Bài tập  /  Bài đang cần trả lời

Viết bài văn ghi lại cảm xúc của em về bài thơ gặp lá cơm nếp

viết bài văn ghi lại cảm xúc của em về bài thơ gặp lá cơm nếp
 
2 Xem trả lời
Hỏi chi tiết
468
Tham khảo câu trả lời từ Trợ lý ảo Lazi
Bài thơ "Gặp lá cơm nếp" của nhà thơ Hàn Mặc Tử là một tác phẩm đã gắn bó với tuổi thơ của em. Mỗi khi đọc lại bài thơ này, em lại cảm nhận được những cảm xúc đặc biệt và sâu sắc.

Đầu tiên, em cảm nhận được sự tĩnh lặng và thanh thản từ những dòng thơ của Hàn Mặc Tử. Bài thơ mang đến cho em một không gian yên bình, nơi mà em có thể tìm lại sự an lành và tĩnh lặng trong tâm hồn mình. Những từ ngữ tinh tế và hình ảnh tươi sáng trong bài thơ như "lá cơm nếp", "mùa thu", "trăng sáng" đã tạo nên một bức tranh thiên nhiên tươi đẹp và thanh thản trong lòng em.

Thứ hai, bài thơ "Gặp lá cơm nếp" mang đến cho em một cảm giác thân thuộc và gần gũi. Em nhớ lại những kỷ niệm tuổi thơ, khi em cùng gia đình đi hái lá cơm nếp trong những buổi chiều thu. Hình ảnh những cánh lá xanh mướt, những hạt cơm nếp trắng tinh khiết đã gợi lên trong em những kỷ niệm đáng nhớ và tình cảm gia đình ấm áp. Bài thơ đã đưa em trở về thời thơ ấu, nơi mà em cảm nhận được sự yên bình và hạnh phúc đơn giản nhất.

Cuối cùng, bài thơ "Gặp lá cơm nếp" còn mang đến cho em một cảm giác biết ơn và trân trọng với cuộc sống. Những dòng thơ của Hàn Mặc Tử đã nhắc nhở em về sự quý giá của những điều đơn giản và nhỏ nhặt trong cuộc sống hàng ngày. Em nhận ra rằng, không cần phải tìm kiếm những điều lớn lao và xa xỉ, mà chỉ cần biết trân trọng những điều nhỏ bé xung quanh mình, em có thể tìm thấy niềm vui và hạnh phúc.

Từ bài thơ "Gặp lá cơm nếp", em đã học được rất nhiều về sự tĩnh lặng, tình cảm gia đình và trân trọng cuộc sống. Bài thơ đã gợi lên trong em những cảm xúc sâu sắc và những suy nghĩ về ý nghĩa của cuộc sống. Em tin rằng, bài thơ này sẽ luôn là một nguồn cảm hứng và sự trân trọng đối với em trong suốt cuộc đời.
0
1
mr shadow
01/11/2023 12:46:50
+5đ tặng
Thi phẩm Gặp lá cơm nếp được in trong tập Dấu chân qua trảng cỏ của nhà thơ Thanh Thảo đã thể hiện nỗi nhớ về mẹ và quê hương của người lính trong những tháng năm xa nhà đi kháng chiến. 
Gặp lá cơm nếp thuộc thể loại thơ năm chữ, nhịp điệu linh hoạt, phù hợp với tâm sự của người lính xa quê luôn nhớ nhà, nhớ mẹ. Âm điệu thơ ấy nghe như là nỗi khát khao được sống lại ngày tháng  bình yên, êm đềm của tuổi thơ bên người mẹ yêu quý của người lính trên chiến trường. Bài thơ mở đầu với lời tâm sự chân thành của người lính: “Xa nhà đã mấy năm”. Đó là khoảng thời gian mà một người con luôn hướng về mẹ, về quê hương khiến bây giờ nhắc đến luôn bồi hồi xúc động trong tâm tưởng. Vượt qua nhiều trận càn quét ác liệt của kẻ thù không hề nao núng, nay bắt gặp mùi khói bếp cùng vị bát cơm mùa gặt nơi làng quê khiến người lính không khỏi xúc động. Cái sợi khói vô tình “bay ngang tầm mắt” cùng mùi xôi thuở nào bỗng da diết, trở nên “lạ lùng” khiến người con xa quê cứ bâng khuâng. Chao ôi, đọc câu thơ khiến người ta như cảm nhận được làn khói xám ấy ngay ở trước mặt mình khiến người ta thấy mắt mình cay cay, đồng cảm cùng tâm tình tác giả. Chính làn khói và mùi xôi thoang thoảng trong không gian đã khiến tác giả trào dâng một nỗi nhớ thương mãnh liệt về hình ảnh Mẹ. Nhưng rõ ràng là mẹ ở đây, nơi giữa núi rừng Trường Sơn hùng vĩ, gian khổ vậy mà trong tâm trí đứa con xa nhà, mẹ vẫn hiện lên rõ ràng trong buổi chiều nay với bàn tay tần tảo đang nhặt lá về đun và  chăm chỉ thổi nồi cơm nếp. Với Thanh Thảo ký ức mùi cơm nếp càng làm rõ hơn dáng dấp người mẹ chịu thương chịu khó. Cái mùi vị Cơm nếp quê hương gắn với con người nước Việt, là tuổi thơ và trải dài trong suốt cuộc đời người lính. Với ngôn từ chân thành trong cảm xúc, nhà thơ khẳng định với chính bản thân và với mẹ “con làm sao quên được”. Từ mùi cơm nếp ấy, tác giả Thanh Thảo lại nhớ đến lịch sử đất nước đầy chông gai. Đó là kí ức về cội nguồn, là máu thịt thiêng liêng trân quý mà mỗi người lính đi xa vẫn mang trong suốt chặng đường hành quân vất vả: “Mẹ già và đất nước/Chia đều nỗi nhớ thương”. Hai câu thơ cuối thật lắng được khơi gợi từ tâm trạng nhà thơ và khung cảnh thiên nhiên Trường Sơn hùng vĩ. Bóng dáng mẹ hiền và hình hài đất nước lên lên trên từng ngọn cỏ, lá cây, qua thơm mùi xôi nếp thân thuộc, và trở thành hành trang, vũ khí để người lính “xẻ dọc Trường Sơn đi cứu nước” hướng đến tương lai yên bình.
Như vậy, bài thơ “Gặp lá cơm nếp” là một tác phẩm giản dị chân thành, mà sâu sắc lắng đọng khiến người đọc vô cùng xúc động.

Mở khóa để xem toàn bộ nội dung trả lời

(?)
Bạn đã đạt đến giới hạn của mình. Bằng cách Đăng ký tài khoản, bạn có thể xem toàn bộ nội dung trả lời
Cải thiện điểm số của bạn bằng cách đăng ký tài khoản Lazi.
Xem toàn bộ các câu trả lời, chat trực tiếp 1:1 với đội ngũ Gia sư Lazi bằng cách Đăng nhập tài khoản ngay bây giờ
Tôi đã có tài khoản? Đăng nhập
1
1
Lại Thị Ngân Thảo
03/11/2023 09:08:45
+4đ tặng

Nhà thơ Thanh Thảo đã viết về nỗi nhớ thương của người con tới mẹ hết sức cảm xúc qua bài thơ "Gặp lá cơm nếp". Trong hoàn cảnh đặc biệt, người con "xa nhà đã lâu năm" đang trên đường hành quân thì nhìn thấy chiếc lá cơm nếp. Từ chiếc lá quen thuộc ấy, người con lại thao thức nhớ đến "bát xôi mùa gặt" mẹ làm. Tuy rời xa vòng tay chăm sóc, yêu thương của mẹ nhưng sâu trong trái tim và tiềm thức người con, hình bóng mẹ vẫn luôn hiện hữu. Trong ký ức con, mẹ luôn là người đảm đang, chất phác, chắt chiu khi "nhặt lá về đun bếp" để nấu những bữa cơm ấm nóng, thơm ngon cho gia đình. Mỗi giây phút nhớ về mẹ, con lại thấy trào dâng cảm xúc với "dư vị quê hương" - ngọn nguồn nâng đỡ tuổi thơ con lớn lên. Con sẽ mãi chẳng quên hương vị của khói bếp đun, của xôi nếp mẹ nấu. Và chính nhờ tình yêu quê hương, yêu mẹ, con lại càng thêm yêu đất nước "Mẹ già và đất nước. Chia đều nỗi nhớ thương". Hình ảnh người mẹ và đất nước trở nên gắn bó trong mối quan hệ mật thiết. Tình yêu gia đình đã hòa vào tình yêu đất nước. Tình cảm thiêng liêng dành cho mẹ, cho cội nguồn, cho non sông vẫn sẽ theo con trong suốt hành trình của cuộc đời, là động lực tiếp bước để con vượt qua khó khăn và gian khổ. Những cảm xúc đẹp đẽ được khơi gợi trong tâm hồn bạn đọc còn được nhân lên từ nét đặc sắc trong nghệ thuật của bài thơ. Nhịp điệu thơ linh hoạt, thể thơ năm chữ ngắn gọn, cách gieo vần chân quen thuộc cùng ngôn ngữ mộc mạc mang đến cho tác phẩm giọng điệu chân thành, da diết của một tấm lòng tràn đầy yêu thương. Bài thơ đã khơi gợi và in sâu trong lòng bạn đọc tình cảm gia đình thiêng liêng và tình yêu quê hương đất nước.

Bạn hỏi - Lazi trả lời

Bạn muốn biết điều gì?

GỬI CÂU HỎI
Học tập không giới hạn cùng học sinh cả nước và AI, sôi động, tích cực, trải nghiệm

Hôm nay bạn thế nào? Hãy nhấp vào một lựa chọn, nếu may mắn bạn sẽ được tặng 50.000 xu từ Lazi

Vui Buồn Bình thường
×
Trợ lý ảo Trợ lý ảo
×
Đấu trường tri thức | Lazi Quiz Challenge +500k
Gửi câu hỏi
×