năm 1950 đã phục hồi toàn bộ công suất thiết kế.

Giữa các ngành công nghiệp mũi nhọn có cả công nghiệp than và luyện kim, trước hết là mỏ than Đônbát và các nhà máy luyện kim ở phía nam như Dapôrôde và Adốp.

Công nghiệp quốc phòng cũng được Đảng và Chính phủ chú ý, trước hết là vũ khí chiến lược. Năm 1948, lò phản ứng hạt nhân sản xuất Plutôn được xây dựng ở Chialibin. Mùa thu năm 1949, Liên Xô đã chế tạo thành công bom nguyên tử, đánh dấu sự tiến bộ vượt bậc của khoa học kĩ thuật Xô viết, đồng thời phá thế độc quyền bom nguyên tử của Mĩ. Sau đó, Liên Xô đã tuyên bố sử dụng năng lượng nguyên tử vào mục đích hoà bình. Năm 1954, Nhà máy điện nguyên tử đầu tiên trên thế giới đã được xây dựng ở ngoại ô Matxcơva với công suất 5000 kw.

Nhìn chung, công nghiệp đã phục hồi vào năm 1947, đạt mức trước chiến tranh. Tới cuối kế hoạch 5 năm lần thứ 4, sản lượng tăng 73% (kế hoạch dự kiến 48%). Hơn 6200 xí nghiệp được phục hồi hoặc xây dựng mới được bắt đầu hoạt động. Tuy nhiên, công nghiệp nhẹ vẫn lạc hậu và không hoàn thành kế hoạch.

Về nông nghiệp, tuy gặp không ít khó khăn, phức tạp, nhưng đến năm 1950, sản xuất nông nghiệp cũng đạt mức trước chiến tranh. Trong những năm sau chiến tranh, Chính phủ Xô viết đã có một số chủ trương không đúng như không khuyến khích kinh tế phụ gia đình, thiếu quan tâm tới lợi ích vật chất của nông dân, thực hiện đường lối tập trung hoá sản xuất nông nghiệp, theo đó quy mô các nông trang tăng lên, xoá bỏ các tiểu nông trang tập thể (từ 255.314 năm 1950 xuống còn 93.000). Việc tập thể hoá ồ ạt trong các nước công hoà mới sáp nhập vào Liên Xô trước chiến tranh cũng mang lại những hậu quả xấu cho nông nghiệp.

Trong khoa học nông nghiệp, quan điểm của nhóm bác học hành chính do viện sĩ T.Lưxencô đứng đầu đã thắng thế. Công nghiệp di truyền, khoa học then chốt của tự nhiên học hiện đại bị phê phán.

Những sự kiện quan trọng của năm 1947 là cải cách tiền tệ và xoá bỏ chế độ tem phiếu.

Về đời sống chính trị xã hội thời kì này cũng có những diễn biến quan trọng. Năm 1946, Xô viết tối cao Liên Xô đã cải tổ Hội đồng các uỷ viên nhân dân thành Hội đồng Bộ trưởng Liên Xô, N.M. Svecnhic thay Calinin giữ chức vụ Chủ tịch đoàn Chủ tịch Xô viết tối cao Liên Xô. Các sinh hoạt chính trị của các tổ chức Đảng và quần chúng như Công đoàn, Đoàn thanh niên dần dần được khôi phục.
Câu 2 ; 

Cuộc khủng hoảng năng lượng thế giới năm 1973 đã tác động mạnh mẽ tới nhiều quốc gia dân tộc nhưng các nhà lãnh đạo Liên Xô cho rằng Liên Xô XHCN không chịu ảnh hưởng mà vẫn tiếp tục xây dựng XHCN theo mô hình cũ. Kết quả là nền kinh tế Liên Xô trong những năm 70 và đến đầu những năm 80 đã bị suy sụp và khủng hoảng trầm trọng. Trong 15 năm (170-1985), thu nhập quốc dân giảm 2,5 lần, sản xuất công nghiệp giảm 2,5 lần, sản xuất nông nghiệp 3,5 lần, thu nhập theo đầu người giảm 3 lần…, khoa học kỹ thuật trở nên lạc hậu.

Chính trị mất ổn định trong những năm cuối đời của Brêgiơnhép, các quá trình quan liêu tăng lên, xã hội bất mãn, nhân dân chống đối. Trong những năm 70, những người có tư tưởng đối lập đã tập hợp trong phong trào gọi là “Axiđen” chống lại chủ nghĩa xã hội và chống lại nhà nước Liên Xô, trong số đó có Viện sĩ A.Xakharốp, nhà văn A.Xôngennhixin, B.Macxinốp v.v…

Một loạt cán bộ cao cấp lần lượt qua đời: Xulốp 1983, Anđrôpôp (2-1984), Chécnencô (3-1985). Đất nước Xô Viết và nhân dân quá mệt mỏi và trông chờ một người lãnh đạo trẻ trung, tài năng.

Trong bối cảnh đó, tháng 3-1985, M.Goócbachốp được cử làm Tổng bí thư Đảng (mới ngoài 50 tuổi). Tại Hội nghị Trung ương tháng 4-1985, Goócbachốp đã đọc bài phát biểu quan trọng mở đầu cho công cuộc cải tổ ở Liên Xô, được phát triển bổ sung tại Đại hội Đảng lần thứ XXVII (1986).

Công cuộc cải tổ của Goócbachốp trải qua 6 năm và chia làm 3 thời kì. Thời kì đầu được gọi là “tăng tốc” (phát triển kinh tế xã hội), thời kì cải tổ từ 1987 tới 1989 và thời kì xây dựng kinh tế thị trường có điều tiết từ 1989 đến 1991.

Nhìn chung, công cuộc cải tổ của Goócbachốp chủ yếu được tiến hành về mặt chính trị, xã hội như: thực hiện chế độ Tổng thống tập trung quyền lực, thực hiện đa nguyên về chính trị, xóa bỏ vai trò một đảng lãnh đạo, thực chất hạ thấp sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản, thực hiện công khai dân chủ không giới hạn. Về kinh tế, Chính phủ cũng đã đưa ra nhiều phương án nhằm chuyến biến nền kinh tế sang cơ chế thị trường nhưng trong thực tế chưa làm được bao nhiêu, trong khi đó các quan hệ kinh tế cũ bị phá vỡ.

Công cuộc cải tổ đã vấp phải nhiều khó khăn trở ngại: sự suy sụp kinh tế kéo theo những khó khăn về chính trị, xã hội. Nội bộ Đảng Cộng sản Liên Xô mâu thuẫn sâu sắc và chia thành các phe phái (ngay trong Đại hội Đảng lần thứ XXVII và Hội nghị toàn quốc của Đảng sau đó). Lợi dụng điều này, các thế lực đế quốc và phản động bắt đầu trỗi dậy chống Liên Xô XHCN.

Ngày 19-8-1991, những người thuộc phái “bảo thủ” trong Đảng đã làm cuộc đảo chính lật đổ Goócbachốp nhưng bị thất bại, hậu quả hết sức nặng nề: Đảng Cộng sản bị đình chỉ hoạt động, Chính phủ Xô Viết bị giải thể, 11 nước cộng hòa tách khỏi Liên Xô, thành lập Cộng đồng các quốc gia độc lập (SNG 21-12-1991). Một làn sóng chống Đảng, chống chủ nghĩa xã hội dâng lên khắp mọi nơi.

Ngày 25-12-1991, Goócbachốp từ chức Tổng thống. Cùng ngày đó, lá cờ đỏ búa liềm trên nóc Điện Cremli bị hạ xuống, thay bằng lá cờ 3 sọc trắng xanh đỏ của phong trào nước Nga dân chủ. Đến đây, chế độ xã hội chủ nghĩa đã bị sụp đổ ở Liên Xô và Liên bang Xô viết cũng chấm dứt tồn tại.
Câu 3 ;

* Giai đoạn từ năm 1945 đến giữa những năm 60 của thế kỉ XX:

- Sau khi phát xít nhật đầu hàng, nhiều nước ở Đông Nam Á đã nổi dậy, lần lượt tuyên bố nền độc lập: Việt Nam, Inđônêxia, Lào.

- Phong trào lan nhanh ra các nước Nam Á và Bắc Phi điển hình là Ấn Độ (1946-1950) và Ai Cập (1952).

- Năm 1960, 17 nước ở châu Phi tuyên bố độc lập (Nam châu Phi).

- Ngày 1/1/1959, cách mạng Cu-ba thành công.

=> Đến giữa những năm 60, hệ thống thuộc địa của chủ nghĩa đế quốc và chủ nghĩa thực dân cơ bản đã bị sụp đổ.

* Giai đoạn từ giữa những năm 60 đến giữa những năm 70 của thế kỉ XX:

- Phong trào đấu tranh giải phóng dân tộc của các nước Ăng-gô-la (11/1975), Mô-dăm-bích (6/1975) và Ghi-nê Bít-xao (9/1974) lật đổ chế độ thống trị của Bồ Đào Nha.

=> Sự tan rã cuả thuộc điạ Bồ Đào Nha là thắng lợi quan trọng cuả phong trào giải phóng dân tộc.

* Giai đoạn giữa những năm 70 đến giữa những năm 90 của thế kỉ XX:

- Từ cuối những năm 70, chính quyền thực dân phải xoá bỏ chế độ phân biệt chủng tộc của những người da đen.

- Năm 1980, Chính qyền của người da đen được thành lập ở Rô-đê-đi-a (Cộng hoà Dim-ba-bu-ê).

- Năm 1990, Chính qyền của người da đen được thành lập ở Tây Nam Phi (Cộng hoà Na-mi-bi-a).

- Năm 1993, Chế đọ phân biệt chủng tộc bị xóa bỏ ở Cộng hoà Nam Phi.

=> Như vậy hệ thống thuộc địa của chủ nghĩa đế quốc đã bị sụp đổ hoàn toàn.
Câu 4

Tạ Nguyên Đức
bài 4. - Cao trào giải phóng dân tộc diễn ra ở Châu Á. Cuối những năm 50 phần lớn các nước châu Á giành được độc lập. Sau đó hầu như trong suốt nửa thế kỉ XX, tình hình châu Á lại không ổn định - Sau chiến tranh lạnh lại xảy ra xung đột li khai, khủng bố ở một số nước. - Từ nhiều thập kỉ qua, một số nước đạt được tăng trưởng nhanh chóng về kinh tế như Trung Quốc, Hàn Quốc, Xing-ga-po…Ấn độ là tiêu biểu với cuộc “ cách mạng Xanh” trong nông nghiệp Câu 5. Những thành tựu của công cuộc cải cách mở cửa ở Trung Quốc mang ý nghĩa vô cùng to lớn. + Nền kinh tế Trung Quốc phát triển nhanh chóng. + Tình hình chính trị - xã hội ổn định. + Đời sống nhân dân được nâng cao rõ rệt. + Nâng cao địa vị của Trung Quốc trên trường quốc tế. + Tạo điều kiện cho sự hội nhập của Trung Quốc trên tất cả các lĩnh vực đối với các nước trên thế giới và ngược lại, sự hội nhập của nền kinh tế, văn hóa, khoa học - kĩ thuật, thương mại của thế giới đối với thị trường rộng lớn đầy tiềm năng như Trung Quốc.
Tạ Nguyên Đức
chấm cho mik
1
0
NguyễnNhư
01/01 20:50:16

Ý nghĩa: cuộc cách mạng KH-KT có ý nghĩa vô cùng to lớn như cột mốc chói lọi trong lịch sử tiến hoá văn minh của loài người, mang lại những tiến bộ phi thường,những thành tựu kì diệu và những thay đổi to lớn trong cuộc sống của con người

Tác động tích cực
·  Cho phép con người có những bước nhảy vọt chưa từng thấy về sản xuất và năng suất lao động, nâng cao mực sống và chất lượng của con người với những tiện nghi sinh hoạt mới
·  Đưa tới những thay đổi về cơ cấu dân cư lao động với xu hướng tỉ lệ dân cư lao động trong nông nghiệp và công nghiệp giảm dần, nhưng trong dịch vụ lại tăng nhất là các nước phát triển cao

Tác động tiêu cực
· Chế tạo vũ khí và các phương tiện quân sự có sức tàn phá và huỷ diệt sự sống
·  Nạn ô nhiễm môi trường
·   Nhiễm phóng xạ nguyên tử, tai nạn giao thông ; những dịch bệnh mới cùng những đe doạ về đạo đức xã hội và an ninh đối với con người

Bạn hỏi - Lazi trả lời

Bạn muốn biết điều gì?

GỬI CÂU HỎI
Học tập không giới hạn cùng học sinh cả nước và AI, sôi động, tích cực, trải nghiệm

Hôm nay bạn thế nào? Hãy nhấp vào một lựa chọn, nếu may mắn bạn sẽ được tặng 50.000 xu từ Lazi

Vui Buồn Bình thường
×
Trợ lý ảo Trợ lý ảo
×
Đấu trường tri thức | Lazi Quiz Challenge +500k
Gửi câu hỏi
×