Câu 41. Phát biểu nào sau đây đúng với hệ quả của khu vực hóa kinh tế?
A. Tăng sự gắn kết giữa các nước trong khu vực.
B. Xóa bỏ sự chênh lệch về mức sống người dân.
C. Kìm hãm sự phát triển của các khu vực khác.
D. Xóa bỏ chênh lệch về trình độ phát triển kinh tế.
Câu 42. Khu vực hóa kinh tế không dẫn đến việc
A. tạo điều kiện và cơ hội để gắn kết trong khu vực.
B. xây dựng môi trường phát triển ổn định và hợp tác.
C. góp phần đẩy nhanh sự phát triển kinh tế - xã hội.
D. mâu thuẫn và xung đột giữa các khu vực với nhau.
Câu 43. Phát biểu nào sau đây không đúng với lợi ích do khu vực hóa kinh tế mang lại?
A. Thúc đẩy quá trình mở cửa thị trường của các quốc gia.
B. Tạo lập những thị trường chung của khu vực rộng lớn.
C. Gia tăng sức ép cho mỗi quốc gia về tính tự chủ kinh tế.
D. Tăng cường thêm quá trình toàn cầu hóa kinh tế thế giới.
Câu 44. Thách thức to lớn của toàn cầu hóa đối với các nước đang phát triển là
A. tự do hóa thương mại được mở rộng. B. cần giữ vững tính tự chủ về kinh tế.
C. hàng hóa có cơ hội lưu thông rộng rãi. D. các quốc gia đón đầu công nghệ mới.
Câu 45. Vấn đề nào sau đây được xếp vào vấn đề an ninh truyền thống?
A. An ninh mạng. B. An ninh tài chính.
C. Chiến tranh. D. Biến đổi khí hậu.
Câu 46. Mất an ninh lương thực dẫn tới hệ quả trực tiếp chủ yếu nào sau đây?
A. Làm phức tạp các vấn đề xung đột. B. Gia tăng nạn khủng bố trên thế giới.
C. Làm suy giảm chất lượng cuộc sống. D. Đẩy nhanh tốc độ biến đổi khí hậu.
Câu 47. Các cuộc xung đột ở thế kỉ XX và đầu thế kỉ XXI liên quan chủ yếu tới vấn đề nào sau đây?
A. An ninh nguồn nước. B. An ninh lương thực.
C. An ninh năng lượng. D. An ninh mạng.
Câu 48. Xung đột vũ trang có thể làm mất an ninh lương thực chủ yếu do
A. làm gián đoạn nguồn cung và khả năng tiếp cận lương thực.
B. làm thiếu hụt nghiêm trọng nguồn lao động trong nông nghiệp.
C. làm suy giảm khả năng đầu tư cho sản xuất lương thực thế giới.
D. hạn chế các hoạt động xuất, nhập khẩu lương thực trên thế giới.
Câu 49. Nguồn nước ở sông, hồ bị ô nhiễm do nguyên nhân chủ yếu nào sau đây?
A. Biến đổi khí hậu. B. Chất thải.
C. Cháy rừng. D. Nhiễm mặn.
Câu 50. Mất an ninh nguồn nước sẽ ảnh hưởng trực tiếp nhất tới ngành kinh tế nào sau đây?
A. Công nghiệp. B. Du lịch. C. Nông nghiệp. D. Lâm nghiệp.
Câu 51. An ninh mạng trở thành vấn đề an ninh toàn cầu do nguyên nhân chủ yếu nào sau đây?
A. Sự bùng nổ nhanh chóng của công nghệ thông tin.
B. Có thách thức lớn về kinh tế và an ninh quốc gia.
C. Diễn biến chậm nhưng ngày càng tinh vi, phức tạp.
D. Xảy ra trên phạm vi rộng lớn, không thể khắc phục.
Câu 52. Giải pháp quan trọng nhất để đảm bảo an ninh lương thực lâu dài cho các nước là
A. cứu trợ nhân đạo khẩn cấp. B. ưu tiên bình ổn giá lương thực.
C. sản xuất nông nghiệp bền vững. D. phát huy vai trò của các tổ chức.
Câu 53. Sự phân hóa đa dạng của khí hậu Mỹ Latinh có thuận lợi chủ yếu để
A. phát triển thủy điện, lâm nghiệp. B. phát triển nông nghiệp, du lịch.
C. phát triển du lịch, công nghiệp. D. phát triển công nghiệp, thủy điện.
Câu 54. Các quần đảo trong biển Ca-ri-bê có thuận lợi chủ yếu cho phát triển các ngành kinh tế nào sau đây?
A. Khai khoáng, thủy điện, du lịch. B. Thủy điện, trồng trọt, chăn nuôi.
C. Trồng trọt, thủy sản, du lịch. D. Chăn nuôi, du lịch, khai khoáng.
Câu 55. Các đồng bằng châu thổ sông ở Mỹ Latinh có thuận lợi chủ yếu để
A. trồng cây lương thực, cây thực phẩm. B. phát triển lâm nghiệp và thủy điện.
C. trồng cây công nghiệp lâu năm, rừng. D. phát triển thủy điện và thủy sản.
Câu 56. Các cao nguyên lớn ở Mỹ Latinh có thuận lợi chủ yếu để
A. trồng cây công nghiệp, chăn nuôi. B. phát triển thủy điện, chăn nuôi.
C. trồng cây lương thực, thủy điện. D. chăn nuôi gia súc lớn, thủy sản.
Câu 57. Phát biểu nào sau đây thể hiện tác động tiêu cực của đô thị hóa tới sự phát triển kinh tế - xã hội Mỹ Latinh?
A. Gia tăng thất nghiệp, đói nghèo. B. Tạo việc làm, giúp tăng thu nhập.
C. Phát triển dịch vụ, công nghiệp. D. Thị trường tiêu thụ lớn, đa dạng.
Câu 58. Quy mô dân số đông mang lại những thuận lợi chủ yếu nào sau đây cho Mỹ Latinh?
A. Thị trường tiêu thụ lớn, văn hóa đa dạng.
B. Văn hóa đa dạng, chất lượng cuộc sống cao.
C. Chất lượng cuộc sống cao, lao động dồi dào.
D. Lao động dồi dào, thị trường tiêu thụ lớn.
Câu 59. Do đô thị hóa tự phát nên dân đô thị ở khu vực Mỹ Latinh
A. ổn định việc làm, không gian cư trú rộng, thu nhập rất cao.
B. thất nghiệp đông, thu nhập thấp, môi trường sống không tốt.
C. chủ yếu là làm thuê, mức sống thấp, điều kiện sống khó khăn.
D. thiếu việc làm, dân trí thấp, thu nhập thấp và không ổn định.
Câu 60. Dân cư Mỹ Latinh thuận lợi về
A. cung cấp nguồn lao động và thị trường tiêu thụ rộng.
B. số người trong độ tuổi lao động nhiều, dân trí rất cao.
C. lực lượng lao động nông thôn đông đảo, văn hóa cao.
D. đáp ứng lao động trình độ cao và nhiều ở các đô thị.