Bài tập  /  Bài đang cần trả lời

Viết báo cáo kết quả nghiên cứu về đặc điểm thơ đường luật qua một số bài thơ trung đại đã học

viết báo cáo kết quả nghiên cứu về đặc điểm thơ đường luật qua một số bài thơ trung đại đã học
1 trả lời
Hỏi chi tiết
147
Tham khảo câu trả lời từ Trợ lý ảo Lazi
BÁO CÁO KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VỀ ĐẶC ĐIỂM THƠ ĐƯỜNG LUẬT QUA MỘT SỐ BÀI THƠ TRUNG ĐẠI

I. GIỚI THIỆU

Thơ đường luật là một thể loại thơ truyền thống của Trung Quốc, phổ biến trong thời kỳ Trung đại (từ thế kỷ 7 đến thế kỷ 14). Thơ đường luật có những đặc điểm riêng biệt, được thể hiện qua cách sắp xếp câu thơ, cách chọn từ ngữ và cách sử dụng các phép tu từ. Nghiên cứu về đặc điểm thơ đường luật qua một số bài thơ trung đại là một chủ đề quan trọng trong lĩnh vực nghiên cứu văn học.

II. MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU

Mục tiêu của nghiên cứu này là phân tích và đánh giá các đặc điểm thơ đường luật qua một số bài thơ trung đại đã học. Nghiên cứu sẽ tập trung vào các yếu tố như cấu trúc câu thơ, ngôn ngữ, tu từ và ý nghĩa của các bài thơ.

III. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

Phương pháp nghiên cứu sẽ sử dụng phân tích văn bản và phân tích ngữ nghĩa để xác định các đặc điểm thơ đường luật trong các bài thơ trung đại đã học. Các bài thơ sẽ được chọn mẫu đại diện cho các giai đoạn và tác giả khác nhau trong thời kỳ Trung đại.

IV. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU

Dự kiến, kết quả nghiên cứu sẽ cho thấy các đặc điểm chung của thơ đường luật trong các bài thơ trung đại đã học. Cấu trúc câu thơ sẽ được phân tích để xác định các quy tắc và nguyên tắc của thơ đường luật. Ngôn ngữ và tu từ sẽ được xem xét để hiểu cách sử dụng từ ngữ và phép tu từ trong thơ đường luật. Ý nghĩa của các bài thơ sẽ được phân tích để hiểu rõ thông điệp và tác động của thơ đường luật trong văn hóa Trung Quốc thời kỳ Trung đại.

V. KẾT LUẬN

Nghiên cứu về đặc điểm thơ đường luật qua một số bài thơ trung đại đã học là một phần quan trọng trong việc hiểu và đánh giá thể loại thơ truyền thống này. Kết quả nghiên cứu sẽ cung cấp thông tin quan trọng về cấu trúc, ngôn ngữ và ý nghĩa của thơ đường luật, đồng thời đóng góp vào việc bảo tồn và phát triển văn hóa Trung Quốc.
1
1
Tạ Nguyên Đức
01/11/2023 21:54:06
+5đ tặng

Thơ đường luật hay còn được gọi là thơ luật đường là thể thơ đường cách luật xuất hiện từ thời nhà Đường tại Trung Quốc. Từ lâu thơ đường luật đã dần dần phát triển mạnh mẽ trên chính quê hương của nó, dần dần theo thời gian đã lan tỏa ra rất nhiều quốc gia lân cận trong đó có Việt Nam với rất nhiều bài thơ nổi tiếng được viết theo thể thơ Đường luật như Qua đèo Ngang, Câu cá mùa thu, Thương vợ...

Thơ thất ngôn bát cú gồm tám câu, mỗi câu bảy chữ. Đường luật là luật thơ có từ đời Đường (618- 907) ở Trung Quốc. Vậy tổng thể một bài thất ngôn bát cú gồm 56 chữ.. Có gieo vần (chỉ một vần) ở các chữ cuối của các câu 1, 2,4,6,8, hiệp vần bằng với nhau. Ví dụ như trong bài thơ Qua đèo Ngang của Bà huyện Thanh Quan, quy tắc này được thể hiện một cách đặc biệt rõ ràng:

Bước tới đèo Ngang bóng xế tà
Cỏ cây chen lá, đá chen hoa
Lom khom dưới núi, tiều vài chú
Lác đác bên sông, chợ mấy nhà
Nhớ nước đau lòng con quốc quốc
Thương nhà mỏi miệng cái gia gia
Dừng chân đứng lại, trời non nước
Một mảnh tình riêng, ta với ta.

Các từ hiệp vần với nhau là: tà, hoa, nhà, gia, ta. Việc này góp phần tạo nên cho bài thơ sự nhịp nhàng, bớt khô cứng của một thể thơ đòi hỏi niêm luật chặt chẽ.Có phép đối giữa câu 3 với câu 4, câu 5 với câu 6 ( tức bốn câu giữa),đối tức là sự tương phản, cả sự tương đương trong cách dùng từ, cũng có thể thấy điều này rõ ràng nhất qua bài thơ Qua Đèo Ngang:

Lom khom dưới núi, tiều vài chú
Lác đác bên sông, chợ mấy nhà
Nhớ nước đau lòng con quốc quốc
Thương nhà mỏi miệng cái gia gia

“Lom khom” đối với “lác đác”, “dưới núi” đối với “bên sông”, “ nhớ nước” đối với “thương nhà”…. Các phép đối rất chỉnh và rõ, kể cả về chữ và âm.Hay trong bài thơ “Thương vợ” của Tú Xương:

Lặn lội thân cò khi quãng vắng
Eo sèo mặt nước buổi đò đông
Một duyên hai nợ âu đành phận
Năm nắng mười mưa dám quản công.

Phép đối giữa các câu cân xứng và rất chỉnh như “Lặn lội” đối với “eo sèo”, “ quãng vắng” đối với “buổi đò đông”…. Thơ Đường mà câu 3 không đối với câu 4, câu 5 không đối với câu 6 thì gọi là “thất đối”

Bên cạnh đó thì thể thơ này cũng có luật bằng trắc rõ ràng, đặc biệt là nguyên tắc niêm. Những câu niêm với nhau tức là những câu có cùng luật. Hai câu thơ niêm với nhau khi nào chữ thứ nhì của hai câu cùng theo một luật, hoặc cùng là bằng, hoặc cùng là trắc, thành ra bằng niêm với bằng, trắc niêm với trắc. Thường một bài thơ thất ngôn bát cú được niêm: câu 1 niêm với câu 8;câu 2 niêm với câu 3;câu 4 niêm với câu 5;câu 6 niêm với câu 7. Vần là những chữ có cách phát âm giống nhau, hoặc gần giống nhau, được dùng để tạo âm điệu trong thơ. Trong một bài thơ Đường chuẩn, vần được dùng tại cuối các câu 1, 2, 4, 6 và 8. Những câu này được gọi là “vần với nhau”. Những chữ có vần giống nhau hoàn toàn gọi là “vần chính”, những chữ có vần gần giống nhau gọi là “vần thông”. Hầu hết thơ Đường dùng vần thanh bằng, nhưng cũng có các ngoại lệ. Về bố cục, một bài thơ thất ngôn bát cú gồm 4 phần: Đề, thực,luận,kết. Hai cầu đầu tiên,câu một và câu hai là hai câu mở đầu,bắt đầu gợi ra sự việc trong bài. Hai câu thực là hai câu miêu tả, cần đối với nhau về cả thanh và nghĩa. Tiếp đến là hai câu luận, tức suy luận, yêu cầu tương tự như hai câu thực. Và cuối cùng là hai câu kết, khái quát lại sự việc, không cần đối nhau. Trong suốt thời kỳ phong kiến, thể thơ này đã được dùng cho việc thi tuyển nhân tài cho đất nước. Có nguồn gốc từ Trung Quốc, thể thơ này cũng được Việt Nam tiếp thu và sử dụng khá phổ biến, có nhiều bài thơ khá nổi tiếng thuộc thể loại này.

Thơ Đường luật nói chung, luật tuyệt nói riêng, do sáng tác buộc phải tuân theo những quy định khắt khe về niêm, luật, vần, đối và cách bố cục, cho nên lựa chọn luật tuyệt tuy ưu thế là cô đọng, hàm súc, nhưng cũng hạn chế trong khả năng diễn tả cảm xúc, tâm tư theo những thay đổi thời cuộc. Bài viết trên cơ sở chỉ ra những nét đặc trưng trong thi pháp thể loại của luật tuyệt, bước đầu tìm hiểu đặc điểm hình thức thơ Đường luật qua một số bài thơ Đường luật qua một số bài thơ trung đại đã học.

Mở khóa để xem toàn bộ nội dung trả lời

(?)
Bạn đã đạt đến giới hạn của mình. Bằng cách Đăng ký tài khoản, bạn có thể xem toàn bộ nội dung trả lời
Cải thiện điểm số của bạn bằng cách đăng ký tài khoản Lazi.
Xem toàn bộ các câu trả lời, chat trực tiếp 1:1 với đội ngũ Gia sư Lazi bằng cách Đăng nhập tài khoản ngay bây giờ
Tôi đã có tài khoản? Đăng nhập

Bạn hỏi - Lazi trả lời

Bạn muốn biết điều gì?

GỬI CÂU HỎI
Học tập không giới hạn cùng học sinh cả nước và AI, sôi động, tích cực, trải nghiệm

Hôm nay bạn thế nào? Hãy nhấp vào một lựa chọn, nếu may mắn bạn sẽ được tặng 50.000 xu từ Lazi

Vui Buồn Bình thường

Học ngoại ngữ với Flashcard

×
Gia sư Lazi Gia sư
×
Trợ lý ảo Trợ lý ảo