LH Quảng cáo: lazijsc@gmail.com

Bài tập  /  Bài đang cần trả lời

Đề trắc nghiệm Sinh học 11

Câu 1. Dòng nước và ion khoáng đi từ đất vào mạch gỗ của rễ theo con đường gian bào là
A. con đường vận chuyển nước và khoáng di chuyển hướng tâm qua tế bào chất của các lớp tế bào vỏ rễ đến mạch gỗ.
B. con đường nước và ion khoáng di chuyển hướng tâm trong khoảng trống giữa các tế bào và khoảng trống giữa các bó sợi xenlulôzơ trong thành tế bào.
C. con đường vận chuyển nước và khoáng đi theo không gian giữa các tế bào.
D. con đường vận chuyển nước và khoáng đi theo các các cầu nối nguyên sinh chất giữa các tế bào.
Câu 2. Dòng nước và ion khoáng đi từ đất vào mạch gỗ của rễ theo con đường tế bào chất là
A. con đường vận chuyển nước và khoáng di chuyển hướng tâm qua tế bào chất của các lớp tế bào vỏ rễ đến mạch gỗ.
B. con đường nước và ion khoáng di chuyển hướng tâm trong khoảng trống giữa các tế bào và khoảng trống giữa các bó sợi xenlulôzơ trong thành tế bào.
C. con đường vận chuyển nước và khoáng đi theo không gian giữa các tế bào.
D. con đường vận chuyển nước và khoáng đi theo các các cầu nối nguyên sinh chất giữa các tế bào.
Câu 3. Ở cây xoài, nước và ion khoáng được hấp thụ chủ yếu bởi cơ quan nào sau đây?
A. Thân.
B. Hoa.
C. Lá.
D. Rễ.
Câu 4. Rễ cây ổi hấp thụ nước và ion muối khoáng chủ yếu qua
A. miền sinh trưởng.
B. miền lông hút.
C. miền chóp rễ.
D. miền trưởng thành.
Câu 5. Sự hấp thụ nước ở rễ cây diễn ra theo cơ chế
A. thẩm thấu, nghĩa là nước di chuyển từ dung dịch đất (môi trường ưu trương) vào tế bào lông hút (môi trường nhược trương).
B. khuếch tán, nghĩa là nước di chuyển từ dung dịch đất (môi trường nhược trương) vào tế bào lông hút (môi trường ưu trương).
C. thẩm thấu, nghĩa là nước di chuyển từ dung dịch đất (môi trường nhược trương) vào tế bào lông hút (môi trường ưu trương).
D. khuếch tán, nghĩa là nước di chuyển từ dung dịch đất (môi trường ưu trương) vào tế bào lông hút (môi trường nhược trương).
Câu 6. Các ion khoáng xâm nhập vào rễ theo cơ chế thụ động, nghĩa là vận chuyển từ nơi có
A. nồng độ chất tan cao đến nơi có nồng độ chất tan thấp, đòi hỏi phải tiêu tốn năng lượng.
B. nồng độ chất tan cao đến nơi có nồng độ chất tan thấp, không đòi hỏi tiêu tốn năng lượng.
C. nồng độ chất tan thấp đến nơi có nồng độ chất tan cao, không đòi hỏi tiêu tốn năng lượng.
D. nồng độ chất tan thấp đến nơi có nồng độ chất tan cao, đòi hỏi phải tiêu tốn năng lượng.
Câu 7. Các ion khoáng xâm nhập vào rễ theo cơ chế chủ động, nghĩa là vận chuyển từ nơi có
A. nồng độ chất tan cao đến nơi có nồng độ chất tan thấp, đòi hỏi phải tiêu tốn năng lượng.
B. nồng độ chất tan cao đến nơi có nồng độ chất tan thấp, không đòi hỏi tiêu tốn năng lượng.
C. nồng độ chất tan thấp đến nơi có nồng độ chất tan cao, không đòi hỏi tiêu tốn năng lượng.
D. nồng độ chất tan thấp đến nơi có nồng độ chất tan cao, đòi hỏi phải tiêu tốn năng lượng.
Câu 8. Động lực nào sau đây đóng vai trò là lực đẩy nước từ rễ lên thân, lên lá?
A. Lực liên kết giữa các phân tử nước với nhau.
B. Thoát hơi nước.
C. Lực liên kết giữa các phân tử nước với thành mạch dẫn.
D. Áp suất rễ.
Câu 9. Động lực nào sau đây đóng vai trò là lực kéo nước từ rễ lên thân, lên lá?
A. Lực liên kết giữa các phân tử nước với nhau.
B. Thoát hơi nước.
C. Lực liên kết giữa các phân tử nước với thành mạch dẫn.
D. Áp suất rễ.
Câu 10. Thành phần của dịch mạch gỗ gồm
A. nước, các chất khoáng hòa tan và một số hợp chất hữu cơ.
B. các sản phẩm quang hợp, một số hợp chất hữu cơ, các ion khoáng tái sử dụng.
C. nước và các axit amin, vitamin.
D. saccarôzơ, nước và các ion khoáng.
Câu 11. Thành phần của dịch mạch rây gồm
A. nước, các chất khoáng hòa tan và một số hợp chất hữu cơ.
B. các sản phẩm quang hợp, một số hợp chất hữu cơ, các ion khoáng tái sử dụng.
C. nước và các axit amin, vitamin.
D. saccarôzơ, nước và các ion khoáng.
Câu 12. Động lực của dòng mạch rây là sự chệnh lệch áp suất thẩm thấu giữa
A. cơ quan nguồn và cơ quan đến.
B. cơ quan gốc và các cơ quan sử dụng.
C. cơ quan nguồn và các cơ quan sử dụng.
D. cơ quan gốc và cơ quan đến.
Câu 13. Thoát hơi nước ở lá bằng con đường
A. qua khí khổng và qua mô giậu.
B. qua lớp cutin và qua biểu bì.
C. qua khí khổng và qua lớp cutin.
D. qua lớp cutin và qua mô giậu.
Câu 14. Khi tế bào khí khổng tích lũy các chất thẩm thấu sẽ
A. trương nước, thành mỏng căng ra, thành dày co lại làm cho khí khổng mở ra.
B. trương nước, thành dày căng ra làm cho thành mỏng căng theo, khí khổng mở ra.
C. trương nước, thành dày căng ra làm cho thành mỏng co lại, khí khổng mở ra.
D. trương nước, thành mỏng căng ra làm cho thành dày căng theo, khí khổng mở ra.
Câu 15. Khi tế bào khí khổng giải phóng các chất thẩm thấu sẽ
A. làm giảm sự hút nước, khí khổng mở ra.
B. làm giảm sự hút nước, khí khổng đóng lại.
C. làm tăng sự hút nước, khí khổng đóng lại.
D. làm tăng sự hút nước, khí khổng mở ra.
Câu 16. Dinh dưỡng ở thực vật là
A. quá trình thực vật hấp thụ các nguyên tố, hợp chất cần thiết từ môi trường và sử dụng cho trao đổi chất, sinh trưởng và sinh sản ở thực vật.
B. quá trình thực vật hấp thụ các nguyên tố, hợp chất cần thiết từ sinh vật khác và sử dụng cho trao đổi chất, sinh trưởng và sinh sản ở thực vật.
C. quá trình thực vật tổng hợp các hợp chất cần thiết từ môi trường và sử dụng cho trao đổi chất, sinh trưởng và sinh sản ở thực vật
D. quá trình thực vật phân giải các hợp chất cần thiết từ môi trường và sử dụng cho trao đổi chất, sinh trưởng và sinh sản ở thực vật.
Câu 17. Vai trò của các nguyên tố dinh dưỡng khoáng thiết yếu?
A. vai trò cấu trúc, vai trò điều tiết.
B. vai trò cấu trúc, vai trò cấu tạo.
C. vai trò cấu tạo, vai trò điều hòa.
D. vai trò cấu tạo, vai trò điều khiển.
Câu 18. Các nguyên tố dinh dưỡng nào sau đây là nguyên tố đại lượng?
A. C, H, O, Ni, P, K, S, Cu, Mg.
B. C, H, O, N, P, K, S, Cu, Mn.
C. C, H, O, Ni, P, K, S, Ca, Mn.
D. C, H, O, N, P, K, S, Ca, Mg.
Câu 19. Các nguyên tố dinh dưỡng nào sau đây là nguyên tố vi lượng?
A. Fe, Mn, B, Cl, Zn, Ca, Mo, N.
B. Fe, Mn, B, Cl, Zn, Cu, Mo, Ni.
C. Fe, Mn, B, Cl, Zn, Cu, Mg, Ni.
D. Fe, Mg, B, Cl, Zn, Ca, Mo, N.
Câu 20. Ở thực vật, nguyên tố dinh dưỡng khoáng thiết yếu nào sau đây là nguyên tố đại lượng?
A. Nitơ.
B. Sắt.
C. Mangan.
D. Bo.
Câu 21. Ở thực vật, nguyên tố dinh dưỡng khoáng thiết yếu nào sau đây là nguyên tố vi lượng?
A. Nitơ.
B. Đồng.
C. Hiđrô.
D. Cacbon.
4
Câu 22. Ở cây đậu, quá trình thoát hơi nước chủ yếu diễn ra ở cơ quan nào sau đây?
A. Thân.
B. Rễ.
C. Lá.
D. Hoa.
Câu 23. Cây hấp thụ nitrogen ở dạng
A. N2 và NO3-.
B. N2 và NH4+.
C. NH4+ và NO3-.
D. NH4- và NO3+.
Câu 24. Nguồn cung cấp nitrogen tự nhiên cho cây là
A. quá trình vật lí, cố định N2 nhờ các sinh vật, phân giải các chất hữu cơ và phân bón.
B. quá trình lí hóa, cố định N2 nhờ các vi sinh vật, tổng hợp các chất hữu cơ và phân bón.
C. quá trình lí hóa, cố định N2 nhờ các vi sinh vật, phân giải các chất hữu cơ và phân bón.
D. quá trình vật lí, cố định N2 nhờ các sinh vật, tổng hợp các chất hữu cơ và phân bón.
Câu 25. Quang hợp ở thực vật là quá trình
A. lục lạp hấp thụ và sử dụng năng lượng ánh sáng để chuyển hóa CO2 và H2O thành hợp chất hữu cơ (C6H12O6) đồng thời giải phóng O2.
B. ti thể hấp thụ và sử dụng năng lượng ánh sáng để chuyển hóa CO2 và H2O thành hợp chất hữu cơ (C6H12O6) đồng thời giải phóng O2.
C. lục lạp hấp thụ và sử dụng năng lượng ánh sáng để chuyển hóa CO2 và H2O thành hợp chất vô cơ đồng thời giải phóng O2.
D. ti thể hấp thụ và sử dụng năng lượng ánh sáng để chuyển hóa CO2 và H2O thành hợp chất vô cơ đồng thời giải phóng O2.
Câu 26. Phương trình tổng quát của quá trình quang hợp
A. 6CO2 + 12H2O  C6H12O6 + 6H2O
B. 6CO2 + 12H2O + NLAS + Lục lạp  C6H12O6 + 6H2O
C. 6CO2 + 12H2O + NLAS + Lục lạp  C6H12O6 + 6H2O + 6O2
D. 6CO2 + 12H2O + NLAS  C6H12O6 + 6H2O
Câu 27. Bào quan thực hiện quá trình quang hợp ở thực vật là
A. không bào
B. riboxom
C. lục lạp
D. ti thể
Câu 28. Ở cây nhãn, quá trình quang hợp chủ yếu diễn ra ở cơ quan nào sau đây?
A.
B. Rễ
C. Thân
D. Hoa
Câu 29. Hệ sắc tố quang hợp bao gồm
A. diệp lục a và diệp lục b
B. diệp lục a và carôtenôit
C. diệp lục b và carotenoit
D. diệp lục và carôtenôit
Câu 30. Sắc tố quang hợp nào sau đây thuộc nhóm sắc tố chính?
A. Diệp lục a và diệp lục b
B. Diệp lục a và carôten
C. Diệp lục a và xantôphyl
D. Diệp lục và carôtênôit
Câu 31. Sắc tố nào sau đây thuộc nhóm sắc tố phụ?
A. Diệp lục a và diệp lục b
B. Diệp lục a và carôten
C. Carôten và xantôphyl
D. Diệp lục và carôtênôit
Câu 32. Diệp lục hấp thụ ánh sáng ở vùng
A. màu cam và đỏ
B. xanh tím và xanh cam
C. màu cam và lục
D. màu đỏ và xanh tím.
Câu 33. Carotenoid hấp thụ ánh sáng ở vùng
A. màu cam và đỏ
B. xanh tím và xanh cam
C. màu cam và lục
D. màu đỏ và xanh tím.
Câu 34. Vị trí diễn ra của pha sáng?
A. Stroma
B. Màng tilacôit.
C. Chất nền prôtêin
D. Ti thể
Câu 35. Vị trí diễn ra của pha đồng hóa CO2?
A. Chất nền của lục lạp
B. Màng tilacôit.
C. Màng sinh chất
D. Ti thể
Câu 36. Nhóm thực vật C3 có môi trường sống
A. phân bố rộng trên thế giới.
B. ở vùng ôn đới và á nhiệt đới.
C. ở vùng nhiệt đới.
D. ở vùng sa mạc.
Câu 37. Thực vật C4 có môi trường sống
A. phân bố rộng trên thế giới.
B. ở vùng ôn đới và á nhiệt đới.
C. ở vùng nhiệt đới và cận nhiệt đới.
D. ở vùng sa mạc.
Câu 38. Nhóm thực vật CAM có môi trường sống
A. rộng rãi trên Trái Đất, chủ yếu ở vùng ôn đới và á nhiệt đới.
B. ở vùng ôn đới và á nhiệt đới.
C.ở vùng nhiệt đới và cận nhiệt đới.
D. ở vùng sa mạc khô hạn.
Câu 39. Ở thực vật CAM, khí khổng có đặc điểm?
A. Đóng vào ban ngày và mở vào ban đêm.
B. Chỉ mở ra khi hoàng hôn.
C. Chỉ đóng vào giữa trưa.
D. Đóng vào ban đêm và mở vào ban ngày.
Câu 40. Ở thực vật C3, khí khổng có đặc điểm?
A. Đóng vào ban ngày và mở vào ban đêm.
B. Chỉ mở ra khi hoàng hôn.
C. Chỉ đóng vào giữa trưa.
D. Mở vào ban ngày và đóng vào ban đêm.
Câu 41. Ở thực vật C4, khí khổng có đặc điểm?
A. Đóng vào ban ngày và mở vào ban đêm.
B. Chỉ mở ra khi hoàng hôn.
C. Chỉ đóng vào giữa trưa.
D. Mở vào ban ngày (mở 1 phần) và đóng vào ban đêm.
Câu 42. Sản phẩm đầu tiên của quang hợp ở thực vật C3 là
A. hợp chất 2 carbon.
B. hợp chất 3 carbon.
C. hợp chất 4 carbon.
D. hợp chất 5 carbon.
Câu 43. Sản phẩm đầu tiên của quang hợp ở thực vật C4 là
A. hợp chất 2 carbon.
B. hợp chất 3 carbon.
C. hợp chất 4 carbon.
D. hợp chất 5 carbon.
Câu 44. Sản phẩm đầu tiên của quang hợp ở thực vật CAM là
A. hợp chất 2 carbon.
B. hợp chất 3 carbon.
C. hợp chất 4 carbon.
D. hợp chất 5 carbon.
Câu 45. Thời gian cố định CO2 ở quang hợp của thực vật C3 là
A. ban ngày.
B. ban đêm.
C. ban ngày và ban đêm.
D. chiều tối.
Câu 46. Thời gian cố định CO2 ở quang hợp của thực vật C4 là
A. ban ngày.
B. ban đêm.
C. ban ngày và ban đêm.
D. chiều tối.
Câu 47. Thời gian cố định CO2 ở quang hợp của thực vật CAM là
A. ban ngày.
B. ban đêm.
C. ban ngày và ban đêm.
D. chiều tối.
Câu 48. Chu trình quang hợp ở thực vật C3 là
A. C3.
B. C4.
C. C3 và C4.
D. CAM.
Câu 49. Chu trình quang hợp ở thực vật C4 là
A. C3.
B. C4.
C. C3 và C4.
D. CAM.
Câu 50. Chu trình quang hợp ở thực vật CAM là
A. C3.
B. C4.
C. C3 và C4.
D. CAM.
1 trả lời
Hỏi chi tiết
92
0
0
Tuấn Anh
24/10/2023 21:37:27
+5đ tặng
1B   11B   21B   31C   41C
2A   12C   22C  32D   42B
3D   13C  23C   33B   43C
4B   14D   24C   34B   44C
5C   15B   25A   35A    45A
6B   16A   26B   36A    46C
7D   17A   27C   37C   47D
8D   18D   28A   38D   48A
9B   19B    29D  39A   49B
10A  20A   30A   40C   50D

Mở khóa để xem toàn bộ nội dung trả lời

(?)
Bạn đã đạt đến giới hạn của mình. Bằng cách Đăng ký tài khoản, bạn có thể xem toàn bộ nội dung trả lời
Cải thiện điểm số của bạn bằng cách đăng ký tài khoản Lazi.
Xem toàn bộ các câu trả lời, chat trực tiếp 1:1 với đội ngũ Gia sư Lazi bằng cách Đăng nhập tài khoản ngay bây giờ
Tôi đã có tài khoản? Đăng nhập

Bạn hỏi - Lazi trả lời

Bạn muốn biết điều gì?

GỬI CÂU HỎI
Học tập không giới hạn cùng học sinh cả nước và AI, sôi động, tích cực, trải nghiệm
Bài tập Sinh học Lớp 11 mới nhất

Hôm nay bạn thế nào? Hãy nhấp vào một lựa chọn, nếu may mắn bạn sẽ được tặng 50.000 xu từ Lazi

Vui Buồn Bình thường

Học ngoại ngữ với Flashcard

×
Trợ lý ảo Trợ lý ảo
×
Gia sư Lazi Gia sư