Bằng cách nhấp vào Đăng nhập, bạn đồng ý Chính sách bảo mật và Điều khoản sử dụng của chúng tôi. Nếu đây không phải máy tính của bạn, để đảm bảo an toàn, hãy sử dụng Cửa sổ riêng tư (Tab ẩn danh) để đăng nhập (New Private Window / New Incognito Window).
Nữ sĩ Hồ Xuân Hương là một trong những nữ nhà thơ nổi tiếng của văn học Việt Nam. Bà được mệnh danh là “bà chúa thơ Nôm” với những đóng góp to lớn cho nền văn học Nôm ca của dân tộc.
Thơ ca của bà luôn mang một dấu ấn riêng, với những ngôn từ hết sức sâu sắc và thâm thúy. Là một phụ nữ xinh đẹp tài năng, nhưng phải lại sinh ra trong thời phong kiến trọng nam khinh nữ nên bà vô cùng thấu cảm cho thân phận nữ nhi lúc bấy giờ. Hình ảnh người phụ nữ đã xuất hiện trong rất nhiều tác phẩm của bà như Bánh trôi nước, Mời trầu… Trong đó 3 bài thơ Tự tình cũng để lại nhiều dấu ấn đặc biệt trong lòng độc giả.
Phân tích hình ảnh người phụ nữ trong Tự tình 2 của nhà thơ Hồ Xuân Hương, các bạn sẽ thấy rõ được bi kịch trong tình yêu, số phận và hạnh phúc của người phụ nữ trong xã hội cũ:
“Đêm khuya văng vẳng trống canh dồn"
Trơ cái hồng nhan với nước non.
Chén rượu đưa hương say lại tỉnh
Vầng trăng bóng xế khuyết chưa tròn
Xiên ngang mặt đất, rêu từng đám,
Đâm toạc chân mây, đá mấy hòn
.......
Mảnh tình san sẻ tí con con!
Ngay từ nhan đề bài thơ, độc giả đã phần nào hiểu được tình cảnh tâm trạng của người phụ nữ. Đó là đang tự mình nói với mình. Tự tình với lòng mình chứ không phải do người khác tác động.
Phân tích hình ảnh người phụ nữ trong Tự tình của “bà chúa thơ Nôm” chúng ta thấy ngay câu đầu tiên, tác giả đã đưa ra một bối cảnh chứa đựng đầy nỗi u buồn, lẻ loi và cô đơn.
“Đêm khuya văng vẳng trống canh dồn”
Thời gian ở đây là đã đêm khuya, tức là quá nửa đêm. Là thời khắc tĩnh lặng. Nếu là người ngủ ngon, thì lúc này đã đang rất say giấc. Nhưng với những người tự tình thì lúc này là lúc đối diện với chính mình, là lúc con người ta có thể khóc có thể cười, sống thật với lòng mình.
Nhà thơ Hồ Xuân Hương miêu tả trong không gian tĩnh mịch, vắng lặng. Đây là biện pháp nghệ thuật lấy động tả tĩnh đặc sắc, thường thấy trong các thể thơ cổ xưa. Trong khuya thanh vắng ấy, bỗng nghe “văng vẳng tiếng canh dồn”. Đó là từ lấy thể hiện âm thanh từ xa vọng lại. Vì tĩnh mịch quá nên có thể nghe thấy cả những thanh âm ở tận nơi xa. Gợi cho con người sự dịch chuyển của thời gian. gợi nhắc con người về bước đi của thời gian. Tiếng “trống canh dồn” là thanh âm ngày xưa người ta thường dùng để báo hiệu sự thay đổi của các canh giờ hay báo hiệu chuyện gì đó quan trọng đang diễn ra. Tiếng trống ở đây không chỉ diễn ra một hai hồi mà là liên tục, vội vã, dồn dập.
Điều đó càng khiến tâm trạng người phụ nữ trong đêm khuya thêm thao thức, càng cảm thấy mình đơn độc, trơ trọi giữa không gian bao la rộng lớn, với bước chuyển thời gian vô tận.
Đến câu thơ tiếp theo, tác giả lý giải vì sao người phụ nữ lại rơi vào tâm trạng cô đơn, lẻ loi đó:
Trơ cái hồng nhan với nước non
Từ “trơ” ở đây tác giả sử dụng thuật trực diện, thật thẳng thừng. Trơ ở đây đúng nghĩa đen là trơ trọi, là lẻ loi đơn chiếc. Nhưng trơ còn mang nghĩa nữa là trơ trơ, trơ lì, cái gì đó tồn tại một cách gan góc, thách thức với mọi điều khác. Ở đây, cái tồn tại đơn độc lẻ loi nhưng cứng với, bền chí đó chính là “cái hồng nhan”. Là vẻ đẹp của người phụ nữ. Thế nhưng vẻ đẹp ấy bị gọi là “cái” nên nghe thật rẻ rúng và bị xem thường. Ở câu thơ này, tác giả Xuân Hương đã sử dụng nghệ thuật đảo ngữ để nhằm nhấn mạnh sự trơ trọi nhưng đầy bền chí, bản lĩnh của người phụ nữ. Nhưng điều đó cũng nhằm tăng thêm sự chua chát và xót xa, thương tiếc của tác giả với thân phận người phụ nữ thời bấy giờ. Đau đớn hơn, cái hồng nhan ấy trơ trọi với nước non, chứ không với chỉ riêng ai. Thân phận người phụ nữ hồng nhan bạc mệnh không chỉ ở một người mà còn rất nhiều người. Điều đó chứng tỏ, nỗi lẻ loi, cô đơn khủng khiếp đang chiếu trọn hết toàn bộ người phụ nữ. Thật đắng cay vừa đáng thương. Có yêu có hiểu người phụ nữ lắm, nhà thơ mới có thể viết ra những câu từ sắc bén và sâu sắc đến như vậy.
Phân tích hình ảnh người phụ nữ trong Tự tình, độc giả vô cùng ngạc nhiên vừa cảm thấy thú vị trước tình cảnh, người phụ nữ uống rượu để giải sầu.
Thông thường, chỉ các đàn ông con trai, đặc biệt là thời phong kiến mới thường tìm đến rượu để giải sầu vì tình, vì danh vọng. Thế nhưng ở đây, bà Xuân Hương như đi trước thời đại, bà tự cho người phụ nữ của mình cái quyền được mượn rượu để giải nỗi sầu bi.
Chén rượu đưa hương say lại tỉnh
Vì quá cô đơn buồn tủi, không thể ngủ được nên người phụ nữ đã tìm tới chén rượu. Thế nhưng, uống hết chén nay đến chén kia, người phụ nữ vẫn ở trong vòng luẩn quẩn “say lại tỉnh”. Dường như càng uống, nàng càng tỉnh càng nhận thức rõ tình cảnh đơn côi lẻ bóng của mình. Vòng quay say tỉnh của nàng không lối thoát, khiến cho nàng lại càng đau đớn cho số phận của mình hơn. Mình cũng là phận hồng nhan cơ mà, sao phải chịu đọa đày đó? Thật là xót xa, thật là nực cười!
Thế rồi, trong cơn đê mê vừa tỉnh vừa say, người phụ nữ nhận ra
Vầng trăng bóng xế khuyết chưa tròn
Đây là một hiện tượng thiên nhiên hiển nhiên. Nó sẽ là rất đẹp nếu tâm trạng con người đang vui, đang hạnh phúc. Nhưng với người phụ nữ lúc này, hiện tượng đó đồng nghĩa với ý nghĩa rằng, tuổi thanh xuân tươi đẹp của người phụ nữ sắp qua đi mà hạnh phúc vẫn chưa viên tròn, trọn vẹn. Vầng trăng đã về xế nhưng vẫn khuyết, cũng như người phụ nữ đẹp đẽ kia nhưng vẫn bị cô đơn lẻ loi. Đó chính là thân phận hẩm hiu, số phận bạc mệnh của những người phụ tài hoa trong xã hội cũ. Nếu xã hội hiện đại, người phụ nữ tài giỏi xinh đẹp sẽ trở thành biểu tượng, sẽ được hưởng hạnh phúc viên mãn, nhưng với xã hội cũ, trọng nam khinh nữ thì điều đó dường như ngược lại. Cái giỏi cái đẹp của người phụ nữ không được coi trọng mà đôi khi còn trở thành sự nguy hiểm của chính bản thân.
Qua đây, tác giả cũng muốn phê phán xã hội phong kiến thối nát. Không biết coi trọng cái đẹp, cái tài. Xã hội đó đã đẩy những người phụ nữ tài hoa phải sống trong cảnh cô đơn, lẻ bóng, hẩm hiu.
Nếu những câu thơ trên, tác giả khắc họa nỗi cô đơn lẻ loi của người phụ nữ thì những câu thơ là sự phản kháng của họ cho số phận hẩm hiu của mình.
Xiên ngang mặt đất, rêu từng đám,
Đâm toạc chân mây, đá mấy hòn
Có rất nhiều người phụ nữ phải chịu số phận hẩm hiu nhưng không phải ai cũng cam chịu sống với nó. Vẫn có những người đứng lên, thách thức với số phận. Điều đó, được tác giả gửi gắm qua hình ảnh thiên nhiên rất độc đáo. Đó là rêu. Rêu vốn là loài cây rất mềm yếu. Nhưng ở đây, tác giả lại sử dụng từ “xiên ngang mặt đất”. Rêu không yếu ớt nhún nhường mọc lên từng đám nữa mà là tự mình xiên ngang để đứng lên. Thật là một hình ảnh cho thấy sức mạnh nội lực của những điều tưởng chừng như yếu ớt. Tiếp đến là “đá”. Hình ảnh người phụ nữ còn được ví như đá, nhưng không đơn giản là đá để đấy cho người ta đặt đâu thì đặt mà đá này đã tự “đâm toạc chân mây”.
Các động từ mạnh như “xiên”, “đâm toạc”, càng cho thấy sức mạnh ghê gớm, sự bướng bỉnh, ngang ngạnh của người phụ nữ, của những điều nhìn vẻ ngoài có vẻ yếu ớt, đơn côi.
Trong hai câu này, tác giả cũng sử dụng nghệ thuật đảo ngữ nên càng nhấn mạnh hơn sự phản kháng quyết liệt và dữ dội của người phụ nữ.
Phân tích hình ảnh người phụ nữ trong Tự tình, độc giả nhận ra, con người đúng là phải sinh đúng thời thế thì mới có thể phát huy được sở trường, thế mạnh và hạnh phúc. Nếu những người phụ nữ như Hồ Xuân Hương lúc bấy giờ mà sinh vào thế kỷ 21, chắc chắn sẽ trở nên nổi tiếng, sẽ được trọng dụng và sẽ được tôn vinh. Nhưng ngán nỗi, những người như bà lại sinh ra không hợp thời thế. Vì vậy, trong nội tâm của họ vẫn có những sự phản kháng mạnh mẽ, nhưng vẫn không thể thắng nổi thời cuộc:
“Ngán nỗi xuân đi xuân lại lại.
Mảnh tình san sẻ tí con con”
Sau khi chén rượu sya say tỉnh tỉnh, họ được sống với chính mình trong giây lát nhưng rồi lại ngán ngẩm nhận ra, xuân đi rồi xuân lại lại, nhưng mùa xuân của người phụ nữ đã qua sẽ chẳng bao giờ lấy lại được. Ở đây, tác giả nói kỹ hơn tâm trạng của mình trong tình yêu. Đến mảnh tình con con mà cũng phải san sẻ. Dường như bà đang tự tình về chính mình. Bởi Hồ Xuân Hương tài năng hồng nhan nhưng hai lần đều làm vợ lẽ. Chuyện tình cảm của bà chưa một lần trọn vẹn. Đó cũng là nỗi khổ đau của những người phụ nữ xưa kia, khi việc phải chung chồng với nhiều bà vợ khác.
Phân tích hình ảnh người phụ nữ trong Tự tình, nhất thiết chúng ta phải nhắc tới nghệ thuật đặc sắc mà tác giả đã sử dụng. Tác giả sử dụng thể thơ thất ngôn bát cú đường luật nên câu thơ được gieo vần theo niêm luật rất chặt chẽ. Mỗi từ, mỗi hình ảnh trong bài đều được lựa chọn sử dụng vô cùng hợp lý, không từ nào có thể thay thế. Hình ảnh giàu tính biểu cảm và tượng hình, giúp người đọc dễ dàng mường tượng ra cảnh người phụ nữ đang ngồi trong đêm thanh vắng. Lối dùng đảo ngữ tạo ra hiệu ứng mạnh mẽ cho thông điệp gửi gắm qua các câu thơ.
Qua tác phẩm Tự tình của Hồ Xuân Hương, chúng ta xót thương cho số phận những người phụ nữ hồng nhan, tài hoa mà bạc mệnh của xã hội cũ. Đồng thời lên án phê phán xã hội bất công khi trọng nam khinh nữ.
Hôm nay bạn thế nào? Hãy nhấp vào một lựa chọn, nếu may mắn bạn sẽ được tặng 50.000 xu từ Lazi
Vui | Buồn | Bình thường |