Bài tập  /  Bài đang cần trả lời

Phân tích vẻ đẹp của nhân vật thúy kiều qua đoạn trích: "Kiều càng sắc sảo mặn mà.... Một thiên bạc mệnh lại càng não nhân"

phân tích vẻ đẹp của nhân vật thúy kiều qua đoạn trích: "Kiều càng sắc sảo mặn mà.... Một thiên bạc mệnh lại càng não nhân"
2 trả lời
Hỏi chi tiết
2.106
Tham khảo câu trả lời từ Trợ lý ảo Lazi
Trong đoạn trích này, nhân vật Thúy Kiều được miêu tả là có vẻ đẹp sắc sảo và mặn mà. Từ "sắc sảo" cho thấy Thúy Kiều có nét đẹp tinh tế, tinh xảo và thu hút. Cô có khả năng làm cho mọi người chú ý và bị cuốn hút bởi nhan sắc của mình. Từ "mặn mà" thể hiện sự quyến rũ và hấp dẫn của Thúy Kiều. Cô có khả năng thu hút và làm say đắm lòng người bằng vẻ đẹp của mình.

Tuy nhiên, câu "Một thiên bạc mệnh lại càng não nhân" cũng cho thấy rằng vẻ đẹp của Thúy Kiều không chỉ dừng lại ở bề ngoài mà còn phản ánh đến tính cách và tâm hồn của cô. Từ "thiên bạc mệnh" có thể hiểu là Thúy Kiều có một số vấn đề và khó khăn trong cuộc sống, nhưng điều này lại làm cho cô trở nên thông minh, sắc sảo và nhạy bén hơn. Từ "não nhân" có thể hiểu là Thúy Kiều có trí tuệ và sự thông minh, cô có khả năng suy nghĩ sâu sắc và nhạy bén trong việc đối phó với những khó khăn và thử thách trong cuộc sống.

Tóm lại, qua đoạn trích này, vẻ đẹp của nhân vật Thúy Kiều được miêu tả là sắc sảo, mặn mà và có sự kết hợp giữa ngoại hình và tính cách. Cô có khả năng thu hút và làm say đắm lòng người bằng vẻ đẹp của mình, đồng thời cũng có trí tuệ và sự thông minh để đối phó với những khó khăn trong cuộc sống.
3
1
Bích Phạm Ngọc
20/10/2023 20:48:16
+5đ tặng

  Nguyễn Du là đại thi hào của dân tộc, niềm tự hào của đất nước với “con mắt trông thấu sáu cõi và tấm lòng nghĩ tới muôn đời”. Tác phẩm đã làm nên tên tuổi của ông chính là Truyện Kiều, một kiệt tác có sức sống bền bỉ muôn đời. Và một trong những đoạn trích đặc sắc nhất có thể kể đến là đoạn phân tích vẻ đẹp và tài năng của Thúy Kiều mà em đã được học trong chương trình Ngữ Văn lớp 9:

“Kiều càng sắc sảo mặn mà

So bề tài sắc lại là phần hơn

Làn thu thủy nét xuân sơn

Hoa ghen thua thắm, liễu hờn kém xanh

Một hai nghiêng nước nghiêng thành

Sắc đành đòi một, tài đành họa hai

Thông minh vốn sẵn tính trời

Pha nghề thi họa đủ mùi ca ngâm

Cung thương làu bậc ngũ âm

Nghề riêng ăn đứt hồ cầm một chương

Khúc nhà tay lựa nên chương

Một thiên Bạc mệnh lại càng não nhân”

      Mở đầu đoạn trích là phần miêu tả khái quát về vẻ đẹp rung động lòng người của nàng Kiều:

“Kiều càng sắc sảo mặn mà

So bề tài sắc lại là phần hơn”

      Sở dĩ tác giả để nhân vật chính, Kiều, được khắc họa sau người em Thúy Vân, không phải để nàng chịu thua kém mà ngược lại, làm nổi bật sắc đẹp vốn có của nàng. Với nhãn tự “càng”và từ “hơn”, Nguyễn Du đã rất thành công trong việc sử dụng thủ pháp đòn bẩy, dùng Thúy Vân làm bước đệm cho Kiều càng tỏa sáng. Thúy Vân đã là một người con gái xinh đẹp tuyệt trần thế nhưng Kiều lại “càng” kiều diễm, mĩ lệ, vượt trội trên cả hai phương diện: sắc và tài. Sắc đẹp tuyệt đỉnh ấy đã được tác giả mô tả bằng hai từ “sắc sảo”, “mặn mà”. “Sắc sảo” nghĩa là tinh khôn, thông minh. “Mặn mà” ý chỉ nét đẹp trong tâm hồn, là sự chín chắn, trưởng thành của một người “phụ nữ” chứ không còn là một “thiếu nữ” nữa . Thân là chị cả, Kiều cũng sẽ trải nghiệm đời sống, tiếp xúc với mọi người nhiều hơn Thúy Vân cũng là lẽ thường tình. Từ đây ta nhận ra những nét đẹp trong Kiều từ trí tuệ đến tâm hồn đều được biểu hiện rất rõ ràng qua phong thái, dung nhan toàn vẹn của nàng và cũng hiểu ra tác giả đã ngầm khẳng định Kiều là nhân vật trung tâm của câu chuyện.

      Với hai câu tiếp theo, Nguyễn Du đã khắc họa về nhan sắc của nàng một cách cụ thể:

“Làn thu thủy nét xuân sơn

Hoa ghen thua thắm liễu hờn kém xanh”

      Ở đây tác giả đã sử dụng một bút pháp độc đáo của phương Đông cổ điển, chính là “lấy điểm để tả diện” hay “vẽ mây nảy trăng”, ý chỉ nếu muốn tả một vầng trăng sáng, không cần phải tả trăng, chỉ cần cho người khác thấy những đám mây xung quanh lấp lánh dát vàng, người đọc sẽ tự hiểu rằng mặt trăng sáng thế nào. Tương tự vậy, nếu muốn tả một người con gái đẹp, chỉ cần tả những nét tiêu biểu nhất là đủ. Với Thúy Kiều, đôi mắt “cánh cửa sổ tâm hồn” và hàng lông mày là bộ phận ánh lên vẻ xinh đẹp và sắc sảo nhất. Thật vậy, bằng những hình ảnh ước lệ tượng trưng, ta thấy được đôi mắt trong trẻo, long lanh của Kiều như “làn thu thủy”, tức nước mùa thu. Tại sao lại là mùa thu? Vì thu là mùa thơ mộng nhất trong năm khi bầu trời cao vời vợi, xanh biếc nên lúc ấy làn nước thu cũng là đẹp đẽ nhất. Còn hàng mày của nàng lại thanh tú như “nét xuân sơn”, nghĩa là rặng núi mùa xuân đầy sức sống. Hai thứ này kết hợp lại với nhau tạo nên dung nhan mê người đến mức thiên nhiên cũng phải đố kị mà ta nhận thấy qua từ “hoa ghen”, “liễu hờn”. Điều đó cho thấy sắc đẹp của nàng đã phi thường, vượt trội đến mức vượt ra ngoài quy luật tự nhiên khiến tạo hóa phải ghen ghét.

      Không chỉ có sắc đẹp diễm lệ mà Kiều còn có tài năng hơn người. Điều đó được thể hiện qua hai câu tiếp theo:

“Một hai nghiêng nước nghiêng thành

Sắc đành đòi một, tài đành họa hai”

      Với một câu thành ngữ: “nghiêng nước nghiêng thành”, Nguyễn Du đã nói lên hết nhan sắc xuất chúng của Kiều. Có người cho rằng thành ngữ này lấy từ điển tích về nàng Tây Thi, một trong tứ đại mĩ nhân. Tương truyền, vì sắc đẹp trời ban, nên Tây Thi đã làm vua Trung Quốc thần hồn điên đảo, để cuối cùng nước mất nhà tan. Nhưng cũng có người cho rằng, thành ngữ này lấy ý tứ từ bài “Giai nhân ca” của Lý Diên Niên đời Hán:

“Nhất cố khuynh nhân thành

Tái cố khuynh nhân quốc”

      Dù là với cách giải thích nào thì ý nghĩa của thành ngữ này vậy, “nghiêng nước”(khuynh quốc) “nghiêng thành” (khuynh thành) để chỉ sắc đẹp của bậc mĩ nhân có thể làm khuynh đảo cả một quốc gia. Cùng số từ “một”, “hai” và biện pháp phóng đại, ta hiểu được ý của cả câu thơ là sắc đẹp “chim sa cá lặn” của Thúy Kiều thu hút đên nỗi dù chỉ với một, hai cái nhìn thì đến cả vua chúa cũng phải si mê mà “nghiêng nước nghiêng thành”. “Sắc đành đòi một” tức là ngoài Kiều ra nhan sắc tuyệt đẹp ấy chẳng một ai có thể sở hữu, “tài đành họa hai” nghĩa là họa may, họa chăng mới có người thứ hai tài năng được như nàng. Thế mới hiểu, cái tài và cái sắc của Kiều là không chỉ vượt tầm thiên nhiên mà còn là độc nhất vô nhị, khó ai có được.

      Để hiểu rõ hết cái tài hoa của nàng Kiều, ta phải phân tích các câu sau:

“Thông minh vốn sẵn tính trời

Pha nghề thi họa đủ mùi ca ngâm”

      Sở dĩ Thúy Kiều có được tài năng như vậy một phần cũng do sự ưu ái mà trời đất ban tặng. Cái tài của nàng là cái bẩm sinh, thiên phú mà không phải ai cũng có được. Từ đó ta thấy được sự vượt trội, nổi bật rõ rệt của nàng so với những cô gái khác thời bấy giờ. Chưa hết, nàng lại sành sõi cả 4 môn nghệ thuật: “thi”, “họa”, “ca”, “ngâm”. “Thi” là văn chương, “họa” là vẽ tranh, “ca” là ca hát, “ngâm” là ngâm thơ. Như vậy, Kiều vừa làm nên những áng thơ hay, vừa giỏi hội họa, vừa hát tuyệt vời mà đến ngâm thơ cũng biết. Thế mới nói, nàng tài giỏi trong mọi lĩnh vực, phương diện, không gì là không tài giỏi. Thậm chí, ngay cả đến âm nhạc, Kiều cũng không thua kém một ai:

“Cung thương làu bậc ngũ âm

Nghề riêng ăn đứt hồ cầm một trương”

      Về nhạc lí và hệ thống âm nhạc của Trung Quốc “ngũ âm”, nàng đã tinh thông đến mức “làu làu”. Không chỉ thông tuệ lí thuyết, Kiều còn biết áp dụng vào thực hành, đánh đàn hồ cầm một cách điêu luyện. Cái thông thạo đó được thể hiện qua từ “nghề”. Không phải biết chơi vài nốt đã là “nghề”. “Nghề” chỉ sự thuần thục, nhuần nhuyễn đã phải rèn luyện qua một quá trình dài. Ở đây muốn nói, Kiều đã đạt đến cái đỉnh cao của chơi đàn hồ cầm, có được sự tài hoa khi chơi đàn, “ăn đứt” những nghệ sĩ khác.

     Không những chơi đàn giỏi, Kiều còn biết sáng tác nhạc:

“Khúc nhà tay lựa nên chương

Một thiên Bạc mệnh lại càng não nhân”

      Kiều có thể sáng tác ra những khúc nhạc buồn mà điển hình ở đây là “Bạc mệnh”. “Bạc mệnh” vốn là tên bản đàn do Kiều nghĩ ra, nhưng đồng thời cũng là từ ngữ chỉ số phận bạc bẽo, khổ đau. Kiều có tài đến mức, bản nhạc của nàng chạm đến trái tim người nghe, khiến cho ai cũng phải buồn bã, sầu não. Ở đây, Nguyễn Du đã có ẩn ý về số phận sau này của Kiều, cũng chính là “Bạc mệnh”. Số phận Kiều như bèo dạt mây trôi, đầy gian truân, sóng gió. Điều này cũng là dễ hiểu vì Thúy Kiều quá đỗi xinh đẹp và tài năng mà theo quan điểm Nho giáo như Nguyễn Du đã đề cập từ đầu tác phẩm thì nàng chỉ có thể gặp bất hạnh:

“Trăm năm trong cõi người ta

Chữ tài chữ mệnh khéo là ghét nhau”

      Tóm lại, đoạn trích trên đã sử dụng thành công rực rỡ nghệ thuật ước lệ tượng trưng để gợi tả vẻ đẹp và tính cách riêng của hai chị em Thúy Kiều, Thúy Vân. Qua đó cũng thể hiện sự trân trọng sắc đẹp, ca ngợi tài năng và phẩm hạnh của con người và dự cảm về kiếp người tài hoa bạc mệnh.

     Truyện Kiều chính là viên ngọc sáng giá trong nền văn học Việt Nam. Thật không ngoa khi nhà văn Phạm Quỳnh nhân xét: ”Truyện Kiều còn, tiếng ta còn; tiếng ta còn, nước ta còn”, và cũng không ngẫu nhiên mà Nguyễn Du là danh nhân văn hóa thế giới. Tác phẩm chắc chắn sẽ sống mãi với thời gian và mang in dấu ấn sâu đậm trong tim bao thế hệ người đọc

Mở khóa để xem toàn bộ nội dung trả lời

(?)
Bạn đã đạt đến giới hạn của mình. Bằng cách Đăng ký tài khoản, bạn có thể xem toàn bộ nội dung trả lời
Cải thiện điểm số của bạn bằng cách đăng ký tài khoản Lazi.
Xem toàn bộ các câu trả lời, chat trực tiếp 1:1 với đội ngũ Gia sư Lazi bằng cách Đăng nhập tài khoản ngay bây giờ
Tôi đã có tài khoản? Đăng nhập
2
0
Phonggg
20/10/2023 20:48:24
+4đ tặng

"Truyện Kiều" của Nguyễn Du không còn là tác phẩm xa lạ đối với mỗi chúng ta.Tác phẩm được Nguyễn Du viết bằng chữ Nôm với 3254 câu thơ lục bát dựa trên cốt truyện "Kim Vân Kiều truyện" của Thanh Tâm Tài Nhân - tác giả nổi tiếng của văn học Trung Quốc."Truyện Kiều" không chỉ mang ý nghĩa tố cáo hiện thực xã hội bất công, bạo tàn mà còn nổi bật bởi giá trị nhân đạo sâu sắc được thể hiện thông qua nhân vật Thúy Kiều.Đây là nhân vật chính của "Truyện Kiều" và cũng là nhân vật để lại nhiều ấn tượng trong lòng bạn đọc.

Giá trị nhân đạo là những tình cảm chân thành xuất phát từ trái tim người nghệ sĩ đối với nhân vật của mình nói riêng và những tình cảm đối với con người nói chung. Đó là những sự đồng cảm, niềm cảm thương dành cho những số phận bất hạnh.Bên cạnh đó, tác giả cũng thể hiện sự trân trọng, ngợi ca vẻ đẹp tâm hồn, niềm tin vào công lí xã hội và khát vọng về sự tự do trong tình yêu của con người.Những điều ấy đều được Nguyễn Du thể hiện qua nhân vật Thúy Kiều - một hồng nhan bạc phận để lại biết bao nỗi xót thương nơi độc giả.

Nguyễn Du đã ca ngợi vẻ đẹp của nàng bằng những câu thơ ước lệ đầy ấn tượng:

"Làn thu thủy nét xuân sơn

Hoa ghen thua thắm, liễu hờn kém xanh

Một hai nghiêng nước nghiêng thành

Sắc đành đòi một, tài đành họa hai".

Đôi mắt là cửa sổ của tâm hồn, là một người có cái nhìn tinh tế nên Nguyễn Du không thể bỏ qua chi tiết ấy.Đôi mắt của Thúy Kiều mang vẻ đẹp trong sáng của làn nước mùa thu, đôi lông mày thanh thoát như nét núi mùa xuân. Vẻ đẹp hình thể ấy khiến thiên nhiên như hoa, liễu cũng nảy sinh lòng đố kị. Phải chăng chi tiết ấy đã dự báo cho cuộc đời về sau của Thúy Kiều sẽ không được êm đềm trong "trướng rủ màn che" nữa mà sẽ gặp nhiều trắc trở, sóng gió? Các động từ "ghen" và "hờn" đã bộc lộ sự ghen ghét của thiên nhiên đối với vẻ đẹp "mười phân vẹn mười" của Thúy Kiều. Vẻ đẹp "nghiêng nước nghiêng thành"không ai sánh nổi đó trong nhân gian chỉ có duy nhất nàng Kiều còn về tài năng thì may mắn có người thứ hai. Kiều là một người vẹn toàn cả về nhan sắc và trí tuệ:

"Thông minh vốn sẵn tính trời

Pha nghề thi họa đủ mùi ca ngâm

Cung thương làu bậc ngũ âm

Nghề riêng ăn đứt hồ cầm một trương".

Trời phú cho nàng sự thông minh, tài giỏi nên nàng am hiểu và có tài năng cả về bốn lĩnh vực: cầm, kì, thi, họa nhưng nàng giỏi nhất là đàn. Kiều thuộc lòng năm nốt: cung, thương, dốc, chủy, vũ trong âm giai của nhạc cổ. Tài đàn của nàng vượt xa, "ăn đứt" mọi người. Không những thế, nàng còn sáng tác "thiên Bạc mệnh" mang âm hưởng đau khổ, sầu não.

Vẻ đẹp của Thúy Kiều trở nên toàn diện hơn bởi sự hiếu thảo với cha mẹ và lòng chung thủy với người yêu:

"Duyên hội ngộ, đức cù lao

Chữ tình chữ hiếu bên nào nặng hơn?

Để lời thệ hải minh sơn

Làm con trước phải đền ơn sinh thành".

Kiều đau đớn nhường nào khi phải lựa chọn giữa chữ hiếu và chữ tình.Nàng đã chấp nhận hi sinh tình yêu với Kim Trọng để bán mình chuộc cha và em.Ngay cả khi ở lầu Ngưng Bích, nỗi nhớ cha mẹ lại càng da diết và khôn nguôi. Nàng thương cha mẹ đã về già mà nàng thì không thể ở bên cạnh chăm sóc:

"Xót người tựa cửa hôm mai

Quạt nồng ấp lạnh những ai đó giờ".

Giá trị nhân đạo của "Truyện Kiều" còn được thể hiện trong tình yêu của Thúy Kiều với Kim Trọng. Đó cũng là quan niệm về một tình yêu tự do của đại thi hào Nguyễn Du. Mới gặp nhau lần đầu tiên trong tiết thanh minh nhưng cả "người quốc sắc" và "kẻ thiên tài" đều "tình trong như đã mặt ngoài còn e". Để rồi từ đó, Kim Trọng thuê trọ gần nhà Thúy Kiều để được trông thấy nàng còn Thúy Kiều thì "xăm xăm băng lối vườn khuya một mình" sang nhà Kim Trọng để thề nguyền "trăm năm tạc một chữ đồng đến xương". Tình yêu của họ là tình yêu tự do, chủ động, xuất phát từ sự tự nguyện của hai phía. Nó đã phá tan đi những lễ giáo phong kiến trói buộc người phụ nữ vào những quy tắc, luật lệ hà khắc. Họ hoàn toàn bị động và không có quyền chủ động trong tình yêu.Lòng thủy chung với chàng Kim đã khiến Thúy Kiều vô cùng đau đớn khi trao duyên lại cho Thúy Vân và mong em sẽ thay mình thực hiện lời thề nguyền với Kim Trọng.

Cuộc đời nàng là một chuỗi các bi kịch tiếp nối nhau.Tình yêu say đắm với Kim Trọng chưa được bao lâu thì "giữa đường đứt gánh tương tư" bởi biến cố bất ngờ mà gia đình Thúy Kiều gặp phải. Tình yêu tan vỡ, hai người phải chịu cảnh chia li, xa cách trong một thời gian dài và khi gặp lại nhau tuy tình cảm dành cho nhau vẫn còn nhưng hai người lại chọn cách ứng xử "duyên đôi lứa cũng là duyên bạn bầy".

Song song với bi kịch tình yêu là bi kịch bị chà đạp lên nhân phẩm. Để có tiền chuộc cha và em, Kiều đã bán mình cho Mã giám Sinh để làm vợnhưng kẻ lọc lừa, xảo trá ấy đã bán Kiều vào lầu xanh khiến nàng phải "thanh lâu hai lượt, thanh y hai lần". Nàng gặp phải những kẻ buôn thịt bán người đầy mưu mô như Tú Bà, Bạc Bà, Bạc Hạnh, Mã Giám Sinh, Sở Khanh,...Thúy Kiều phải sống cuộc sống ô nhục ở chốn lầu xanh nhơ nhớp. Đó là bức tranh hiện thực mà tác giả muốn tố cáo. Nguyễn Du đã lên án xã hội vì đồng tiền mà nhân phẩm con người bị chà đạp, sức mạnh của đồng tiền có thể đổi trắng thay đen, khiến những con người vô tội phải chịu nỗi oan uổng.

Bàn về giá trị nhân đạo của "Truyện Kiều", Mộng Liên Đường đã đưa ra nhận định xác đáng: "Lời văn tả ra hình như máu chảy ở đầu ngọn bút, nước mắt thấm trên tờ giấy khiến ai đọc cũng thấm thía ngậm ngùi". Quả đúng là như vậy, Nguyễn Du viết về thân phận người phụ nữ bằng bao nhiêu sự xót xa, đồng cảm:

"Đau đớn thay phận đàn bà

Lời rằng bạc mệnh cũng là lời chung"

Ông đau đớn cho số phận của Thúy Kiều phải chịu sự vùi dập. Ông cũng trân trọng khát vọng về một tình yêu tự do, khát vọng sống và khát vọng hạnh phúc của nàng. "Nếu không phải con mắt trông thấu sáu cõi, tấm lòng nghĩ suốt cả nghìn đời thì không tài nào có được bút lực ấy" (Mộng Liên Đường).Nếu không phải một nhà thơ có tình yêu thương đối với những con người bất hạnh thì có lẽ Nguyễn Du đã không viết nên được tác phẩm "Truyện Kiều" nổi tiếng không chỉ trong nước mà còn được dịch ra nhiều thứ tiếng nước ngoài.

Thúy Kiều là nhân vật Nguyễn Du gửi gắm những tư tưởng nhân đạo của mình.Đồng thời, nàng cũng là nhân vật thể hiện giá trị nhân đạo của toàn bộ thiên kiệt tác. "Truyện Kiều" đã đánh thức trái tim của mỗi chúng ta, khiến chúng ta rơi lệ bởi sự thương xót cho nhân vật Thúy Kiều. "Truyện Kiều" là di sản vĩ đại, là linh hồn của dân tộc Việt Nam. "Truyện Kiều còn, tiếng ta còn, tiếng ta còn, nước ta còn" (Phạm Quỳnh).

Bạn hỏi - Lazi trả lời

Bạn muốn biết điều gì?

GỬI CÂU HỎI
Học tập không giới hạn cùng học sinh cả nước và AI, sôi động, tích cực, trải nghiệm

Hôm nay bạn thế nào? Hãy nhấp vào một lựa chọn, nếu may mắn bạn sẽ được tặng 50.000 xu từ Lazi

Vui Buồn Bình thường

Học ngoại ngữ với Flashcard

×
Trợ lý ảo Trợ lý ảo
×
Gia sư Lazi Gia sư