Bài tập  /  Bài đang cần trả lời

Giải bài có thưởng!

Đọc ngữ liệu sau và trả lời các câu hỏi

3: Đọc ngữ liệu sau và trả lời các câu hỏi:
Con quạ và cái bình nước
           Vào một năm nọ, hạn hán kéo dài, suốt mấy tháng liền trời không có lấy một giọt mưa. Đất đai khô cằn, cây cỏ héo úa, nước trong các ao hồ đều cạn khô hết cả. Sự sống của muôn loài bị đe dọa như đang đứng trước lưỡi gươm của Thần Chết.
           Có một chú quạ đậu trên cành cây khô để nghỉ chân. Chú quạ rất khát nước nhưng không biết cách nào để tìm được nước cả. Sau đó tình cờ nhìn thấy trên mặt đất có một cái bình nước. Ngay lập tức, nó bèn sà xuống và thò mỏ vào chiếc bình để uống nước.
         Thế nhưng, chú quạ không làm cách nào để uống nước được vì miệng bình nhỏ quá mà cổ bình lại cao, nước trong bình không dâng lên đủ để cho chú uống được. Dù nó đã cố gắng hết sức nhưng vẫn không uống được một giọt nước nào. 
        Đang trong lúc tuyệt vọng không biết phải làm thế nào thì nó nhìn thấy một viên sỏi. Một ý nghĩ vụt lóe lên trong đầu nó là sẽ dùng chiếc mỏ để cắp những viên sỏi bỏ vào trong bình. Bỏ càng nhiều sỏi, nước trong bình sẽ càng dâng cao. Khi nước dâng lên đến miệng bình là nó có thể uống được rồi.
        Ngay lập tức, quạ đi khắp nơi để tìm sỏi bất chấp cái nắng nóng như đổ lửa. Sau một thời gian bỏ công đi tìm kiếm những viên sỏi trở về, lúc này nó chỉ việc thả những viên sỏi bỏ vào bình. Sỏi trong bình càng nhiều, nước trong bình càng dâng lên cao hơn. Khi bỏ viên sỏi cuối cùng vào thì mực nước trong bình cũng vừa dâng lên đến miệng và quạ ung dung uống ngụm nước trong bình.
Thực hiện các yêu cầu
Câu 1: Văn bản trên thuộc thể loại nào?
A. Truyện cổ tích.
C. Truyện ngụ ngôn.

B. Truyện truyền thuyết.
D.Truyện ngắn.

Câu 2: Văn bản trên sử dụng ngôi kể nào?
A. Ngôi thứ nhất.
C. Ngôi thứ hai.

B. Ngôi thứ ba.
D. Ngôi thứ tư.

Câu 3: Nhân vật chính trong văn bản trên là ai?
A. cái bình nước
C. Thần Chết.

B.  Viên sỏi.
D. Chú quạ.

      Câu 4:  Biện pháp tu từ nổi bật trong văn bản trên là:
A. So sánh.
C. Ẩn dụ.

B. Nhân hóa.
D. Điệp ngữ

      Câu 5: Trong ngày nóng nực, chú quạ đã cảm thấy như thế nào?
       A. Cảm thấy vô cùng nóng nảy                                                        C. Cảm thấy mát mẻ, dễ chịu
       B. Cảm thấy không khí oi bức                                                          D. Cảm thấy khát khô cả cổ
    Câu 6. Khi chú quạ định uống nước trong bình thì chú gặp phải khó khăn nào khiến chú không thể uống được nước? 
      A. Miệng bình nhỏ quá mà cổ bình thì cao, không vừa với cái mỏ của chú
      B. Nước trong bình bị nắng làm cho nóng lên, khiến mỏ quạ bị bỏng
     C. Nước trong bình chưa được đun sôi nên không thể uống
   D. Nước trong bình có vị đắng như thuốc nên chú không uống được
Câu 7: Bộ phận chủ ngữ trong câu “Sau một thời gian bỏ công đi tìm kiếm những viên sỏi trở về, lúc này nó chỉ việc thả những viên sỏi bỏ vào bình” là:
A. Sau một thời gian bỏ công đi tìm kiếm 
B. những viên sỏi
C. lúc này
D. nó
Câu 8: Chi tiết “Một ý nghĩ vụt lóe lên trong đầu nó là sẽ dùng chiếc mỏ để cắp những viên sỏi bỏ vào Thể hiện được đặc điểm nào của nhân vật?
A. Dũng cảm.
C. Liều lĩnh.

B. Thông minh.
D. Mưu trí.

Câu 9: Cảm xúc của em về hành động của quạ sau đây: Ngay lập tức, quạ đi khắp nơi để tìm sỏi bất chấp cái nắng nóng như đổ lửa. (Viết trong khoảng 3 – 5 dòng)?
Câu 10: Hãy rút ra bài học mà em tâm đắc nhất sau khi đọc văn bản?
0 trả lời
Hỏi chi tiết
214
Tham khảo câu trả lời từ Trợ lý ảo Lazi
Câu 1: Văn bản trên thuộc thể loại nào?
C. Truyện ngụ ngôn.

Câu 2: Văn bản trên sử dụng ngôi kể nào?
B. Ngôi thứ ba.

Câu 3: Nhân vật chính trong văn bản trên là ai?
D. Chú quạ.

Câu 4: Biện pháp tu từ nổi bật trong văn bản trên là:
C. Ẩn dụ.

Câu 5: Trong ngày nóng nực, chú quạ đã cảm thấy như thế nào?
D. Cảm thấy khát khô cả cổ.

Câu 6: Khi chú quạ định uống nước trong bình thì chú gặp phải khó khăn nào khiến chú không thể uống được nước?
A. Miệng bình nhỏ quá mà cổ bình thì cao, không vừa với cái mỏ của chú.

Câu 7: Bộ phận chủ ngữ trong câu “Sau một thời gian bỏ công đi tìm kiếm những viên sỏi trở về, lúc này nó chỉ việc thả những viên sỏi bỏ vào bình” là:
D. nó.

Câu 8: Chi tiết “Một ý nghĩ vụt lóe lên trong đầu nó là sẽ dùng chiếc mỏ để cắp những viên sỏi bỏ vào Thể hiện được đặc điểm nào của nhân vật?
B. Thông minh.

Câu 9: Cảm xúc của em về hành động của quạ sau đây: Ngay lập tức, quạ đi khắp nơi để tìm sỏi bất chấp cái nắng nóng như đổ lửa.
Cảm xúc của em là ngưỡng mộ và khâm phục sự kiên nhẫn và nỗ lực của chú quạ trong việc tìm kiếm sỏi để giải quyết vấn đề.

Câu 10: Bài học mà em tâm đắc nhất sau khi đọc văn bản là:
Bài học mà em tâm đắc nhất là sự quyết tâm và sáng tạo trong việc tìm giải pháp cho vấn đề. Dù gặp khó khăn và tuyệt vọng, nhưng chú quạ không từ bỏ và tìm cách sáng tạo để giải quyết vấn đề.

Bạn hỏi - Lazi trả lời

Bạn muốn biết điều gì?

GỬI CÂU HỎI
Học tập không giới hạn cùng học sinh cả nước và AI, sôi động, tích cực, trải nghiệm
Bài tập liên quan
Trắc nghiệm Ngữ văn Lớp 7 mới nhất

Hôm nay bạn thế nào? Hãy nhấp vào một lựa chọn, nếu may mắn bạn sẽ được tặng 50.000 xu từ Lazi

Vui Buồn Bình thường

Học ngoại ngữ với Flashcard

×
Trợ lý ảo Trợ lý ảo
×
Gia sư Lazi Gia sư