LH Quảng cáo: lazijsc@gmail.com

Bài tập  /  Bài đang cần trả lời

Giải bài có thưởng!

Xác định thể loại của văn bản “Mùa xuân của tôi”? Thời tiết được tác giả thể hiện qua chi tiết nào trong văn bản? Yếu tố trữ tình được thể hiện qua chi tiết nào trong văn bản?

----- Nội dung dịch tự động từ ảnh -----
SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRÀ VINH
TRƯỜNG THPT NGUYỄN ĐÁNG
ĐỀ THAM KHẢO
I. PHẦN ĐỌC (5,0 điểm)
Đọc văn bản sau:
KIỂM TRA GIỮA HỌC KÌ I NĂM HỌC 2023 - 2024
MÔN: NGỮ VĂN - LỚP 11
Thời gian làm bài: 90 phút, không kể thời gian phát đề
MÙA XUÂN CỦA TÔI
Tự nhiên như thế: ai cũng chuộng mùa xuân. Mà tháng giêng là tháng đầu của mùa
xuân, người ta càng trìu mến, không có gì lạ hết. Ai bảo được non đừng thương nước,
bướm đừng thương hoa, trăng đừng thương gió; ai cấm được trai thương gái, ai cấm
được mẹ yêu con; ai cấm được cô gái còn son nhớ chồng thì mới hết được người mê
luyến mùa xuân.
Tôi yêu sông xanh, núi tím; tôi yêu đôi mày ai như trăng mới in ngần và tôi cũng xây
mộng ước mơ, nhưng yêu nhất mùa xuân không phải là vì thế.
Mùa xuân của tôi - mùa xuân Bắc Việt, mùa xuân của Hà Nội - là mùa xuân có mưa
riều riều, gió lành lạnh, có tiếng nhạn kêu trong đêm xanh, có tiếng trống chèo vọng lại từ
những thôn xóm xa xa, có câu hát huê tình của cô gái đẹp như thơ mộng. . .
Người yêu cảnh, vào những lúc trời đất mang mang như vậy, khoác một cái áo lông,
ngậm một ống điếu mở cửa đi ra ngoài tự nhiên thấy một cái thú giang hồ êm ái như
nhung và không cần uống rượu mạnh cũng như lòng mình say sưa một cái gì đó - có lẽ là
sự sống.
Ấy đấy, cái mùa xuân thần thánh của tôi làm cho người ta muốn phát điên lên như thế
ấy. Ngồi yên không chịu được. Nhựa sống ở trong người căng lên như máu căng lên trong
lộc của loài nai, như mầm non của cây cối, nằm im mãi không chịu được, phải trồi ra
thành những cái lá nhỏ li ti giơ tay vẫy những cặp uyên ương đứng cạnh.
Cùng với mùa xuân trở lại, tim người ta dường như cũng trẻ hơn ra, và đập mạnh hơn
trong những ngày đông tháng giá. Lúc ấy, đường sá không còn lầy lội nữa mà là cái rét
ngọt ngào, chớ không còn tê buốt căm căm nữa.
Y như những con vật nằm thu hình một nơi trốn rét thấy nắng ấm trở về thì lại bò ra để
nhảy nhót kiếm ăn, anh cũng “sống” lại và thèm khát yêu thương thực sự. Ra ngoài trời,
thấy ai cũng muốn yêu thương, về đến nhà lại cũng thấy yêu thương nữa.
Nhang trầm, đèn nến, và nhất là bầu không khí gia đình đoàn tụ êm đềm, trên kính
dưới nhường, trước những bàn thờ Phật, bàn thờ Thánh, bàn thờ tổ tiên làm cho lòng anh
ẩm lạ ấm lùng, tuy miệng chẳng nói ra nhưng trong lòng thì cảm như có không biết bao
nhiêu là hoa mới nở, bướm ra ràng mở hội liên hoan.
(Vũ Bằng, Thương nhớ mười hai, NXB Văn học, Hà Nội, 1993)
Thực hiện các yêu cầu:
Câu 1: Xác định thể loại của văn bản “Mùa xuân của tôi”.
Câu 2: Thời tiết được tác giả thể hiện qua chi tiết nào trong văn bản?
Câu 3: Yếu tố trữ tình được thể hiện qua chi tiết nào trong văn bản?
Câu 4. Ý nghĩa của văn bản trên là gì?
Câu 5: Anh/chị hãy rút ra thông điệp có ý nghĩa từ văn bản trên?
Câu 6: Hãy cho biết cảm xúc được tác giả thể hiện trong văn bản?
Câu 7: Theo anh/chi văn bản có ý nghĩa như thế nào đối với bản thân?
Câu 8: Từ nội dung đoạn trích, Anh/chị hãy chia sẻ cảm nhận của bản thân về mùa
xuân.
II. LÀM VĂN (5,0 điểm)
Anh/chị hãy viết một bài văn nghị luận bàn về vai trò của mỗi người đối với quê
hương.
7
0 trả lời
Hỏi chi tiết
419

Bạn hỏi - Lazi trả lời

Bạn muốn biết điều gì?

GỬI CÂU HỎI
Học tập không giới hạn cùng học sinh cả nước và AI, sôi động, tích cực, trải nghiệm
Bài tập Ngữ văn Lớp 11 mới nhất

Hôm nay bạn thế nào? Hãy nhấp vào một lựa chọn, nếu may mắn bạn sẽ được tặng 50.000 xu từ Lazi

Vui Buồn Bình thường

Học ngoại ngữ với Flashcard

×
Trợ lý ảo Trợ lý ảo
×
Gia sư Lazi Gia sư