LH Quảng cáo: lazijsc@gmail.com

Bài tập  /  Bài đang cần trả lời

Viết bài văn nghị luận phân tích tác phẩm nghệ thuật truyện Bí ẩn của làn nước

Viết bài văn nghị luận phân tích tác phẩm nghệ thuật truyện Bí ẩn của làn nước- Bảo Ninh
1 trả lời
Hỏi chi tiết
8.602
Tham khảo câu trả lời từ Trợ lý ảo Lazi
Truyện "Bí ẩn của làn nước" của Bảo Ninh là một tác phẩm nghệ thuật đặc biệt, nó không chỉ là một câu chuyện về chiến tranh mà còn là một tác phẩm nghệ thuật sâu sắc về tình yêu, mất mát và những hồi ức đau thương của nhân vật chính.

Tác phẩm này được viết dưới góc nhìn của một người lính trẻ, tên là Kien, người đã trải qua những trận chiến đẫm máu trong cuộc chiến tranh Việt Nam. Truyện không tuân theo một cấu trúc thời gian tuyến tính, mà thay vào đó, nó nhảy về phía trước và phía sau trong cuộc đời của Kien, tạo ra một cảm giác mơ hồ và mơ màng. Điều này phản ánh sự mất mát và hỗn loạn của chiến tranh, khiến người đọc cảm nhận được sự khó khăn trong việc tìm hiểu và đối mặt với quá khứ.

Một trong những yếu tố quan trọng của truyện là tình yêu và mất mát. Kien yêu một người phụ nữ tên là Phuong, nhưng họ bị chia cắt bởi cuộc chiến. Tình yêu của họ không chỉ bị đe dọa bởi sự xa cách vật chất, mà còn bởi những hồi ức và những hình ảnh đau đớn của chiến tranh. Kien luôn mang trong mình những kỷ niệm đau thương về những người bạn đã mất và những cảnh tượng kinh hoàng của chiến tranh. Tình yêu và mất mát trở thành một phần không thể tách rời trong cuộc sống của Kien, và tác giả đã thành công trong việc tái hiện sự phức tạp của tình yêu và mất mát trong tác phẩm.

Bên cạnh đó, truyện cũng phản ánh sự thay đổi của nhân vật chính qua thời gian. Kien ban đầu là một người lính trẻ tràn đầy hy vọng và niềm tin vào tương lai. Nhưng qua những trận chiến và những trải nghiệm đau thương, anh trở nên mệt mỏi và mất đi sự ngây thơ ban đầu. Tác giả đã mô tả một cách chân thực và sâu sắc sự thay đổi tâm lý của nhân vật chính, từ sự tuyệt vọng đến sự lạc quan, từ sự mất niềm tin đến sự hy vọng mới.

Cuối cùng, truyện cũng đề cập đến ý nghĩa của việc ghi lại lịch sử và những hồi ức cá nhân. Kien là một nhà sử học và anh ta viết nhật ký của mình để ghi lại những kỷ niệm và những cảm xúc của mình trong chiến tranh. Việc ghi lại lịch sử và những hồi ức cá nhân không chỉ giúp Kien giữ kỷ niệm sống lại mà còn giúp người đọc hiểu rõ hơn về cuộc chiến tranh và những hậu quả của nó.

Tóm lại, truyện "Bí ẩn của làn nước" của Bảo Ninh là một tác phẩm nghệ thuật đáng chú ý về chiến tranh, tình yêu và mất mát. Tác giả đã thành công trong việc tái hiện sự phức tạp của cuộc sống trong chiến tranh và những hồi ức đau thương của nhân vật chính. Tác phẩm này cũng nhấn mạnh tầm quan trọng của việc ghi lại lịch sử và những hồi ức cá nhân.
4
6
Bùi Thư
29/10/2023 20:02:30
+5đ tặng

Chiến tranh chính là nỗi hiểm họa, là thứ cướp đi sinh mạng của hàng triệu con người vô tội, chỉ vì lòng tham không đáy của những kẻ thống trị. Khi chiến tranh tới nó đem đến một cơn bão lớn, tới khi rời đi thì để lại bao nhiêu đau thương và mất mát. Những người còn sống sót qua năm tháng lịch sử ấy là những người đau khổ nhất, phải đối mặt với cái chết của người thân xung quanh mình , trở nên cô độc, lạc lõng trên mảnh đất hoang tàn và Bảo Ninh – nhà văn quân đội đã gửi nỗi niềm mình vào trong văn chương, tác phẩm “Bí ẩn của làn nước” chính là bức tranh hiện thực khắc họa lại khung cảnh trật vật, quặn lòng của con người với làn nước dữ dội để dành được sinh mệnh.

“Bí ẩn của làn nước” kể về câu chuyện của nhân vật “tôi” một người canh gác hộ đê trên điển, khi nghe tin vợ trở dạ cũng không rời bỏ trách nhiệm với công việc để quay về chứng kiến hình ảnh thiêng liêng nhất, sự xuất hiện trên trần đời của đứa con nhỏ và bên cạnh, chắm sóc lúc vợ yếu đuối, đau đớn nhất. Nhưng lúc bấy giờ, nước ta phải đối mặt với tai họa lớn – giặc Mỹ, chúng sang xâm lược ta với lòng hiếu thắng, quyết tâm biến nước ta trở thành thuộc địa, phục tùng chúng. Tiếng bom đạn trở thành một phần trong cuộc sống của mỗi người dân.

Thời điểm câu chuyện gặp phải hiểm họa với làn nước chính là vào lúc đỉnh lũ đêm Rằm tháng Bảy, Mỹ ném hàng loạt bom đạn xuống phá tan đê điều trước làng, đê vỡ như cơn đại hồng thủy lấn vào làng. Nhân vật tôi nhanh nhạy thấy được điều đó nên lập tức chạy về, kéo theo vợ và con, hai người vật lộn với những làn nước dữ, leo được lên đến mái nhà thì gặp phải đợt lũ thứ hai, mái nhà bị cuốn trôi may mắn thay lại vướng vào thân đa trước đình làng. Nhờ đó mà gia đình nhỏ đã sống sót bằng cách gắng gượng bám vào cành cây, bản năng muốn thoát khỏi cái chết của con người lúc nào cũng mãnh liệt, nhân vật tôi với tâm trạng gấp rút, lo lắng lúc ấy cũng theo chính bản năng trong tiềm thức mà bảo vệ gia đình nhỏ, thể hiện tư chất của một người chồng, người cha. 

Nhưng thời gian trôi đi, mực nước ngày càng dâng lên mà không có ý định rút xuống, cây đa trở thành “Phao cứu sinh” của tất cả mọi người, ai cũng muốn mình và gia đình sống sốt qua kiếp nạn lần này. Song vẫn có người không thể thoát được số phận đã định trước, điển hình là hai mẹ con trong truyện, mặc dù nhân vật tôi đã cố gắng hết sức mình đưa tay ra nhưng lại không thể cứu được được họ. Hay khi cành cây – chỗ mà gia đình nhỏ của anh bám lấy bị gãy, mọi thứ trở nên hỗn loạn hơn thể, cả đứa con và vợ đều rơi xuống nước “Nước lạnh, ngầu bùn, sâu hút và cuốn mạnh”, anh cũng phi xuống theo, cứu được con gái bé mới sinh nhưng không thể cứu được vợ và con trai. Đến khi tỉnh dậy trên chiếc ca nô cứu nạn đầy ắp người, bên cạnh chỉ còn lại đứa con nhỏ đang được một người phụ nữ lạ ôm trong vòng tay và nói lời an ủi với anh. Những điều đó tưởng chừng là bình thường, lại trở thành động lực cho chiếc dao sắc bén, cứa vào trái tim kích thích đến tâm trí nhân vật “tôi”– về sự thất bại, đến lúc cuối cũng không thể cứu vớt được gia đình, mọi thứ trở nên đổ vỡ, nỗi đau ấy chảy theo dòng ký ức sâu đậm trong lòng người đàn ông này.  

Cho tới khi về già, đứa bé sơ sinh khi ấy đã lớn lên trở thành một thiếu nữ xinh đep, thì trong thân tâm nhân vật tôi vẫn còn nặng nề, phảng phất về cảnh tượng kinh hãi lúc ấy. Dù cho dòng chảy thời gian vẫn cứ trôi nhưng ký ức, nỗi đau mất đi người thân vẫn trở thành cái gai với biết bao người, hình tượng nhân vật “tôi” được tác giả khắc họa lên nhằm trần thuận về đời sống khổ cực của nhân dân trong thời điểm chiến tranh chống Mỹ, về nỗi đau mất đi người thân không bao giờ có thể nguôi ngoai.

Mở khóa để xem toàn bộ nội dung trả lời

(?)
Bạn đã đạt đến giới hạn của mình. Bằng cách Đăng ký tài khoản, bạn có thể xem toàn bộ nội dung trả lời
Cải thiện điểm số của bạn bằng cách đăng ký tài khoản Lazi.
Xem toàn bộ các câu trả lời, chat trực tiếp 1:1 với đội ngũ Gia sư Lazi bằng cách Đăng nhập tài khoản ngay bây giờ
Tôi đã có tài khoản? Đăng nhập

Bạn hỏi - Lazi trả lời

Bạn muốn biết điều gì?

GỬI CÂU HỎI
Học tập không giới hạn cùng học sinh cả nước và AI, sôi động, tích cực, trải nghiệm

Hôm nay bạn thế nào? Hãy nhấp vào một lựa chọn, nếu may mắn bạn sẽ được tặng 50.000 xu từ Lazi

Vui Buồn Bình thường

Học ngoại ngữ với Flashcard

×
Trợ lý ảo Trợ lý ảo
×
Gia sư Lazi Gia sư